Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Mỹ Đức có ảnh hưởng tớ
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Bảng 4.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mỹ Đức (2011-2015)
ĐVT: tỷ đồng
STT Hạng mục Năm Tốc độ tăng
trưởng (%) 2011 2013 2015
I Giá trị sản xuất (giá 1994) 759,2 867,2 1666 17,02
1 Nông lâm nghiệp 403,3 410,6 481 3,59 - Nông nghiệp 375,5 374,1 425 2,51 - Lâm nghiệp 2,9 3,6 2 -7,16 - Thuỷ sản 24,9 32,9 54 16,75 2 Công nghiệp - xây dựng 195,4 262,6 534 22,27 - Công nghiệp 84,6 86,4 118 6,88 - Xây dựng 110,8 176,2 416 30,29 3 Dịch vụ thương mại 160,5 194 651 32,32
II Giá trị gia tăng (giá hiện hành) 681,7 758,54 1447
1 Nông lâm nghiệp 394,36 418,11 548
2 Công nghiệp - xây dựng 128,36 153,45 361 3 Dịch vụ thương mại 158,97 186,98 508
III Cơ cấu 100 100 100.00
Nông lâm nghiệp 57,85 55,12 39,9 -17,95 Công nghiệp - xây dựng 18,83 20,23 25 6,17 Dịch vụ thương mại 23,32 24,65 35,1 11,78 Nguồn: Số liệu niên giám thống kê các năm huyện Mỹ Đức Trong 5 năm qua (2011 - 2015) kinh tế của huyện đã có bước phát triển khá, tăng trưởng GDP bình quân 9,2%/năm. Thu nhập bình quân trên đầu người tăng từ 2,59 triệu đồng/người năm 2000 lên 8,92 triệu đồng/người năm 2011 và đến năm 2015 ước đạt khoảng 17,1 triệu đồng/người.
- Trong 5 năm qua, tuy khu vực Công nghiệp-Xây dựng và Dịch vụ- Thương mại của huyện phát triển với tốc độ khá cao (tốc độ tăng trưởng ngành Dịch vụ-Thương mại đạt 32,32%/năm, ngành Công nghiệp-Xây dựng đạt
22,27%/năm); song đến nay nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản) vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế (năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 39,9% tổng giá trị sản xuất của huyện). Do đó việc bố trí ổn định đất cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện trong những năm tới vẫn cần phải được quan tâm.
4.1.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong 5 năm qua (2011-2015) cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 39,5,4% năm 2011 còn 29,9% xuống năm 2015 (bình quân mỗi năm giảm 2%/năm). Tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 25% năm 2011 lên 38,8% năm 2015. Tỷ trọng ngành Dịch vụ - Thương mại tăng từ 35,6% năm 2011 và năm 2015 đạt 55,2%.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Sản xuất nông lâm nghiệp
a. Trồng trọt
Trong những năm qua, các ngành, các cấp đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả về đổi mới cơ cấu giống, mùa vụ, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng TBKT, đưa các giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với thị trường vào sản xuất, giá trị hàng hoá nông nghiệp tăng nhanh. Đưa hệ số gieo trồng trên đất ruộng tăng từ 2,2 lần (năm 2011) lên 2,9 lần (năm 2015);
Thực hiện có hiệu quả về đổi mới cơ cấu giống, mùa vụ; thực hiện chương trình “chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá”. Toàn huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 1.636ha, trong đó: Chuyển sang đất thuỷ sản kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt đạt 1.542,65ha; Chuyển sang đất trồng cây lâu năm kết hợp với chăn nuôi đạt 87ha; Chuyển sang chăn nuôi tập trung đạt 18,6ha.
* Sản xuất lương thực: 5 năm qua diện tích gieo trồng lúa cả năm tăng 470,5ha, năm 2011 tổng diện tích trồng lúa cả năm có 14.659,9ha, đến năm 2015 diện tích là 15.130,4ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2015 đạt 96.365,5 tấn (trong đó sản lượng thóc 93.202 tấn, ngô 3163,5 tấn), bình quân đầu người đạt 524kg/người/năm, an ninh lương thực được đảm bảo.
* Sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày: Cây đậu tương là cây công nghiệp ngắn ngày chính của huyện, diện tích trong những năm qua không ngừng tăng lên. Năm 2004 có 4.405ha, sản lượng đạt 6.415tấn; đến năm 2009 diện tích đạt 5.231ha, sản lượng đạt 8,839 tấn.
* Vùng cây ăn quả diện tích tăng nhanh trong những năm gần đây, năm 2007 toàn huyện có 102,4ha, đến năm 2009 diện tích đạt 349,7 ha.
b. Chăn nuôi
Tiếp tục có bước phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 30,4% năm 2010 lên 37,8% năm 2015). Trên địa bàn huyện đã có một số hộ chăn nuôi theo phương thức tập trung với quy mô lớn (trên 100 con/lứa). Đàn gia cầm trong giai đoạn 2011-2015 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên tổng đàn ngày càng giảm, năm 2011 có 698 ngàn con thì đến năm 2015 còn 621 ngàn con.
c. Nuôi trồng thuỷ sản
Đây là thế mạnh của huyện. Tính đến thời điểm 31/12/2015, toàn huyện đã chuyển được 1.542,65ha từ đất lúa trũng hiệu quả kinh tế thấp sang mô hình nuôi thuỷ sản kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn chung, các mô hình trên đều cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập bình quân 80-90 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có những trang trại cho thu nhập 110-130 triệu đồng/ha/năm.
d. Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện có 3914,67 ha, chiếm 16,9% diện tích tự nhiên, trong đó có 453,63 ha là rừng sản xuất (11,6% tổng diện tích rừng) và 3461 ha rừng đặc dụng (88,4% diện tích rừng). Rừng phân bố chủ yếu ở các xã: Hợp Tiến, Hương Sơn, An Phú, Tuy Lai,....
Như vậy, diện tích rừng của huyện chủ yếu là rừng đặc dụng, rừng sản xuất chủ yếu là mới trồng sản lượng gỗ khai thác còn hạn chế do vậy nguồn thu của người dân trên địa bàn huyện từ lâm nghiệp rất thấp, không đáng kể.
Tóm lại: sản xuất nông nghiệp của Mỹ Đức, mặc dù không ít khó khăn và hạn chế, nhưng đã có những tiến bộ nhất định trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là mô hình VAC, vườn đồi đã và đang phát triển. Trong tương lai, khi quy mô diện tích
đất sản xuất nông - lâm nghiệp bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích sử dụng khác (công nghiệp - TTCN, dịch vụ du lịch…), cần phải khoanh định duy trì một quỹ đất nông - lâm nghiệp nhất định, kết hợp với việc bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị sản xuất, giữ vững và ổn định lương thực.
* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản
Sản xuất công nghiệp, TTCN và xây dựng đã có bước phát triển. 2011- 2015 đạt 34,66%/năm. Năm 2015, cơ cấu kinh tế của ngành chiếm 35% trong tổng giá trị gia tăng của toàn huyện.
Tuy nhiên sản xuất công nghiệp của huyện nhìn chung vẫn mang tính thủ công là chính, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động thấp. Sản phẩm chính của công nghiệp - TTCN Mỹ Đức : Dệt khăn mặt các loại, khai thác đá, sản xuất gạch…
Toàn huyện hiện có trên 4809 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thu hút hàng ngàn lao động, trong đó chỉ có nhà máy xi măng ở xã An Phú đang xây dựng là lớn.
Trong những năm tới, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện sẽ tiếp tục được phát triển nhằm tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế của huyện. Như vậy theo dự kiến, từ nay đến năm 2020, huyện sẽ phải dành ra một quỹ đất nhất định để xây dựng các điểm công nghiệp của địa phương cũng như các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề khác.
* Thương mại và du lịch
Những năm qua hoạt động thương mại của Mỹ Đức có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng ngành giai đoạn 2011-2015 đạt 61,12%/năm. Tỷ trọng ngành trong cơ cấu nền kinh tế cũng tăng từ 35,3% năm 2011 lên 55,2% năm 2015.
a) Thương mại
Quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu là bán lẻ, chưa có các kênh bán buôn ra thị trường lớn. Hiện tại huyện có 3 chợ cấp vùng (Đại Nghĩa,Hương Sơn, An Mỹ) và 9 chợ ổn định, 11 chợ tạm cho 22 đơn vị hành chính, một số xã chưa có chợ gây hạn chế đến lưu thông hàng hoá, đặc biệt là đối với nông sản.
Trong những năm qua số hộ làm dịch vụ thương mại ở huyện tăng nhanh, từ 1349 hộ năm 2011 lên 1.774 hộ năm 2015, thu hút trên 3000 lao động. Giá trị
sản lượng của ngành thương mại tăng từ 360,5 tỷ đồng năm 2011 lên 769 tỷ đồng vào năm 2015.
b) Du lịch
Với lợi thế là địa phương có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Chùa Hương, điểm du lịch hồ Quan Sơn,... nên trong những năm gần đây du lịch của huyện phát triển khá nhanh. Số lượng khách đến Chùa Hương hàng năm không ngừng tăng lên. Năm 2015 đạt trên 2,23 triệu lượt du khách (doanh thu từ du lịch ước đạt 681 tỷ đồng)
Điểm du lịch Hồ Quan Sơn có cảnh quan thiên nhiên đẹp nhưng hạ tầng còn kém, các hình thức đầu tư khai thác còn đơn điệu.
Trong tương lai, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, sự phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và phát triển du lịch thương mại,... thì các hoạt động thương mại - du lịch của huyện sẽ được phát triển với tốc độ khá cao.
4.1.2.4. Đặc điểm dân số lao động và việc làm
* Dân số, lao động
- Theo số liệu thống kê, năm 2015 huyện Mỹ Đức có 196 ngàn người với 44.350 hộ, trong đó dân số thành thị 6.591 người, chiếm 3,82%, dân số nông thôn 165.409 người, chiếm 96,18% dân số toàn huyện.
Thời gian qua, do làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, nên đã giảm được tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,05% (năm 2011) xuống còn 0,93% (năm 2015), chất lượng dân số và tuổi thọ bình quân ngày càng tăng.
- Về lao động, tính đến năm 2015, số người trong độ tuổi lao động của huyện có 88.734 người, chiếm 51,9% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 62,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 10%; dịch vụ thương mại chiếm 27,9%. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa thật hợp lý. Tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp vẫn còn phổ biến.
- Vấn đề giải quyết việc làm được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm như: lập dự án cho vay vốn để giải quyết việc làm, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện. Phát triển mạnh việc xuất khẩu lao động, hiện tại có hàng ngàn lao động đi xuất khẩu và làm việc ở các doanh nghiệp trong nước.
* Thu nhập và mức sống
Năm 2015, thu nhập bình quân đạt 17,1 triệu đồng/người/năm, cao gấp 2 lần năm 2011. Những năm gần đây nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên số hộ có thu nhập cao ngày càng nhiều. Đời sống nhiều hộ gia đình được cải thiện
(cả về vật chất lẫn tinh thần), tỷ lệ hộ khá, giàu tăng lên rõ rệt.
4.1.2.5. Thực trạng phát phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
a. Thực trạng phát triển đô thị
Mỹ Đức hiện có 1 thị trấn, tổng diện tích tự nhiên 495,06 ha với quy mô dân số 6.591 người. Mật độ dân số bình quân 1.332 người/km2 cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác trên địa bàn huyện. Đây là khu vực trung tâm kinh tế - văn hoá và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở khối cơ quan của huyện. Trong mấy năm gần đây với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự gia tăng dân số đô thị thì khối lượng xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng,... cũng tăng lên khá nhanh.
Dân cư ở thị trấn được phân bố theo 2 hình thức:
+ Các hộ sống tập trung theo kiểu làng xóm nông thôn ở khu vực đội 1, 2, 3, 4 của thôn Tế Tiêu, thôn Thọ Sơn, thôn Văn Giang. Bình quân mỗi hộ từ 100- 210m2, một số hộ có diện tích vườn và cây xanh khá.
+ Những năm gần đây, một số khu dân cư mới được hình thành dọc theo các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ. Do không được quy hoạch và diện tích quá nhỏ nên kiến trúc chủ yếu là nhà ống, liền kề nhau, không gian chật hẹp. Với loại hộ này, diện tích đất ở bình quân mỗi hộ từ 60-100m2. Khuôn viên các hộ này thông thường quá nhỏ, không có diện tích vườn, cây xanh.
Cũng do thiếu quy hoạch tổng thể các khu dân cư mà hệ thống giao thông nội bộ và hệ thống các công trình công cộng như cấp thoát nước, công viên cây xanh,...đều không đồng bộ hoặc không có. Các dịch vụ công cộng cũng chưa được chú trọng đúng mức nên đã phát sinh nhiều bất cập trong sinh hoạt.
b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn:
Tính đến năm 2015, dân số nông thôn của huyện Mỹ Đức có 165.409 người, chiếm 96,18% dân số toàn huyện. Do đặc điểm tự nhiên và sự hình thành phát triển các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện qua nhiều thế hệ; đến nay dân cư nông thôn Mỹ Đức hiện đang sinh sống ở 112 thôn bản thuộc địa bàn 21
xã trong đó xã có mật độ dân số cao nhất là xã Phúc Lâm (1605người/km2); xã có mật độ thấp nhất là xã An Phú (328 người/km2). Ở một số vùng, do sự chi phối của nền kinh tế thị trường nên đã hình thành các tụ điểm có ưu thế hơn về phát triển kinh tế như xã Hương Sơn, thị tứ An Mỹ (xã An Mỹ), Phúc Lâm, Hợp Tiến,... đây là các khu vực có dịch vụ thương mại tương đối phát triển, là các điểm giao lưu hàng hoá của nhiều cụm dân cư và các vùng lân cận, mang sắc thái của một đô thị. Những khu vực này ngày càng được phát triển cùng với kinh tế dịch vụ đang và sẽ trở thành các thị trấn, thị tứ trong tương lai. Nhu cầu mở rộng quy mô các điểm dân cư tập trung như trên cũng cần phải được tính đến.