của BĐKH đến năng suất lúa
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016)
Kết quả phỏng vấn nông hộ về sự thay đổi của năng suất lúa mùa như sau: Trong vụ chiêm có 67,6% số hộ cho rằng năng suất có xu hướng tăng nhiều, 22,9% số hộ cho rằng năng suất không đổi, 8,5% số hộ cho rằng năng suất giảm ít và 1% cho rằng năng suất giảm nhiều. Trong vụ mùa, có 49,5% số hộ cho rằng năng suất có xu hướng tăng nhiều, 33,3% số hộ cho rằng năng suất không đổi, 17,2% số hộ cho rằng năng suất giảm ít và không ai cho rằng năng suất giảm nhiều. Đặc biệt, rất ít hộ cho rằng năng suất cây trồng có xu hướng giảm hoặc giảm nhiều mặc dù hàng năm người dân phải đối mặt với những hiện tượng thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn
Nói về điều này tất cả các hộ được phỏng vấn đều khẳng định sản xuất nông nghiệp của xã nói chung và của gia đình họ nói riêng chịu ảnh hưởng của BĐKH và ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt là vụ mùa. Đối với vụ chiêm thì nhiều đợt rét đậm rét hại kéo dài, thường là trong thời gian mới cấy làm kìm hãm sinh trưởng phát triển của cây lúa dẫn đến giảm năng suất, nếu nhiệt độ xuống quá thấp (<13°C) trong thời gian dài có thể khiến lúa chết và người dân phải cấy lại hoàn toàn. Với vụ mùa, khoảng thời gian từ lúa trỗ bông đến thu hoạch thường đúng vào mùa mưa bão hàng năm. Bão đến nếu có thể thu hoạch thì người dân thường phải thu hoạch sớm, điều này ảnh hưởng lớn đến năng suất ,sản lượng thường thấp do thu hoạch non. Nếu chưa thu hoạch được khi gặp bão to, mưa nhiều lúa thường bị đổ hoặc ngập trắng. Nếu thời gian mưa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến lịch thời vụ của cây trồng. Cây trồng khó né tránh được các điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển như lụt, hạn, bão. Mưa sớm vào đầu vụ sẽ làm mất diện tích lúa trổ bông. Ngoài ra, khi lụt kết hợp với bão sẽ phá hủy nghiêm trọng các công trình thủy lợi, tốn chi phí rất lớn để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, sản lượng nông nghiệp trong những năm gần đây vẫn tăng dần dù diện tích nông nghiệp đang giảm nhẹ là do hệ thống thủy lợi, kênh mượng nội đồng đã và đang được chú trọng, khơi thông và nâng cấp, thuận lợi cung cấp nước cho cây trồng khi thiếu và phần nào tiêu thoát nước kịp thời trong những ngày mưa bão kéo dài. Điều quan trọng là do kĩ thuật tiên tiến đã tạo ra các giống lúa mới (ngắn ngày, năng suất chất lượng cao, chống chịu thời tiết tốt ) và nhiều loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phù hợp cung cấp cho người nông dân giúp phần nào thích ứng với BĐKH.
Như vậy, theo đánh giá của người dân và thực tế cho thấy sản xuất nông nghiệp từ trước đến nay chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, đặc biệt mưa lớn và bão lũ. Tuy nhiên, hiện nay do có các giống lúa tốt, hệ thống kênh mương thông thoáng, các loại phân bón và thuốc BVTV được nghiên cứu và sản xuất giúp cây trồng chống chịu được sâu bệnh và giảm thiểu hậu quả nặng nề do BĐKH gây ra.
4.4.2.4. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến sâu, bệnh
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không chỉ tác động trực tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng làm giảm năng suất mà còn tác động gián tiếp thông qua sâu bệnh.
Theo kết quả phỏng vấn thì có đến 51,67% số hộ (Cao Đức 23%, Xuân Lai 15%, Bình Dương 13,67%) cho rằng trong những năm gần đây sâu bệnh có chiều hướng tăng, có 14% số hộ (Cao Đức 4,2%, Xuân Lai 3,6%, Bình Dương 6,2%) cho rằng tăng ít và 6% (Cao Đức 2,3%, Xuân Lai 2,1%, Bình Dương 1,6%) trả lời không đổi, 25% (Cao Đức 11%, Xuân Lai 8%, Bình Dương 6%) số người nào trả lời sâu bệnh giảm ít và 3,33% (Cao Đức 1,5%, Xuân Lai 1%, Bình Dương 0,83%) trả lời là giảm nhiều.