Về số đợt hạn hán, 54% cho rằng số đợt hạn hán không đổi. Thực tế, trên địa bàn huyện Gia Bình rất ít khi xảy ra hạn hán. Trong đó 36% cho rằng hiện tượng hạn hán đang có xu hướng tăng lên và chỉ có 10% cho rằng hiện tượng này đang giảm đi.
Hình 4.12. Nhận thức của người dân về sự thay đổi số đợt hạn hán Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016)
Qua biểu đồ trên, có thể thấy nghịch lý, phần đông người trả lời cho rằng lượng mưa có xu hướng giảm nhưng tình trạng hạn hán có xu hướng không đổi – tức ít xảy ra. Nguyên nhân là do huyện Gia Bình nằm bên bờ 2 con sông là sông Đuống và sông Thái Bình nên lượng mưa tuy có giảm nhưng vẫn có nguồn nước tưới ổn định. Bên cạnh đó, theo thống kê của huyện Gia Bình, toàn bộ diện tích đất trồng trọt của xã có khả năng tưới và tiêu chủ động. Điều này có thể giải thích ý kiến phản ảnh của người trả lời khi lượng mưa có xu hướng giảm nhưng huyện Gia Bình lại ít gặp tình trạng thiếu nước sản xuất. Tuy nhiên, theo Lê Văn Hùng và Phạm Tất Thắng (2015), mực nước trên Sông Đuống có xu hướng giảm mạnh vào vụ xuân. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy hiện tượng thiếu nước sản xuất nông nghiệp tại huyện Gia Bình trong tương lai.
4.3.5. Nhận thức của người dân về xu hướng biến đổi của bão
Bão lũ là một trong những hiện tượng thời tiết cực đoan có sự tàn phá và đe dọa lớn đối với nông nghiệp đặc biệt là những vùng chủ yếu lúa nước như khu vực huyện Gia Bình, đặc điểm của cây lúa rất khó để chống chịu với gió mạnh và mưa lớn. Bão lũ một mặt phá hoại cây trồng , mặt khác phá hoại các công trình thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp. Bão đến và để lại tổn thất khi tràn qua, tần suất xuất hiện bão cũng nhiều (trung bình 6-7 cơn bão/năm),nên có thể nói bão là một trong những mối đe dọa nặng nề đối với cây lúa và người dân trồng lúa.
Kết quả phỏng vấn người dân về sự thay đổi của mùa mưa bão trên địa bàn huyện Gia Bình thu được như sau:
Bảng 4.13. Nhận thức người dân về sự thay đổi mùa mưa bão
Nội dung ý kiến
Tỷ lệ ý kiến về BĐKH (%)
Tăng Sớm hơn Không đổi Giảm muộn hơn
Thay đổi về thời gian xuất hiện bão 20,00 45,00 35,00 Thay đổi về thời gian kết thúc bão 15,00 25,00 60,00
Thay đổi về số cơn bão 80,00 16,67 3,33
Thay đổi về cường độ bão 28,33 70,00 1,67
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016)
Theo bảng 4.13 thì phần lớn người dân cho rằng bão xuất hiện muộn hơn (35%) và thời gian kết thúc muộn hơn (60%). Cụ thể người dân cho biết trước đây bão thường chỉ xuất hiện từ tháng 6 và kết thúc khoảng đầu tháng 11 nhưng
hiện nay bão có năm xuất hiện từ cuối tháng 7 và kết thúc vào giữa tháng 11 có khi là cuối tháng. Đa phần người dân cũng nhận định rằng số cơn bão và cường độ bão tăng (80%). Người dân cho biết các cơn bão lớn thường tập trung vào tháng 9 cũng là tháng lượng mưa cao nhất. Bão xuất hiện thất thường theo các năm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người nông dân. Sự thất thường cũng được biểu hiện ở chỗ có năm chỉ có bão vừa, nhưng có năm liên tiếp từ 2 đến 3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa lớn dài ngày, gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Với trên 80% số người được phỏng vấn có thời gian sản xuất trên đất nông nghiệp của mình hơn 10 năm nên ta có thể đánh giá những thông tin mà họ cung cấp hoàn toàn có cơ sở thực tế.
Để đánh giá nhận thức của người dân về biểu hiện của biến đổi khí hậu khác nhau ở các xã nghiên cứu chúng tôi tiến hành tập hợp những ý kiến họp nhóm đã tổ chức ở 3 xã lựa chọn. Kết quả thảo luận trong các buổi họp nhóm thu được ý kiến của người dân nhận thức về BĐKH trình bày ở bảng 4.14:
Bảng 4.14. Nhận thức của người dân về biểu hiện của BĐKH tại các xã ở 3 vùng sinh thái huyện Gia Bình
Chỉ tiêu khí hậu
Nhận thức của người dân về BĐKH
Xã Xuân Lai Xã Cao Đức Xã Bình Dương
Nhiệt độ
Mùa hè đến sớm hơn, nhiều ngày nóng hơn Ngày nóng nhất ở xã trên 42 độ.
Mùa lạnh sáng sớm sương muối nhiều hơn, buổi trưa thì oi, nóng, đến chiều là đêm thì lạnh buốt
Mùa hè đến sớm, kết thúc muộn có nhiều ngày nóng trên 400C, nhiệt độ ban đêm ở cũng khá cao
Mùa đông đến muộn hơn, lạnh, nóng thay đổi đột ngột giữa các ngày liên tiếp trong tháng
Mùa hè trời nắng gay gắt, nhiệt độ cao, nắng trong ngày đến sớm(5h sáng), kết thúc muộn(18h30) Mùa đông cũng lạnh thất thường, nhiệt độ thay đổi chênh lệch khá cao giữa sáng- trưa- đêm.
Mưa
Số cơn mưa đến ít hơn, lượng mưa thất thường, không phụ thuộc vào mùa đông cũng như hè
Mùa mưa đến sớm, cơn mưa ít nhưng lượng mưa/lần rất cao
Mưa phùn thường kèm không khí lạnh kéo dài, có xuất hiện một vài lần mưa đá
Chỉ tiêu khí hậu
Nhận thức của người dân về BĐKH
Xã Xuân Lai Xã Cao Đức Xã Bình Dương
Bão
Xuất hiện sớm hơn, kết thúc muộn hơn, cường độ bão mạnh hơn
Vẫn xuất hiện như mọi năm nhưng số lượng nhiều và cường độ mạnh hơn
Bão xuất hiện muộn hơn, kết thúc muộn hơn. Số cơn bão tăng, thường đến sát nhau, cơn bão sau cường độ mạnh hơn.
Hạn hán
Ít khi hạn hán, có thể có nhưng không đáng ngại
Hạn hán tăng nhưng không đáng kể, không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất
Hạn hán ít khi xảy ra. Nếu có thì chủ yếu vào tháng khô nóng, nhiệt độ lên cao. Lũ Không xảy ra lũ, chỉ một vài vùng trũng xảy ra ngập lụt do mưa
Mưa bão lớn kéo dài thì có ngập úng chứ không có lũ
Không có lũ kể cả mưa bão lớn, một số vùng bị ngập nhưng thời gian ngập không kéo dài. Nguồn: Kết quả họp nhóm (2017)
Theo bảng 4.14 thì phần lớn người dân tại 3 xã đều cho rằng nhiệt độ hiện nay tăng rất cao vào mùa hè, còn mùa đông thì nhiệt độ thất thường, nhiệt độ thay đổi chênh lệch khá cao giữa sáng- trưa- đêm. Số cơn bão xuất hiện sớm, với số lượng ít nhưng diễn biến thất thường với cường độ mạnh. Người dân xã Xuân Lai cho rằng bão xuất hiện sớm hơn và kết thúc muộn hơn, số cơn mưa đến ít hơn, bão xuất hiện sớm kèm theo cường độ mạnh, tuy nhiên không xảy ra lũ, một vài vùng trũng có hiện tượng ngập lụt,... Bão xuất hiện thất thường theo các năm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người nông dân, nghiêm trọng nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa lớn dài ngày, gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Hạn hán trên địa bàn xã ít khi xảy ra, dù có cũng không đáng kể do nguồn nước cấp cho nông nghiệp khá dồi dào từ 2 con sông chảy địa bàn huyện.
4.4. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH
4.4.1. Các sự kiện lịch sử về thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở huyện Gia Bình
Kết quả thảo luận nhóm 7 người/xã bao gồm các thành phần khác nhau về độ tuổi, giới tính và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tại huyện Gia Bình ngày
15/1/2017 và 20/3/2017 thu được kết quả cho thấy, từ năm 2000 đến nay bão lụt là loại thiên tai nghiêm trọng nhất xảy ra ở huyện, gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Các năm bị ảnh hưởng nhiều nhất là 2005, 2010 và 2013. Mưa bão thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11 nên lúa mùa và cây hoa màu vụ đông thường bị thiệt hại nặng nề. Ngoài ra, một số năm, mưa lớn kéo dài cũng gây ảnh hưởng tới sản lượng lúa vụ mùa. Theo lời kể của những người có kinh nghiệm sản xuất lâu năm, có những năm vào vụ mùa, gần đến khi thu hoạch thì xảy ra mưa lớn ra kèm gió mạnh khiến lúa bị đổ rạp, rụng rất nhiều hạt và xảy ra hiện tượng hạt thóc bị mọc rễ do dính mưa kéo dài. Mưa bão gây ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng thu hoạch lúa vụ mùa cũng như đến hoạt động sản xuất của người dân xã.
Năm 2013 là năm có 2 trận bão và 1 áp thấp nhiệt đới, 2 trận lụt, đặc biệt cơn bão số 10 độ bổ trực tiếp gây thiệt hại nghiêm trong, xuất hiện 2 trận lũ lớn khiến toàn bộ diện tích mạ đã cấy của huyện chết hàng loạt, người dân phải tiến hành gieo cấy lại nên thời gian cấy và thu hoạch bị lùi lại so với lịch thời vụ của huyện.
Bảng 4.15. Danh sách sự kiện thời tiết cực đoan tại 3 xã của huyện Gia Bình trong 10 năm gần đây Năm Hiện tượng/thiên
tai Khu vực chịu thiệt hại
Ảnh hưởng đến SXNN Đã có hoạt động gì đề phòng
tránh, giảm nhẹ ảnh hưởng
2005
Có 2 cơn bão, 3 đợt ngập lụt, đặc biệt là cơn bão số 3 vào tháng 7
Xuân Lai, Cao Đức Ngập 157,4 ha lúa, 120 ha hoa màu, nhiều nhà cửa, công trình bị phá hủy
Gieo lại mạ,
Bón phân, thuốc bvtv
2006 Ảnh hưởng của bão số 5 và số 6
Xuân Lai, Cao Đức, Bình Dương
Toàn bộ diện tích lúa bị ngập lụt, hoa màu bị hư hại năng
- Gieo lại mạ
- Làm nhà lưới và quay lưới quanh ruộng, bón phân và thuốc bvtv
2007
Ảnh hưởng của bão số 5, mưa lớn gây ngập lụt
Xuân Lai, Cao Đức
-Ngập úng gần 5 ngày
-Năng suất lúa vụ mùa giảm nhiều
- Nhiều vùng úng nặng phải gặt sớm. Năng suất lúa giảm
Người dân nạo vét kênh, tát nước chống ngập úng.
2008 Đợt mưa bão cuối tháng 10 Xuân Lai, Cao Đức -Mưa lớn ngập úng làm hư hỏng nhiều diện tích mạ, hoa màu vụ đông thiệt hại. - Chính quyền chỉ đạo nạo vét kênh, mương tiêu nước, gieo lại mạ. 2009
Mùa mưa đến muộn Có 6 đợt lốc xoáy và mưa lớn tháng 9/2009
Cao Đức, Bình Dương
-Sản lượng giảm
-Lúa đổ nhiều, hoa dập nát
- Sâu bệnh nhiều ở lúa và hoa màu
Tiết kiệm nước tưới và nước sinh hoạt.
Phủ bao nilong trên diện tích toàn mặt ruộng
2010
Bão số 3 vào tháng
8 năm 2010 Xuân Lai, Bình Dương -158 ha lúa bị ngập đổ, toàn bộ hoa màu, rau màu bị mất trắng
-Chính quyền huy động nạo vét kênh chống úng, bạt che mưa, nhiều lúc mưa bất ngờ không lường trước được. 2010 Hạn hè thu năm 2010 Cao Đức, Bình Dương -Sản lượng giảm do sâu bệnh phát sinh nhiều. - Phun thuốc bvtv
2011
Ảnh hưởng của bão số 6, mưa lớn Rét đậm rét hại
Xuân Lai, Cao Đức, Bình Dương
-Sản lượng giảm
-Lúa đổ nhiều, hoa dập nát
- Gần 8 Ha lúa bị ngập, hơn 4ha hoa màu bị mất trắng
-Chính quyền huy động nạo vét kênh.
-Phun thuốc bvtv, cải tạo đất
2012
Có 1 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới riêng ảnh hưởng của bão số 8, gây nhiều tổn thất,
Xuân Lai, Cao Đức, Bình Dương
- Không thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây trồng -Hoa màu bị mất 2/3
Lúa dập nát, đổ gãy
- Buộc lúa chống đổ khi có mưa
2012
Hạn năm 2012 cũng thiệt hại nặng nề cho
trồng trọt Cao Đức, Bình Dương Cao Đức, Bình Dương - Tưới tiết kiệm nước
2013
Có 2 trận bão và 1 áp thấp nhiệt đới, 2 trận nhập lụt, đặc biệt cơn bão số 10 độ bổ trực tiếp gây thiệt hại nghiêm trong, siêu bão Haiyan
Xuân Lai, Cao Đức, Bình Dương
- Bão và lũ lớn gây ngập úng lúa, hoa màu, ngô, bị gãy đổ, nhiều diện tích lúa phải gieo cấy lại
-Được chính quyền thông báo sớm -Chủ động che chắn, buộc lúa chống đổ.
2014
Bão nhiều và lớn Mưa lớn trong khoảng 5 ngày
Xuân Lai, Cao Đức, Bình Dương
Diện tích Lúa đổ lúc đang trổ bông lớn, phải buộc, chất lượng hạt kém
-Nạo vét kênh mương để tiêu nước, buộc lúa chống đổ nhưng vẫn gãy khá nhiều
Kết quả thảo luận trong các buổi họp nhóm thu được ý kiến của người dân nhận thức về BĐKH ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp thể hiện dưới sơ đồ thiên tai tại 3 xã như sau:
Địa hình tại xã Xuân Lai tương đối bằng phẳng, nằm ở cạnh trung tâm của thị trấn Gia Bình, tình trạng lũ ở xã Xuân Lai chưa từng xảy ra, hầu hết thiệt hại về nông nghiệp xảy ra do hiện tượng mưa lớn gây ngập lụt ở vùng trũng và thậm trí cả khu vực bình thường khi mưa lớn kéo dài lâu. Khi có bão thì ảnh hưởng đến toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây vào mùa khô thì cũng có lúc rơi vào tình trạng khan nước tưới, có đợt lạnh nhiều sương muối khiến hoa bị giảm năng suất và bị chết do lạnh.
Xã Bình Dương có địa hình không được bằng phẳng lắm, có nhiều phần diện tích ruộng gần đồi núi, khoảng 10 năm trở lại trước người nông dân tại xã chủ yếu vẫn canh tác lúa, nhưng do điều kiện tự nhiên và phần lớn do điều kiện kinh tế xã hội thì đã chuyển sang trồng thêm một số hoa màu. Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động nông nghiệp của người dân xã Bình Dương là do bão lớn, sâu bệnh do mưa nắng thất thường. Tình trạng ngập lụt trên ruộng cũng chỉ xảy ra khi có mưa lớn kéo dài. Một số hộ nông dân trồng hoa màu nơi đất cao gần đồi, tại đây thì đôi khi xảy ra tình trạng thiếu nước tưới khi nắng gắt kéo dài và khi mùa khô đến.
Địa hình của xã Cao Đức cũng tương đối bằng phẳng, nằm cạnh sông nên nguồn nước tưới cho nông nghiệp rất dồi dào, tuy nhiên có mặt lợi cũng có mặt hại, về mùa mưa, nước dâng cao gây ngập lụt trên toàn bộ khu vực, mỗi lần có lụt thì lúa tại khu vực này hầu như là mất trắng, tình trạng ngập lụt do mưa lớn kéo dài, đặc biệt là những vùng trũng, tụ nước và khó thoát nước gây ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng nông nghiệp. Trong năm xảy ra hiện tượng sâu bệnh nhiều phun thuốc trừ sâu cũng không kịp, có năm thì mưa khi lúa đang trổ bông nên hạt bị lép, ảnh hưởng lớn đến năng suất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
4.4.2. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp nông nghiệp
Mỗi loại cây trồng trong quá trình sinh trưởng đều chịu tác động của nhiều yếu tố như: nước, nhiệt độ, ánh sáng, giống, dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác,…mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của
cây trồng. Khi được hỏi các hiện tượng thời tiết nào ông/bà cho rằng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và năng suất cây trồng thì người dân trả lời như sau:
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Hình 4.13. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của các hiện tượng
khí hậu cực đoan
Theo hình 4.13 ta có thể thấy trong lĩnh vực trồng trọt thì khó khăn nhất theo nhận định của người dân tại xã Bình Dương là nắng nóng kéo dài (38%), lũ lụt (37%) và hạn hán (34%). Đối với người dân tại xã Cao Đức thì đầu tiên là lũ lụt (44%), tiếp đến là bão (28%), sau đó là nắng nóng (25%) và hạn hán (24%). Tại Xuân Lai thì bão đứng đầu tiên (45%), tiếp đến rét đậm (17%), rét hại, cuối cùng là hạn hán, nắng nóng kéo dài và lũ lụt. Tổng hợp lại các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu là: lũ lụt (92%), bão(89%) tiếp theo