.3Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả can thiệp rối loạn trầm cảm ở trẻ em luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 32 - 37)

1 .5Các phƣơng pháp nghiên cứu

1.5 .3Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng là một khâu quan trọng nhất của các kỹ thuật tâm lý lâm sàng, được sử dụng trong thực hành tâm lý cũng như trong nghiên cứu tâm lý lâm sàng. Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng có mục đích đánh giá các đặc điểm nhân cách của thân chủ, phân tích và sắp xếp chúng vào một hiện tượng tâm lý hoặc tâm bệnh lý nào đó với các tiêu chí như loại hình, mức độ,… Bên cạnh đó hỏi chuyện lâm sàng nhằm lắng nghe than phiền của thân chủ về vấn đề của họ mà còn làm rõ động cơ tiềm ẩn và các cơ chế bên trong của thân chủ, cũng như trợ giúp tâm lý cho họ trong những trường hợp cần thiết.

Trong nghiên cứu phương pháp hỏi chuyện lâm sàng được tiến hành với các nội dung sau:

Bảng 2.2: Nội dung hỏi chuyện lâm sàng

S Stt

Vấn đề cần hỏi chuyện lâm sàng

Dự kiến kết quả hỏi chuyện lâm sàng

1 1

Lí do thân chủ được nuôi dưỡng trong làng trẻ em SOS

Thời gian thân chủ được đưa đến làng sống là khi nào?

Lí do thân chủ được nuôi dưỡng tại làng là gì?

2 2

Thông tin về gia đình thay thế tại làng trẻ của thân chủ

Thân chủ đang sống với ai?

Gia đình của thân chủ có bao nhiêu người? Những thay đổi quan trọng gì trong gia đình thân chủ từ khi thân chủ vào sống? Những thay đổi đấy có ảnh hưởng như thế nào đối với thân chủ?

thế ở làng. 3

3

Thông tin về gia đình gốc của thân chủ

Những thông tin về gia đình gốc mà thân chủ biết.

Thân chủ thu nhận thông tin về gia đình gốc từ ai?

4 4

Mối quan hệ của thân chủvới người người xung quanh

Mối quan hệ với hai mẹ nuôi như thế nào? Cảm nhận của thân chủ về các mẹ nuôi. Mối quan hệ với cácem trong nhà như thế nào? Cảm nhận của thân chủ đối với các em trong nhà

Mối quan hệ với bạn bè của thân chủ như thế nào( bạn bè ở lớp, ở trường và bạn trong làng).

6 5

Sở thích hàng ngày của thân chủ như thế nào

Thân chủ có sở thích đặc biệt gì? 6

6

Lịch sử sức khỏe của thân chủ

Từ thời thơ ấu đến thời điểm hiện tại thân chủ có gặp vấn đề về sức khỏe không?

7 7

Lí do, nguyên nhân đến gặp nhà tâm lý là gì

Lí do thân chủ gặp nhà tâm lý là gì? 8

8

Mong muốn của thân chủ khi gặp nhà tâm lý là gì.

Những mong muốn của thân chủ khi gặp nhà tâm lý là gì

9 9

Quan điểm củathân chủ về vấn đề của bản thân.

Thân chủ cảm nhận như thế nào về vấn đề của bản thân?

1 10

Các dấu hiệu, biểu hiện triệu chứng trầm cảm điển hình.

Thân chủ có những triệu chứng biểu hiện trầm cảm gì? (cảm xúc, hành vì, nhận thức, chất lượng cuộc sống hàng ngày)

1 11

Ảnh hưởng, hậu quả của rối loạn trầm cảm gây ra.

Biểu hiện ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, các mối quan hệ của thân chủ. Mức độ ảnh hưởng như thế nào?

1.5.4Phương pháp trắc nghiệm

Phương pháp trắc nghiệm được sử dụng nhằm đánh giá, đo lường và xác định rõ hơn vấn đề của thân chủ.Trong nghiên cứu các trắc nghiệm được tiến hành cho thời điểm đánh giá ban đầu trước khi thực hiện trị liệu và thời điểm trước khi kết thúc trị liệu nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình trị liệu.

Với nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các trắc nghiệm chẩn đoán, đánh giá về mức độ trầm cảm: Thang đo trầm cảm trẻ em và thanh thiếu niên DASS và bảng hỏi sức khỏe PHQ-9.

Thang trầm cảm trẻ em và thanh thiếu niên DASS là thang tự đánh giá được thiết kế để đo lường trạng thái cảm xúc tiêu cực của trầm cảm lo âu và căng thẳng. DASS không chỉ xây dựng như các thang đánh giá khác để đo lường các trạng thái cảm xúc thông thường, mà còn nhằm hiểu, đo lường các trạng thái cảm xúc phổ biến và các biểu hiện lâm sàng của trầm cảm, lo âu và căng thẳng[26].

Thang đo DASS chứa 14 mục, được chia thành các item nhỏ của 2-5 mục có nội dung tương tự nhau. Thang đo trầm cảm đánh giá khó khăn, tuyệt vọng, mất giá trị của cuộc sống, tự ti, mất hứng thú, thu mình, mất định hướng và chậm chạp .Nhóm lo âu đánh giá các kích thích tự chủ, các phản ứng cơ thể, tình huống lo âu và kinh nghiệm chủ quan về những yếu tố gây lo lắng. Thang đo stress tập trung với mức độ kích thích không đặc hiệu mạn tính. Nó đánh giá khó khăn thư giãn, kích thích thần kinh, và dễ khó chịu / kích động, khó chịuphản ứng thái quá và thiếu tính kiên nhẫn. Đối tượng được yêu cầu sử dụng thang điểm / tần suất 4 điểm để đánh giá mức độ mà họ đã trải qua từng mục trong tuần qua . Điểm cho Trầm cảm, Lo âu và Căng thẳng được tính bằng cách cộng điểm cho các mục có liên quan[26].

Do bảng đánh giá của DASS đã được chứng minh là có tính nhất quán cao và mang lại sự phân biệt có ý nghĩa trong nhiều thiết lập khác nhau, đáp ứng nhu cầu của cả các nhà nghiên cứu và bác sĩ, nhà tâm lý lâm sàng muốn đo trạng thái hiện tại hoặc những thay đổi trạng thái theo thời gian, trong quá trình điều trị trên ba phương diện của trầm cảm, lo âu và căng thẳng.

PHQ-9 được dự án “Thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng” do quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam thực hiện và sửa đổi dựa trên bản quyền Tiếng Anh của Pifizer Inc do tập đoàn RAND cung cấp. Bảng PHQ-9 là công cụ có giá trị giúp chẩn đoán trầm cảm và theo dõi tiến trình điều trị là thang đánh giá trầm cảm dựa vào 9 tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của DSM-IV. Các câu hỏi đề cập đến các biểu hiện trầm cảm xảy ra thường xuyên ở mức độ nào trong hai tuần qua: không bao giờ- vài ngày- hơn một nửa số ngày- gần như mọi ngày. Bảng PHQ- 9 gồm 16 câu hỏi chia làm các mục a,b,c,d có thể phân thành 4 nhóm:

Về mặt nhận thức, gồm các câu hỏi câu 5a,5c,6a,6d,7 nói về sự bi quan mặc cảm thất bại, tội lỗi hay cảm thấy bi trừng phạt, tự chỉ trích bản thân cảm thấy vô giá trị, mất tập trung chú ý.

Về mặt cảm xúc bao gồm các câu 2, 4a, 4b, 4c, 6c và 8b nói về nỗi buồn, mất niềm vui, thất vọng về bản thân, lo lắng bồn chồn, mất hứng thú tiếp xúc với người khác, sự tức giận cáu kỉnh.

Về mặt hành vi: bao gồm các câu 9a và 9b nói về hành vi tự tử, tự gây tổn thương cho mình, hành vi ý chí.

Về mặt sinh lí, trạng thái cơ thể: bao gồm các câu 1a, 1c,3a,3b nói về thiếu hứng thú, trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, thay đổi trong giấc ngủ, ăn uống.

Những triệu chứng này phải kéo dài ít nhất là trong 2 tuần. Mỗi câu trả lời được gán cho giá trị từ 0-3, theo mức độ tăng dần: (0) không ngày nào, (1) vài ngày (1-7 ngày), (2) hơn nửa số ngày (8-11 ngày), (3) gần như mọi ngày (12-14 ngày), cuối cùng là ghi điểm cao nhất. Dựa trên kết quả thì điểm từ 5-9 là không mắc trầm cảm, từ 10-14 là trầm cảm điển hình mức độ nhẹ, từ 15-19 là trầm cảm điển hình mức độ trung bình, trên 20 điểm là trầm cảm điển hình mức độ nặng.

Bảng PHQ-9 được thực hiện đánh giá vào buổi đầu, buổi thứ 3 và buổi thứ 5của LPKHHV và trong buổi làm việc kết thúc trị liệu với thân chủ.

1.6 Câu hỏi nghiên cứu

Bảng 2.4 : Các câu hỏi mang tính giả định về các triệu chứng rối loạn Giả thuyết Câu hỏi chẩn đoán Công cụ chẩn đoán

Các triệu chứng của TC là biểu hiện của rối loạn trầm trẻ trẻ em

1. Các triệu chứng của TC đáp ứng được bao nhiêu tiêu chuẩn chẩn đoán ?

2. Các triệu chứng này xuất hiện từ thời gian nào?

3.Thời gian kéo dài của triệu chứng?

1. Quan sát và hỏi chuyển TC

2. Trắc nghiệm DASS 3.So sánh các tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-V và ICD- 10.

Các triệu chứng của TC được gây ra bởi các yếu tố nào: Sinh học- tâm lý- xã hội

1.Yếu tố sinh học bao gồm những gì?

2.Yếu tố tâm lý bao gồm những gì?

3.Yếu tố tâm lý bao gồm những gì?

4.Yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo gây ra các triệu chứng và có làm gia tăng, tăng nặng các triệu chứng đó không?

1.Quan sát và hỏi chuyện TC

2.Phân tích các thông tin thu được

Các triệu chứng của TC là do ảnh hưởng của việc chia tách với mẹ nuôi thứ nhất

1. Có bằng chứng nào cho gia thuyết này

2. Các triệu chứng của TC xuất hiện trước hay sau khi mẹ nuôi thứ nhất nghỉ hưu

1.Hỏi chuyển

2.Phân tích đánh giá tổng hợp thôngtin

Các triệu chứng của TC là biểu hiện của rối loạn nào khác

1. Có hay không rối loạn lo âu, stress ở TC

2. Các triệu chứng của TC có đáp ứng với các tiêu chuẩn chẩn đoán đó không

1.Quan sátvà hỏi chuyện 2.Trắc nghiệm DASS 3.Đối chiếu với tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-V

Các triệu chứng của H do ảnh hưởng của mối quan hệ mẹ con giữa TC và mẹ nuôi mới

1. Có bằng chứng nào cho nghi ngờ này

2. Các triệu chứng của TC có biểu hiện thường xuyên hơn khi

1.Hỏi chuyện 2.Phân tích đánh giá

Liệu pháp KHHV và tái cấu trúc nhận thức, kết hợp với Yoga và thiền định mang lại hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng trầm cảm ở TC

Liệu các triệu chứng mất ngủ, giảm hứng thú, khí sắc trầm đã giảm ở thân chủ sau một thời gian can thiệp

Thực hành các liệu pháp can thiệp qua 8 buổi thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả can thiệp rối loạn trầm cảm ở trẻ em luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)