Phương pháp thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 38)

Phỏng vấn sâu những người có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Mỗi nhóm họp gồm 5-7 người trong xã với đầy đủ các thành phần về giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và trách nhiệm cộng đồng khác nhau. Các cuộc họp nhóm được tổ chức 3 lần vào ngày 15/1/2017; 18/2/2017 và ngày 20/3/2017. Các công cụ sử dụng phỏng vấn nhóm theo hướng dẫn công cụ đàm phán của ICRAF (2013) như: lập sơ đồ sử dụng đất trong thôn; lập cây vấn đề trình bày nguyên nhân và kết quả sản xuất nông nghiệp, tác động của thời tiết, khí hậu đối với sản xuất; danh mục lịch sử các hiện tượng thời tiết cực đoan; danh mục các giải pháp thích ứng với BĐKH.... Thông tin thảo luận nhóm gồm nhận thức của người dân về BĐKH, nhận thức về tác động của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp, giải pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp...

Nội dung phỏng vấn và số lượng người tham gia:

STT Nội dung phỏng vấn Số người tham gia

1 Nhận thức về những thay đổi về khí hậu và thời tiết 7 2 Các loại thời tiết cực đoan, thiên tai đã xảy ra cách đây

từ khoảng 15-20 năm và ảnh hưởng. 7

3 Liệt kê các hiện tượng thời tiết cực đoan, mô tả các hiểm họa/tổn thương, xu hướng và tính dễ tổn thương trong sản xuất lúa

7 4 Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất lúa.

Các chiến lược thích ứng trong tương lai. 6 5 Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách

thức khi thich ứng với BĐKH trong SXNN 6 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Từ các thông tin thu được qua các cuộc phỏng vấn, tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel. Số liệu khí tượng được xử lý thống kê dùng hàm tương quan và phân tích ANOVA để xác định xu hướng thay đổi và mức ý nghĩa thống kê cho trung bình năm của lượng mưa, nhiệt độ TB, nhiệt độ tối thấp, nhiệt độ tối cao.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH BẮC NINH

4.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Gia Bình nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 25 km. Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính là Thị trấn Gia Bình và 13 xã: Vạn Ninh, Thái Bảo, Giang Sơn, Cao Đức, Đại Lai, Song Giang, Bình Dương, Lãng Ngâm, Nhân Thắng, Xuân Lai, Đông Cứu, Đại Bái, Quỳnh Phú.Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 107,8 km2.

Các mặt tiếp giáp của huyện: - Phía Bắc: giáp huyện Quế Võ. - Phía Nam: giáp huyện Lương Tài.

- Phía Đông: giáp huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. - Phía Tây: giáp huyện Thuận Thành.

Hình 4.1. Địa giới hành chính huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

4.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Gia Bình tượng đối đồng nhất: 99,5% diện tích là đồng bằng, 0,5% diện tích còn lại là đồi núi thấp (thuộc xã Lãng Ngâm, Giang Sơn và Đông Cứu), có hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được thể hiện qua các hướng dòng chảy của các con sông trên địa bàn huyện. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có cao độ từ 2 – 5 m, khu trũng có cao độ từ 0,9 đến 1,5 m.

4.1.3. Đặc điểm khí tượng, khí hậu * Chế độ nhiệt * Chế độ nhiệt

Địa bàn nghiên cứu huyện Gia Bình có nhiệt độ khá cao. Nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 2011-2016 là 23,9oC. Tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất thường rơi vào tháng VI và tháng VII, nhiệt độ trung bình hai tháng này dao động trong khoảng 29oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng I, nhiệt độ trung bình tháng này chỉ từ 14oC – 18oC.

Bảng 4.1. Nhiệt độ không khí (0C) trung bình tháng giai đoạn 2011 - 2016

Trạm Tháng Năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Bắc Ninh 14,9 19,1 20,5 24,2 27,6 29,5 29,4 28,8 27,5 25,2 22,1 17,6 23,9 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2016 * Nắng

Số giờ nắng trung bình tỉnh Bắc Ninh khoảng từ 1.200 đến 1.600 giờ mỗi năm Tháng nhiều nắng nhất là tháng VII đến tháng VIII, trung bình số giờ nắng mỗi tháng khoảng 170 giờ. Tháng ít nắng nhất từ tháng I đến tháng III, trung bình chỉ từ 30 đến 50 giờ mỗi tháng.

Bảng 4.2. Tổng số giờ nắng trung bình tháng, năm giai đoạn 2011 - 2016

Trạm Tháng Năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Bắc Ninh 31,4 51,7 41,3 76,3 156,0 151,2 170,8 172,2 147,1 130,1 110,0 85,7 1.324 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2016

* Gió

Hướng gió thịnh hành trong tỉnh vào mùa hè là gió Nam và Đông Nam, vào mùa đông hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình vào khoảng 1,5 – 2,5 m/s.

* Độ ẩm

Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa. Vào các tháng mùa mưa độ ẩm có thể đạt 80 – 90%, trong khi vào các tháng mùa khô độ ẩm chỉ từ 70 – 80%.

Bảng 4.3. Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm giai đoạn 2011 - 2016

Trạm Tháng Năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Bắc Ninh 80 84 83 85 83 81 83 84 84 79 77 76 82

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2016 * Lượng bốc hơi

Huyện có nền nhiệt độ khá cao kết hợp với tốt độ gió tương đối lớn nên lượng bốc hơi tương đối cao, trung bình nhiều năm khoảng 997 mm/năm. Lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng VI đến tháng VII với lượng bốc hơi khoảng 95 – 100 mm/tháng, lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng II đến tháng IV với lượng bốc hơi khoảng 60 - 70 mm/tháng.

Bảng 4.4. Lượng bốc hơi trung bình tháng, năm giai đoạn 2011 - 2016

Trạm Tháng Năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Bắc

Ninh 81,7 62,1 62,6 65,0 90,8 95,9 100,7 79,4 79,5 94,0 95,6 90,0 997,2

Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 2016 * Mưa

Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng X. Mùa khô bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào tháng IV năm sau. Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 83% - 86% tổng lượng mưa năm, còn lại 6 tháng mùa khô lượng

mưa chỉ từ 14 – 17% tổng lượng mưa năm.

Hai tháng mưa nhiều nhất là tháng VII và tháng VIII, tổng lượng mưa hai tháng này chiếm từ 35 - 38% tổng lượng mưa năm, lượng mưa tháng của các tháng này đều từ 200 - 300 mm/tháng, số ngày mưa lên tới 15 - 20 ngày trong đó có tới 9 - 10 ngày có mưa dông với tổng lượng mưa đáng kể. Hai tháng ít mưa nhất đó là tháng XII và tháng I, tổng lượng mưa hai tháng này chỉ chiếm 1,5 - 2,5% tổng lượng mưa năm, thậm chí có nhiều tháng không gây mưa gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Lượng mưa trung bình nhiều năm cũng tương đối đồng nhất với lượng mưa hàng năm, chỉ dao động quanh mức 1.400 mm/năm.

Bảng 4.5. Lượng mưa trung bình tháng, năm

Đơn vị: mm/năm

Trạm Tháng Năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Bắc

Ninh 16,7 23,1 37,2 104,0 172,3 212,8 214,9 296,8 194,1 144,1 36,6 11,6 1.464

Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 2016 4.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

*Tài nguyên đất

Theo kết quả khảo sát và lập bản đồ đất tỉnh Bắc Ninh năm 2000 (tỉ lệ 1/25.000), thì trên địa bàn huyện bao gồm 8 loại đất chính như sau:

- Đất bãi cát ven sông (Cb) có khoảng 9639,0 ha (8,94% diện tích tự nhiên). - Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng (Phb): 9650,0 ha (8,95%). - Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph): 1.9760,0 ha (18,33%).

- Đất phù sa của hệ thống sông Hồng (Phg): 5.1840,0 ha (48,09%).

- Đất phù sa loang lổ của hệ thống sông Hồng (Phf) có 9620,0 ha (8,92%). - Đất xám vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết (Fq): 5206,74 ha (4,83%). - Đất phù sa úng nước mùa hè (Pj) khoảng 1910,0 ha (1,77%).

- Đất phù sa xám bạc trên phù sa cổ (B): 1610,0 ha (1,49%) diện tích tự nhiên).

Phần diện tích là mặt nước chiếm khoảng 8,0% diện tích tự nhiên của huyện.

*Tài nguyên khoáng sản

Địa chất Gia Bình là trầm tích trẻ nguồn gốc phù sa sông Hồng, do đó chỉ có khoáng sản sét để sản xuất gạch ngói và cát để xây dựng.

Cát sông: qua thăm dò sơ bộ dọc đoạn sông Đuống giáp các xã Giang Sơn, Đại Lai, Thái Bảo, Vạn Ninh, Cao Đức. Cồn cát đen nổi lên ở đây với trữ lượng nhỏ, chất lượng đạt yêu cầu san lấp và làm vật liệu xây dựng.

Sét sản xuất gạch ngói: Theo khảo sát khoáng sản của tỉnh, trên địa bàn huyện Gia Bình có trữ lượng ít, trọng lượng nhẹ do lượng cát nhiều và phân bố chủ yếu ở một số xã ven đê như Cao Đức, Vạn Ninh,... thực tế nhân dân đã khai thác để làm gạch.

4.1.5. Dân cư

Theo số liệu thống kê năm 2016, toàn huyện có 94.236 người, mật độ bình quân dân số là 871 người/km2, trong đó dân số thành thị có 7.986 người chiếm 7,8% dân số toàn huyện. Trong giai đoạn 2011-2016, huyện có tốc độ phát triển dân số thấp. Là huyện có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của tỉnh, song dân số chủ yếu phân bố ở các vùng nông thôn với nền kinh tế thuần nông nên đời sống còn nhiều khó khăn.

Bảng 4.6. Dân số trung bình huyện Gia Bình giai đoạn 2011 – 2016

Đơn vị: Người Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Năm 2011 92.325 44.750 47.575 6.655 85.670 Năm 2012 92.356 44.885 47.471 6.865 85.491 Năm 2013 92.484 44.334 48.150 6.976 85.508 Năm 2014 92.762 44.875 47.887 7.116 85.646 Năm 2015 93.878 45.166 48.712 7.299 86.579 Năm 2016 94.236 46.098 49.342 7.986 87.089

Nguồn: Niên giám Thống kê Bắc Ninh, 2011 - 2016

Số lao động qua các năm giảm nhẹ ở mức 0,36%/năm. Trong đó lao động trong tuổi lao động tăng còn ngoài tuổi lao động giảm.

Bảng 4.7. Thống kê tỷ lệ thành phần lao động năm 2016

TT Lao động số người Tỷ lệ

%

1 Lao động nông nghiệp 46.868 62,21

2 Lao động công nghiêp, xây dựng 16.162 21,45

3 Lao động thương mại, dịch vụ 12.301 16,34

Tổng số 75.331 100

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh, 2016

Nhận xét: Đánh giá tỷ lệ lao động, nông lâm, ngư nghiệp còn chiếm tỷ

lệ cao đạt 62,21%, lao động công nghiệp, xây dựng chiếm 21,45%, còn lại là 16,34% số lao động tại các cở dịch vụ, thương mại. Trong quy hoạch cần quy hoạch các khu tiểu thủ công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong xã theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp.

4.1.6. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây, huyện đã phát huy lợi thế trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất làng nghề nên đã duy trì tăng trưởng tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011-2016 đạt 6,0%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,9%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,6% và khu vực dịch vụ tăng 7,7%.

Cùng với xu thế phát triển chung của cả tỉnh, những năm qua, cơ cấu kinh tế huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 51,7% năm 2005 xuống còn 33,6% năm 2016, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 27,4 % năm 2005 lên 31,2% năm 2016, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 20,9% năm 2005 lên 35,2% năm 2016 và là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Bảng 4.8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 – 2016

Năm 2005 2011 2012 2014 2016

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 51,7 36,3 37,7 35,9 33,6 Công nghiệp - xây dựng 27,4 28,4 29,3 29,7 31,2

Dịch vụ 20,9 35,3 33,0 34,4 35,2

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

4.1.7. Các ngành kinh tế chủ yếu * Ngành nông, lâm, thủy sản * Ngành nông, lâm, thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2011 đạt 962,0 tỷ đồng, năm 2014 đạt 1.106,4 tỷ đồng, năm 2016 đạt 1.211,3 tỷ đồng tăng (theo giá SS 2010).

Bảng 4.9. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011-2016 Đơn vị: tỷ đồng

TT Hạng mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Nông nghiệp 831,4 830,0 911,0 951,0 865,4 834,0

2 Lâm nghiệp 4,4 3,9 2,7 2,6 2,7 2,5

3 Thủy sản 126,2 141,7 150,4 152,8 143,6 297,8

Tổng 962,0 975,6 1.064,1 1.106,4 1.011,7 1.211,3

Nguồn: Niên giám Thống kê Bắc Ninh (2011- 2016) *Trồng trọt

Diện tích gieo trồng hàng năm trên địa bàn huyện đều đạt kế hoạch, năng suất lúa bình quân tăng từ 62,3 tạ/ha năm 2011 lên 65,7 tạ/ha năm 2016. Sản lượng lương thực đến năm 2016 đạt 51,6 nghìn tấn, bình quân lương thực đạt 605 kg/người/năm.

Bảng 4.10. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Gia Bình

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Nghìn tấn) Cả năm Vụ đông xuân Vụ mùa Cả năm Vụ đông xuân Vụ mùa Cả năm Vụ đông xuân Vụ mùa 2011 8,6 4,3 4,3 62,3 68,0 56,6 54,1 29,6 24,5 2012 8,6 4,3 4,3 62,0 68,0 56,0 53,5 29,2 24,2 2013 8,6 4,3 4,3 66,7 74,0 59,4 57,9 32,1 25,8 2014 8,6 4,3 4,3 65,7 71,4 60,0 56,5 30,7 25,8 2015 8,6 4,3 4,3 60,0 68,6 51,4 51,6 29,5 22,1 2016 8,6 4,3 4,3 60,0 68,2 51,8 50,6 28,5 22,6

*Chăn nuôi

Đàn trâu có xu hướng giảm từ năm 2011 có 110 con đến năm 2016 còn 70 con. Đàn bò từ năm 2011 đến năm 2016 luôn được giữ vững với số lượng đạt trên 4.000 con, trong đó hình thành vùng chăn nuôi tập trung đạt gần 2.000 con.

Đàn lợn có số lượng tăng qua các năm 2011-2016, ở mức từ 32,98 nghìn con năm 2011 tăng lên đến 35,02 nghìn con năm 2016, trong đó chăn nuôi tập trung trên 4.000 con.

Số lượng gia cầm có sự biến động tăng cao nhất từ 626 nghìn con năm 2011, tăng lên 693,2 nghìn con năm 2016.

Bảng 4.11. Hiện trạng chăn nuôi huyện Gia Bình

Đơn vị: nghìn con

Năm (nghìn con)Đàn trâu (nghìn con)Đàn bò (nghìn con)Đàn lợn Đàn gia cầm

(nghìn con) 2011 0,11 4,28 38,7 555,0 2012 0,11 4,24 32,98 626,0 2013 0,09 4,12 32,39 611,0 2014 0,08 4,04 28,04 690,1 2015 0,07 4,05 34,23 683,6 2016 0,07 4,08 35,02 693,2

Nguồn: Niên giám Thống kê Bắc Ninh (2011- 2016) *Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện ổn định là 1.025 ha, chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp của huyện. Năm 2012 đạt 5.568 tấn, năm 2014 đạt 6.031 tấn, năm 2016 đạt 5.891 tấn, giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân 8%/năm, trong đó nuôi tập trung đạt 375 ha.

Bảng 4.12. Diện tích, sản lượng thủy sản huyện Gia Bình

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Diện tích nuôi trồng (ha) 975 992 1,004 1,039 1,047 1,025 Sản lượng thủy sản (tấn) 5,006 5,568 5,900 6,031 5,793 5,891

* Ngành công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2011 đạt hoảng 1.184 tỷ đồng (theo giá SS năm 2010), năm 2012 đạt 1.411 tỷ đồng, năm 2016 đạt 1.305 tỷ đồng, bình quân từ năm 2011 – 2016 tăng 11,9%/năm. Năm 2016, toàn huyện có 208 doanh nghiệp độc lập đang hoạt động với 3.952 lao động. Công nghiệp của huyện chủ yếu tập trung vào 2 nhóm ngành chủ lực: công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác.

- Công nghiệp khai thác: Huyện Gia Bình nghèo tài nguyên khoáng sản mà chủ yếu chỉ có cát, sỏi phân bố dọc theo hai bên bờ sông Đuống và sông Thái Bình. Các hoạt động khai thác cát sỏi tập trung chủ yếu ở các xã Lãng Ngâm, Thái Báo, Vạn Ninh. Ngoài ra, trên địa bàn còn có khai thác sét làm nguyên liệu phục vụ sản xuất tại lò sản xuất gạch ngói thủ công.

- Công nghiệp chế biến: Các cơ sở chế biến chủ yếu tập trung tại các cụm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)