Thích ứng với thay đổi lượng mưa trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 77)

Sự hiểu biết trong nhận thức của nông dân về biến đổi khí hậu và các loại điều chỉnh họ đã thực hiện trong tập quán canh tác để đáp ứng với những thay đổi này sẽ cũng cấp một số hiểu biết về biện pháp can thiệp cần thiết để đảm bảo một thích ứng thành công trong khu vực. Thích ứng với lượng mưa trong khu vực cũng vậy, các giải pháp được đưa ra như sau.

Hình 4.21. Thích ứng của người dân với thay đổi lượng mưa

Qua bảng thống kê trên ta thấy, 91,1% số người được hỏi chọn phương án sử dụng biện pháp bảo vệ đất nông ngiệp, bởi mọi người đều cho rằng đây là biện pháp quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng lâu dài nhất đến sản xuất về sau. Đứng thứ hai là phương án trồng giống chịu hạn/úng (86,7%). Theo họ, giống chịu hạn /úng thường kèm theo khả năng kháng sâu bệnh, thích nghi tốt với điều kiện thời tiết nên có thể nói nó là giải pháp tối ưu cho thích ứng với lượng mưa. Các giống lúa thườngđược người dân cấy trong vụ mùa là giống BC, Q5…

Một số lượng khá cao chọn thay đổi cơ cấu cây trồng/loại cây trồng (69,3%) để thích ứng với BĐKH. Vì mùa mưa kéo dài thêm nên việc trồng vụ đông không tránh khỏi ảnh hưởng của mưa bão,năng suất cây trồng không cao chính vì thế người dân lựa chọn bỏ đi vụ đông trong lịch thời vụ của mình. Và một số người được phỏng vấn khác nói họ cùng một số gia đình lân cận chuyển hẳn khu vực đất trồng lúa sang trồng rau màu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)