Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 29)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp ở Việt Nam

VIỆT NAM

Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB), nước ta với bờ biển dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 - 0,6m thì nông nghiệp Việt Nam sẽ là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu BĐKH, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc có từ 100.000 đến 200.000ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và những năm lũ lớn khoảng 90% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực Quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân. Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài “thiên địch”.

Thực tế, do ảnh hưởng của El Nino mạnh và kéo dài nhất trong lịch sử, năm 2015 mùa mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long kết thúc sớm, tổng lượng mưa thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm. Những tháng đầu năm 2016, lượng dòng chảy về sông Cửu Long giảm mạnh; Lượng dòng chảy trên các sông chính liên tục thiếu hụt từ 20-70%, có nơi trên 90%. Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất từ trước tới nay: hầu hêt các cửa sông mặn xâm nhập sâu 50- 70 km, trên sông Vàm Cỏ xâm nhập mặn sâu trên 90 km (sâu hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 15 - 25 km) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đến đầu tháng 3/2016; 9/13 tỉnh, thành phố với gần 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng

xâm nhập mặn, gần 200.000 ha lúa vụ Đông Xuân và vườn cây ăn trái bị thiệt hại, 155.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt tại tỉnh Bến Tre 160/164 xã, phường trên địa bàn, 70% diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.

Trong thời gian tới, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong tháng 3 và 4 và có thể kéo dài tới tháng 6 năm 2016, gây thiệt hại cho sản xuất, nguy cơ thiếu nước ngọt trên diện rộng (Chỉ thị 09/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Đối với ĐBSCL, nhiều chuyên gia đã đánh giá đây là thời kỳ hạn hán nhất trong lịch sử 100 năm qua của khu vực. Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cũng có chuỗi số liệu về khí tượng thủy văn và dòng chảy cho thấy, những thông số về hạn đã vượt mức thấp nhất trong 30 năm gần đây.

Hình 2.2. Cây lúa bị thiệt hại do hạn hán

Đầu năm 2016, miền Bắc cũng đón nhận đợt rét kỷ lục trong vòng 33 năm qua. Nhiều nơi ghi nhận nhiệt độ dưới 0 độ C như Sa Pa -2 độ C, Đồng Văn (Hà Giang) -0,2 độ C, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) -0,4 độ C, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) -4 độ C. Ở miền Bắc trong vụ Đông Xuân vừa qua sâu quấn lá nhỏ cũng đã phát sinh thành dịch, thời cao điểm diện tích lúa bị hại đã lên đến 400.000ha, gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và làm tăng chi phí sản xuất. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt chủng của động vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm.

Một số loài nuôi có thể bị tác động làm giảm sức đề kháng do biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Sự thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết có thể làm nảy sinh một số bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm và phát triển thành dịch hay đại dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)