PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện gia bình, tỉnh bắc ninh
4.1.7. Các ngành kinh tế chủ yếu
* Ngành nông, lâm, thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2011 đạt 962,0 tỷ đồng, năm 2014 đạt 1.106,4 tỷ đồng, năm 2016 đạt 1.211,3 tỷ đồng tăng (theo giá SS 2010).
Bảng 4.9. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011-2016 Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng
TT Hạng mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Nông nghiệp 831,4 830,0 911,0 951,0 865,4 834,0
2 Lâm nghiệp 4,4 3,9 2,7 2,6 2,7 2,5
3 Thủy sản 126,2 141,7 150,4 152,8 143,6 297,8
Tổng 962,0 975,6 1.064,1 1.106,4 1.011,7 1.211,3
Nguồn: Niên giám Thống kê Bắc Ninh (2011- 2016) *Trồng trọt
Diện tích gieo trồng hàng năm trên địa bàn huyện đều đạt kế hoạch, năng suất lúa bình quân tăng từ 62,3 tạ/ha năm 2011 lên 65,7 tạ/ha năm 2016. Sản lượng lương thực đến năm 2016 đạt 51,6 nghìn tấn, bình quân lương thực đạt 605 kg/người/năm.
Bảng 4.10. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Gia Bình
Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Nghìn tấn) Cả năm Vụ đông xuân Vụ mùa Cả năm Vụ đông xuân Vụ mùa Cả năm Vụ đông xuân Vụ mùa 2011 8,6 4,3 4,3 62,3 68,0 56,6 54,1 29,6 24,5 2012 8,6 4,3 4,3 62,0 68,0 56,0 53,5 29,2 24,2 2013 8,6 4,3 4,3 66,7 74,0 59,4 57,9 32,1 25,8 2014 8,6 4,3 4,3 65,7 71,4 60,0 56,5 30,7 25,8 2015 8,6 4,3 4,3 60,0 68,6 51,4 51,6 29,5 22,1 2016 8,6 4,3 4,3 60,0 68,2 51,8 50,6 28,5 22,6
*Chăn nuôi
Đàn trâu có xu hướng giảm từ năm 2011 có 110 con đến năm 2016 còn 70 con. Đàn bò từ năm 2011 đến năm 2016 luôn được giữ vững với số lượng đạt trên 4.000 con, trong đó hình thành vùng chăn nuôi tập trung đạt gần 2.000 con.
Đàn lợn có số lượng tăng qua các năm 2011-2016, ở mức từ 32,98 nghìn con năm 2011 tăng lên đến 35,02 nghìn con năm 2016, trong đó chăn nuôi tập trung trên 4.000 con.
Số lượng gia cầm có sự biến động tăng cao nhất từ 626 nghìn con năm 2011, tăng lên 693,2 nghìn con năm 2016.
Bảng 4.11. Hiện trạng chăn nuôi huyện Gia Bình
Đơn vị: nghìn con
Năm (nghìn con)Đàn trâu (nghìn con)Đàn bò (nghìn con)Đàn lợn Đàn gia cầm
(nghìn con) 2011 0,11 4,28 38,7 555,0 2012 0,11 4,24 32,98 626,0 2013 0,09 4,12 32,39 611,0 2014 0,08 4,04 28,04 690,1 2015 0,07 4,05 34,23 683,6 2016 0,07 4,08 35,02 693,2
Nguồn: Niên giám Thống kê Bắc Ninh (2011- 2016) *Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện ổn định là 1.025 ha, chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp của huyện. Năm 2012 đạt 5.568 tấn, năm 2014 đạt 6.031 tấn, năm 2016 đạt 5.891 tấn, giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân 8%/năm, trong đó nuôi tập trung đạt 375 ha.
Bảng 4.12. Diện tích, sản lượng thủy sản huyện Gia Bình
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Diện tích nuôi trồng (ha) 975 992 1,004 1,039 1,047 1,025 Sản lượng thủy sản (tấn) 5,006 5,568 5,900 6,031 5,793 5,891
* Ngành công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2011 đạt hoảng 1.184 tỷ đồng (theo giá SS năm 2010), năm 2012 đạt 1.411 tỷ đồng, năm 2016 đạt 1.305 tỷ đồng, bình quân từ năm 2011 – 2016 tăng 11,9%/năm. Năm 2016, toàn huyện có 208 doanh nghiệp độc lập đang hoạt động với 3.952 lao động. Công nghiệp của huyện chủ yếu tập trung vào 2 nhóm ngành chủ lực: công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác.
- Công nghiệp khai thác: Huyện Gia Bình nghèo tài nguyên khoáng sản mà chủ yếu chỉ có cát, sỏi phân bố dọc theo hai bên bờ sông Đuống và sông Thái Bình. Các hoạt động khai thác cát sỏi tập trung chủ yếu ở các xã Lãng Ngâm, Thái Báo, Vạn Ninh. Ngoài ra, trên địa bàn còn có khai thác sét làm nguyên liệu phục vụ sản xuất tại lò sản xuất gạch ngói thủ công.
- Công nghiệp chế biến: Các cơ sở chế biến chủ yếu tập trung tại các cụm công nghiệp làng nghề như: làng nghề thủ công Xuân Lai sản xuất mây tre đan, làng nghề đúc đồng Đại Bái. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện hình thành một số làng nghề mái như may gia công Lãng Ngâm, thêu zen Đại Lai, may xuất khẩu Nhân Thắng.
*Ngành thương mại – dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khu vực dịch vụ kể từ năm 2011 đến nay tăng theo chiều hướng tích cực, riêng giai đoạn 2011- 2016 đạt 15,1%. Năm 2016, khu vực dịch vụ chiếm trên 35,2% trong cơ cấu nền kinh tế. Thương mại, dịch vụ đang có nhiều cố gắng vươn lên để trở thành một ngành quan trọng trọng, góp phần tăng thu nhập cho dân cư.
Đánh giá chung hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã huyện Gia Bình Thuận lợi
Thời tiết của Gia Bình thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại cây lương thực, rau, cây ăn quả, hoa
Nguồn lao động có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiêp
Hệ thống thủy lợi thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp
Giao thông thuận lợi dễ dàng cho tiếp cận khoa học công nghệ và giao thương.
Khó khăn
Tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, không tương xứng với vị thế và tiềm năng của xã
Xã có đông dân, nguồn lao động dồi dào, thu nhập của người dân vẫn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp
Chưa tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp và phát triển mô hình kinh tế trang trại, mô hình các loại cây có giá trị hàng hoá cao
Điều kiện thời tiết cũng gây trở ngại nhất định cho cây trồng, như các đợt giông bão mùa hè và gió mùa đông bắc mùa đông hay tính hai mặt của mưa phùn mùa xuân, vừa thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, nhưng đồng thời cũng là điều kiện cho sâu bọ, nấm mốc phát triển.