Qua bảng thống kê trên ta thấy, 91,1% số người được hỏi chọn phương án sử dụng biện pháp bảo vệ đất nông ngiệp, bởi mọi người đều cho rằng đây là biện pháp quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng lâu dài nhất đến sản xuất về sau. Đứng thứ hai là phương án trồng giống chịu hạn/úng (86,7%). Theo họ, giống chịu hạn /úng thường kèm theo khả năng kháng sâu bệnh, thích nghi tốt với điều kiện thời tiết nên có thể nói nó là giải pháp tối ưu cho thích ứng với lượng mưa. Các giống lúa thườngđược người dân cấy trong vụ mùa là giống BC, Q5…
Một số lượng khá cao chọn thay đổi cơ cấu cây trồng/loại cây trồng (69,3%) để thích ứng với BĐKH. Vì mùa mưa kéo dài thêm nên việc trồng vụ đông không tránh khỏi ảnh hưởng của mưa bão,năng suất cây trồng không cao chính vì thế người dân lựa chọn bỏ đi vụ đông trong lịch thời vụ của mình. Và một số người được phỏng vấn khác nói họ cùng một số gia đình lân cận chuyển hẳn khu vực đất trồng lúa sang trồng rau màu.
4.5.4. Thích ứng với thiên tai và dịch hại trong sản xuất nông nghiệp
Qua hình 4.22, có thể thấy người dân huyện Gia Bình đa phần chọn các cách sau để thích ứng với các thiên tai và dịch hại: Thay đổi cơ cấu giống cây trồng(56,8%), Thay đổi giống cây (66,9%), Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (98%) và Các biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp (15,5%).
Hình 4.22. Sự thích ứng của người dân với thiên tai và dịch hại trong sản xuất nông nghiệp
Những năm gần đây, thời tiết ấm hơn nên sâu bệnh hại cũng xuất hiện ngày một nhiều và xuất hiện một số loài có khả năng kháng thuốc. Gia Bình là vùng có nhiều chân ruộng trũng và có nhiều giống lúa đa dạng, diện tích rau màu chuyên canh nhiều thời vụ; ngoài ra địa hình đất không đồng đều (nơi cao, nơi trũng) nên rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Tình hình sâu bệnh hại cũng khác nhau giữa các xứ đồng, trà lúa, rau màu…dẫn đến công tác BVTV ở huyện cũng hết sức khó khăn.
Theo điều tra, các năm từ 2000 trở về trước, mỗi vụ bà con nông dân thường chỉ phun một đến hai lần thuốc trừ sâu nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, do tình hình sâu bệnh tăng và diễn biến phức tạp nên mỗi vụ thường phun ba lần thuốc. Áp dụng phun thuốc BVTV song song với các biện pháp thủ công như bẫy côn trùng bằng đèn thắp sáng buổi tối, sử dụng thiên địch... để hạn chế sâu, bệnh hại.
4.5.5. Đánh giá các biện pháp thích ứng với BĐKH trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nông nghiệp
Trên địa bàn huyện Gia Bình, các biện pháp chủ yếu được áp dụng để thích ứng với BĐKH trong hoạt động sản xuất nông nghiệp như sau:
4.5.5.1. Lập lịch thời vụ, thay đổi thời gian gieo trồng
Để thiết lập lịch thời vụ gieo trồng thích ứng với BĐKH chúng tôi tiến hành họp nhóm người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Kết quả thảo luận 7 người/nhóm bao gồm các thành phần khác nhau về độ tuổi (25-35; 40-50 và trên 60 tuổi), khác nhau về giới tính tại UBND huyện Gia Bình, ngày 15/1/2017; 18/2/2017 và 20/3/2017 thu được lịch thời vụ như ở Bảng 4.19.
Bảng 4.19 thể hiện lịch thời tiết hàng năm cho các năm thời tiết bình thường và lịch thời vụ tương ứng cho các loại cây trồng chính trong các tình huống thời tiết này. Đây là công cụ để thiết lập lịch thời vụ và thời tiết cho các năm “bình thường”, “khô hạn” và “mưa nhiều” từ đó giúp ta đưa ra lịch thời vụ linh hoạt tương ứng.
Hiện nay, ở địa phương, mùa mưa có xu hướng đến sớm hơn những năm trước đây, ngập úng hàng năm thường rơi vào thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 nên lịch thời vụ trồng lúa được tính toán để đảm bảo tránh được úng lụt. Vụ chiêm nên linh hoạt thời gian cấy, tránh cấy xong gặp rét kéo dài chết hàng loạt.
Bảng 4.19. Lịch thời vụ xếp theo thời tiết của địa phương (dương lịch)
Vụ Đông Xuân Hè Thu
Thời tiết 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Mưa khô khô Nóng, lạnh
Gió to Gió mùa Đông Bắc
Gió Đông Nam
Thời vụ cây trồng
Lúa Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Dưa hấu Một vụ trồng dưa hấu
Hành, tỏi Vụ Đông Vụ Đông
Ngô Vụ thứ hai Vụ thứ nhất Các loại khoai Vụ Đông Vụ Đông Nguồn: Kết quả họp nhóm, 2017 Chú thích: - Màu đen: mưa lớn - Màu xám đậm: Ít mưa hơn - Màu xám nhạt: Rất ít mưa
- Màu xanh: các tháng có nhiệt độ thấp nhất (các tháng lạnh nhất) - Màu đỏ: các tháng nhiệt độ cao nhất (các tháng nóng nhất)
- Màu vàng: các tháng trong vụ đông.
Lịch thời vụ gieo trồng được 100% số người tham gia thảo luận nhóm lựa chọn biện pháp thay đổi thời gian gieo trồng để thích ứng BĐKH, cụ thể là thay đổi lịch thời vụ đối với cây lúa. Hiện nay vụ Hè Thu bắt đầu gieo trồng từ đầu tháng 7, người dân cho rằng có sự thay đổi như vậy là do một phần vì mưa lớn xảy ra ở địa phương nhiều, lại tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 gây ngập lụt, gieo trồng và thu hoạch sớm vào tháng 9 nhằm tránh những cơn bão muộn. Vụ Đông Xuân trước đây được gieo trồng từ tháng 2 và thu hoạch vào tháng 6 thì nay bắt đầu gieo trồng từ tháng 1 và thu hoạch vào tháng 5. Người dân cũng cho biết gieo cấy sớm thì sẽ tránh được hạn hán, nắng nóng gay gắt, nếu gieo cấy vào tháng 2 thì thời kỳ trổ bông, làm màu của lúa trúng thời kỳ cao điểm bắt đầu nắng nóng gay gắt, như thế sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của lúa
4.5.5.2. Thay đổi giống cây trồng
Là biện pháp được sử dụng nhiều nhất 90%. Hiện nay, người dân đã dần thay thế các giống lúa dài ngày bằng các giống ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng khá vào sản xuất vụ xuân và vụ mùa. Đồng thời còn tập trung đầu tư sản
xuất vào các vùng thâm canh các giống lúa lai, lúa năng suất chất lượng cao. Trước đây thường sử dụng các giống lúa dài ngày, năng suất cũng như khả năng chống chịu với sâu bệnh kém như: Q5. Hiện nay ở địa phương đã chuyển đổi sử dụng những giống lúa ngắn ngày thay thế cho những giống lúa dài ngày trước đây ở cả vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu để tránh bão, lũ. Đồng thời tập trung đầu tư sản xuất vào các vùng thâm canh lúa lai, cho năng suất cao. Dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương người dân ngày càng sử dụng nhiều giống lúa có khả năng chịu hạn, chịu úng, chịu rét, có khả năng kháng sâu bệnh cao hơn trước đây. Một số giống lúa lai đang được trồng ở địa phương hiện nay cho năng suất cao như: Thái Xuyên 111, Khang Dân, Khải Phong 01, Khải Phong 07, Nhị Ưu 888, Nhị Ưu 986, Sin 6, RS9.
Một số giống lúa dài ngày trước đây bỏ không trồng nữa như: V13/2, CR303, X12, Bao Thai.
Điểm mạnh của biện pháp này là thời gian thu hoạch sớm; chịu được thời tiết khắc nghiệt, năng suất tốt, chất lượng tốt. Điểm yếu là kỹ thuật canh tác mới. Cơ hội của biện pháp là khoa học phát triển tạo ra nhiều giống mới. Thách thức của biện pháp là cần thời gian làm quen với kỹ thuật canh tác mới.
4.5.5.3. Thay đổi kỹ thuật canh tác
Thay đổi kỹ thuật canh tác là một trong những biện pháp được phần lớn người dân huyện Gia Bình áp dụng. Cụ thể, người dân đã thay đổi cách làm, mật độ và lượng phân bón cho cây để phù hợp hơn với các giống mới. Việc bón phân hóa học như đạm, lân... hợp lý giúp cây chống chịu tốt hơn với sâu bệnh. Theo kinh nghiệm của người dân, ở những ruộng không màu mỡ, bị rửa trôi do mưa lũ thì phải bón nhiều phân chuồng kết hợp đạm và kali. Ngược lại, những ruộng trũng hơn, có độ phì cao hơn nếu bón nhiều đạm sẽ làm cây yếu, mềm, dễ sinh các loại sâu bệnh hại như khô vằn, rầy nâu,... Do đó, yếu tố quan trọng là phải bón phân chuồng và phân hóa học sao cho hợp lý, phù hợp với tính chất đất thì hiệu quả đạt được mới cao. Đồng thời, các điều kiện thời tiết như nắng, mưa,...cũng là những yếu tố được người dân quan tâm xem xét khi quyết định có bón phân cho lúa hay không bởi các yếu tố này quyết định tác dụng của việc bón phân. Kinh nghiệm của người dân là chỉ bón phân sau mưa, trước khi mưa hay có dấu hiệu mưa bão thì không nên bón phân
Tuy nhiên, biện pháp này được áp dụng là do khi trồng giống mới, người dân phải thay đổi các biện pháp kỹ thuật canh tác để phù hợp. Bên cạnh đó, đối
với vụ xuân, do đây là thời điểm hay xuất hiệt các đợt rét đậm nên người dân có bón lót nhiều phân lân. Đây cũng có thể là giải pháp cho việc thích nghi với rét đậm và nên được nhân rộng. Điểm mạnh của biện pháp này là cây sinh trưởng tốt hơn; cây chống chịu tốt hơn với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Điểm yếu là Chưa quen ngay được với kỹ thuật mới. Cơ hội của biện pháp là được chính quyền thông tin và giúp đỡ; các công ty giống chuyển giao kỹ thuật và tư vấn. Thách thức của biện pháp là thường xuyên thay đổi kỹ thuật canh tác trong tương lai.
Khoảng 10 năm trở về trước, để có nước vào các ruộng lúa, người dân phải sử dụng biện pháp tát nước bằng các gầu theo cách thủ công. Các hệ thống mương máng chủ yếu vẫn là mương máng tự nạo vét. Vì vậy, tình trạng khô hạn, thiếu nước cho sản xuất hay ngập úng khi mưa lớn kéo dài thường xuyên diễn ra. Khi mưa lớn, kéo dài nhiều giờ, việc thoát nước gặp khó khăn do không có chỗ xả,... gây tổn thất hết sức nặng nề: rau màu hư hại nặng, mất trắng lúa hè thu, nhà cửa đường xá, đê kè cũng hư hỏng nặng...Những năm 2005 trở lại đây, xã đã xây dựng hệ thống mương máng bê tông, có trạm bơm được đưa vào sử dụng dưới sự quản lý của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Nhờ hệ thống bơm tưới tiêu này, nước tự chảy vào ruộng mà không cần dùng sức lao động khiến tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Khi có mưa lớn xảy xa, việc thoát nước cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng đảm bảo hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết đến quá trình sản xuất.
Nhóm cây nông nghiệp ngắn ngày như hoa màu, gia vị, lạc, ngô, bí… Tùy theo điều kiện canh tác nông nghiệp từng vùng mà bà nông dân có thể chủ động luân canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hợp lý. Đặc biệt nên áp dụng màng phủ nông nghiệp (trải bạt) trong canh tác đối với các cây mang lại hiệu quả kinh tế cao như ớt, khổ qua… Sử dụng màng phủ nông nghiệp ngoài tác dụng chính là tiết kiệm nước còn mang lại các lợi ích khác như hạn chế thất thoát phân bón, sự phát triển của cỏ dại.
4.5.5.4. Các biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp và hạn chế thất thoát nước:
Đắp bờ, gia cố bờ ruộng và nạo vét mương cũng là một biện pháp được phần nhiều người dân thực hiện, người dân tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa công trình… Kịp thời tu sửa hoặc báo ngay cho các cơ quan có trách nhiệm gần nhất, khi phát hiện các kênh mương nội đồng, mương chính… bị rò rỉ nước, thất thoát nguồn nước. . Mục đích chính của biện pháp thích ứng này là giữ
nước, tránh rửa trôi, ngăn chặn tình trạng thất thoát nước khi thiếu nước và nhanh chóng tiêu nước khi mưa lớn. Biện pháp này khá chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu đặc biệt là trước các hiện tượng hạn hán và mưa lớn kéo dài, tuy nhiên, tỷ lệ người dân áp dụng còn chưa cao (41%). Điểm mạnh của biện pháp này là giữ được dinh dưỡng cho đất; tránh thiếu nước hoặc ngập úng. Điểm yếu là ốn công lao động; tốn chi phí. Cơ hội của biện pháp là chính quyền quan tâm đầu tư hệ thống tưới tiêu. Thách thức của biện pháp là hệ thống quản lý nước chung của địa phương.
4.5.5.5. Các biện pháp thích ứng khác:
Thay đổi loại cây trồng và chuyển đổi đất trồng trọt sang chăn nuôi. Thay đổi loại cây trồng chủ yếu là chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau và hoa. Đây là những cây nhanh cho thu hoạch hơn lúa và giá trị kinh tế cao nên đã có một số ít người dân đã thực hiện. Tuy nhiên, biện pháp thích ứng này rất tốn kém (xây dựng nhà lưới) và đòi hỏi công chăm sóc lớn nên mới chỉ có ít hộ dân thực hiện biện pháp này. Với biện pháp chuyển đổi từ trồng trọt sang chăn nuôi, người dân chủ yếu chuyển sang nuôi vịt hoặc nuôi cá. Nguyên nhân là do người dân thấy trồng lúa rủi ro cao và chịu nhiều ảnh hưởng từ thời tiết nên muốn chuyển đổi. Tóm lại, đây là 2 biện pháp thích ứng đòi hỏi chi phí cao nhưng ít chịu rủi ro về mặt thời tiết hơn trồng lúa. Điểm mạnh của biện pháp này là giá trị kinh tế cao hơn lúa; ít chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết. Điểm yếu là đầu tư tốn kém để bảo vệ cây trồng vật nuôi. Cơ hội của biện pháp là chính quyền xã tạo điều kiện phát triển; khoa học phát triển tạo ra nhiều mô hình mới. Thách thức của biện pháp là cần thời gian làm quen với kỹ thuật canh tác mới; cạnh tranh với nước ngoài; nếu thiệt hại sẽ thiệt hại hơn lúa.
Về những thuận lợi hiện nay, người dân trên địa bàn huyện Gia Bình đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các biện pháp thích ứng với BĐKH như nguồn thông tin về thời tiết ngày càng chi tiết và đầy đủ, tiếp cận với nhiều nguồn giống cây trồng có khả năng thích nghi cao với các điều kiện khắc nghiệt, được chính quyền địa phương quan tâm và hỗ trợ và cuối cùng là các biện pháp kỹ thuật mới là thuận lợi để hoạt động nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bảng 4.20. Phân tích SWOT các biện pháp thích ứng với BĐKH
1. Biện pháp thay đổi thời gian gieo trồng
Điểm mạnh (S)
-Tránh được thời tiết cực đoan -Hạn chế rủi ro do thời tiết cực đoan
Điểm yếu (W)
-Ảnh hưởng tới vụ tiếp theo
Cơ hội (O)
-Dễ dàng thực hiện
-Được chính quyền thông tin và giúp đỡ
Thách thức (T)
-Vẫn phụ thuộc vào thời tiết
2. Thay đổi kỹ thuật canh tác
Điểm mạnh (S)
-Thời gian thu hoạch sớm -Chịu được thời tiết khắc nghiệt -Năng suất, chất lượng tốt
Điểm yếu (W)
-Kỹ thuật canh tác mới
Cơ hội (O)
-Khoa học tạo ra nhiều giống mới
Thách thức (T)
-Cần thời gian làm quen
3. Biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp và hạn chế thất thoát nước
Điểm mạnh (S)
-Giữ được dinh dưỡng cho đất -Tránh thiếu nước hoặc ngập úng
Điểm yếu (W)
-Tốn công lao động -Tốn chi phí
Cơ hội (O)
-Chính quyền đầu tư hệ thống tưới tiêu
Thách thức (T)
Hệ thống quản lý nước chung
4. Biện pháp thay đổi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Điểm mạnh (S)
-Giá trị kinh tế cao hơn lúa
-Ít chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết
Điểm yếu (W)
-Đầu tư tốn kém để bảo vệ cây trồng vật nuôi
Cơ hội (O)
-Chính quyền tạo điều kiện phát triển -Khoa học tạo ra nhiều mô hình mới.
Thách thức (T)
-Cần làm quen với kỹ thuật mới -Nếu thiệt hại sẽ thiệt hại hơn lúa
4.5.6. Những thuận lợi và khó khăn chính của người dân trong việc thực hiện các biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp hiện các biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp
Thuận lợi
Về những thuận lợi hiện nay, người dân trên địa bàn huyện Gia Bình đang có