Tình hình thựchiện quyền tặng, cho quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền sử dụng đất tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 72 - 74)

Luật Đất đai 2013 quy định chủ sử dụng đất được tặng, cho QSDĐ. Qua theo dõi tại phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đai Hà Nội- chi nhánh Mỹ Đức trên địa bàn nghiên cứu, từ năm 2010 - 2015 đã có 75 hồ sơ thực hiện tặng, cho QSDĐ ở đã đăng ký biến động theo quy định, thể hiện trong bảng 4.13 dưới đây.

Bảng 4.13. Tình hình thực hiện quyền tặng, cho QSDĐ trên địa bàn 3 xã, thị trấn nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2015

Đơn vị: trường hợp STT Tổng số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Đại Nghĩa 23 2 1 4 7 5 7 2 Hợp Tiến 17 1 3 2 2 4 3 3 Vạn Kim 35 3 4 5 7 7 9 Tổng cộng 75 6 7 11 16 16 19

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2015) Qua tổng hợp số liệu tại bảng 4.13 thấy việc thực hiện quyền tặng cho QSDĐ của 3 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Đức, từ năm 2010 - 2015 có chiều hướng tăng, điều này nói lên nhận thức về quyền QSDĐ của người dân đã tăng lên. Việc tặng cho QSDĐ trong gia đình từ bố mẹ cho các con, anh chị em ruột cho nhau một phần diện tích đất. Sau khi được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, người sử dụng đất đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền QSDĐ được pháp luật cho phép.

Từ bảng 4.13, cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn 3 xã, thị trấn nghiên cứu có 57 trường hợp thực hiện quyền tặng cho QSDĐ, nhiều nhất là xã Vạn Kim có 25 trường hợp tặng, cho QSDĐ, chiếm 37,5% số trường hợp, tiếp theo là Thị trấn Đại Nghĩa có 17 trường hợp tặng, cho QSDĐ, chiếm 29,82% số trường hợp. Tổng diện tích đất thực hiện quyền tặng cho là 7.791,9 m2, nhiều nhất là xã Vạn Kimvới diện tích 3.870,5 m2.

Về việc thực hiện quyền tặng cho QSDĐ ở tại 03 xã, thị trấn nghiên cứu cho thấy trong số 57 trường hợp thực hiện quyền tặng cho QSDĐ ở đã có 52 trường hợp hoàn tất các thủ tục đăng ký biến động, tương ứng 91,23% số trường hợp thực hiện tặng cho; có 03 trường hợp chỉ khai báo ở UBND xã, tương ứng 5,26% số trường hợp thực hiện quyền tặng cho, còn lại 02 trường hợp trong đó có 01 trường hợp viết tay có người làm chứng và 01 trường hợp giấy tờ viết tay.

Theo dõi số liệu qua các năm từ 2010 - 2015, số trường hợp thực hiện quyền tặng, cho QSDĐ ở tăng dần do quyền tặng cho nhà đất một mặt liên quan trực tiếp tới quyền lợi của bên nhận, một mặt giá đất ngày một tăng cao, để tránh tranh chấp sau này. Việc tặng, cho QSDĐ trong gia đình từ bố mẹ cho các con, anh chị em ruột cho nhau một phần diện tích đất, sau khi được cấp GCNQSD đất, người sử dụng đất đã có đủ điều kiện để thực hiện các QSDĐ được pháp luật cho phép.

Bảng 4.14. Tình hình thực hiện quyền tặng, cho QSDĐ của hộ phỏng vấn trên địa bàn 3 xã, thị trấn nghiên cứu giai đoạn 2010-2015

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Đại Nghĩa Hợp Tiến Vạn Kim Tổng Tổng số hộ điều tra 50 50 50 150

1 Tổng số trường hợp tặng cho Trường

hợp 17 15 25 57 Trong đó: Đất ở 14 15 20 49 Đất vườn, ao liền kề 3 5 8 2 Diện tích m2 2090,6 1830,8 3870,5 7791,9 3 Tình hình thực hiện thủ tục đăng ký biến động Trường hợp 17 15 25 57 3.1 Hoàn tất tất cả các thủ tục 16 14 22 52

3.2. Chỉ khai báo tại UBND cấp xã 1 1 1 3

3.3. Giấy tờ viết tay có người làm

chứng 0 0 1 1

3.4 Giấy tờ viết tay 0 0 1 1

4 Thực trạng giấy tờ tại thời điểm thực hiện quyền tặng cho

Trường

hợp 17 15 25 57

4.1. GCNQSDĐ 16 14 18 48

4.2. Giấy tờ hợp pháp khác 1 1 7 9

Phần lớn là các trường hợp tặng cho QSDĐ ở là các trường hợp bố mẹ, ông bà cho con, cháu khi ra ở riêng hoặc anh chị em trong gia đình do lấy chồng, lấy vợ xa nhà cho nhau để được sống gần nhau. Những người tặng cho và người nhận tặng cho là những người trong cùng một gia đình, cùng huyết thống, vì vậy theo họ không cần thiết phải làm các thủ tục khai báo rườm rà, phức tạp. Đây là nguyên nhân chính của tình trạng chưa khai báo khi thực hiện quyền tặng cho QSDĐ.

Ngoài ra, sự tác động của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã ảnh hưởng đến người sử dụng thực hiện thủ tục tặng cho quyền SDĐ. Do thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho trường hợp nhận quà tặng ở mức (Giá trị BĐS nhận quà tặng - 10.000.000đ) x 10%, trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân là bố, mẹ, con, anh, chị em ruột. Riêng trường hợp anh, chị em dâu, rể không được miễn. Nên để giảm tiền thuế thu nhập cá nhân, những trường hợp tặng cho QSDĐ từ anh chị em sang nhau, có yếu tố dâu, rể thường chuyển sang làm thủ tục chuyển nhượng QSDĐ để áp mức thuế là 2%.

Ngoài ra, khi tặng cho QSDĐ ranh giới các thửa đất thường không được xác định rõ ràng nên tình trạng tranh chấp đất đai vì nguyên nhân không khai báo để cơ quan chức năng chỉnh lý biến động kịp thời xảy ra khá nhiều.

Tóm lại, theo kết quả điều tra cho thấy nhận thức của người dân về việc thực hiện tặng cho QSDĐ ngày càng quan trọng. Do đó, cơ quan nhà nước có thể quản lý tốt hơn tình hình biến động sử dụng đất của các hộ gia đình tại các địa phương. Do nhu cầu chia tách trong nội bộ gia đình rất cao tỷ lệ thuận với tốc độ tăng dân số, nếu không quản lý được thì sau này rất phức tạp. Mặt khác, việc thực hiện quyền tặng cho để chia tách đất cho các thành viên trong gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nhận tặng cho QSDĐ trong việc thực hiện các QSDĐ khác như: thế chấp QSDĐ, chuyển nhượng QSDĐ theo quy định pháp luật khi có nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền sử dụng đất tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 72 - 74)