Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền sử dụng đất tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện các QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu: Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, trong đó chọn 3 xã, thị trấn nghiên cứu điểm (Thị trấn Đại Nghĩa, xã Hợp Tiến, xã Vạn Kim) đại diện cho khu vực nghiên cứu trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 - 2015.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Đức Mỹ Đức

3.3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Mỹ Đức

3.3.3. Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Huyện Mỹ Đức giai đoạn 2010 - 2015 nhân trên địa bàn Huyện Mỹ Đức giai đoạn 2010 - 2015

- Đánh giá tập trung vào các quyền:

+ Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất; + Tình hình cho thuê quyền sử dụng đất; + Tình hình thừa kế quyền sử dụng đất; + Tình hình tặng cho quyền sử dụng đất; + Về quyền thế chấp quyền sử dụng đất.

- Tổng hợp ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân về việc thực hiện các quyền sử dụng đất khi tiến hành giao dịch.

- Đánh giá chung về tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất tại các xã, thị trấn nghiên cứu.

3.3.4. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện Mỹ Đức theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện Mỹ Đức

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Mỹ Đức và vùng có những đặc thù khác nhau, các xã, thị trấn của huyện Mỹ Đức được lựa chọn điều tra, như sau:

- Thị trấn Đại Nghĩa: Là trung tâm của huyện Mỹ Đức nơi có nhiều giao dịch, chuyển quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình cá nhân và đại diện cho nhóm xã có tốc độ đô thị hóa nhanh.

- Xã Hợp Tiến: đại diện nhóm xã cận trung tâm, có khu du lịch sinh thái tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ. Bên cạnh đó, còn là một xã phát triển ngành khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng.

- Xã Vạn Kim: đại diện nhóm xã thuần nông.

3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

3.4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp

- Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin từ các cơ quan, phòng ban của Sở TNMT Hà Nội, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức, Văng phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, chi nhánh Mỹ Đức. Những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu gồm: tài liệu về hiện trạng sử dụng đất và các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến việc thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.

3.4.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp từ các nông hộ thông qua phiếu điều tra nông hộ. Mỗi xã, thị trấn điều tra 50 hộ đã thực hiện các quyền sử dụng đất. Điều tra theo đối tượng: Các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất.

Phiếu điều tra theo quy tắc ngẫu nhiên nhằm thu thập tình hình thực hiện quyền sử dụng đất ở của các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực nghiên cứu được lựa chọn. (3 xã, thị trấn). Nội dung phiếu điều tra gồm thông tin về đất của hộ, tình hình sử dụng đất của hộ (thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; quyền cho thuê đất; quyền thừa kế quyền sử dụng đất; quyền tặng, cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất);

Tìm hiểu ý kiến của hộ gia đình về việc thực hiện quyền sử dụng đất.

3.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Tổng hợp tình hình chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế, thế chấp bằng QSDĐ trên địa bàn nghiên cứu theo số liệu điều tra của các hộ gia đình, cá nhân tại các phiếu điều tra. Trên cơ sở số liệu điều tra nghiên cứu đối chiếu với các quy định của pháp luật về các quyền sử dụng đất tương ứng, xây dựng các bảng số liệu bằng phần mềm Excel.

3.4.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh

So sánh tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất ở địa bàn nghiên cứu dựa trên các số liệu thu thập được qua phiếu điều tra để tìm ra các nguyên nhân, giải pháp khắc phục các tồn tại trong việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền sử dụng đất tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)