Giải pháp về tuyên truyền sử dụng đất đúng pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền sử dụng đất tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 82)

Một bộ phận người dân và thậm chí cả những cán bộ ở cơ sở còn chưa nắm bắt được đầy đủ quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đất đai nói chung và trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất nói riêng. Do đó, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đất đai hiện hành sâu

rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn huyện. Vận động nhân dân tự giác chấp hành các quy định của pháp luật nói chung và khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về đất đai theo các chủ đề phù hợp với nội dung quản lý nhà nước về đất đai để cung cấp cho các địa phương.

Qua kết quả lấy ý kiến của người dân, tỷ lệ người dân lo sợ về chính sách, rủi ro khi giao dịch đất đai còn cao (63,33%) dẫn đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng bị hạn chế. Vấn đề này xảy ra do người dân chưa hiểu được rõ ràng các chế độ chính sách pháp luật, việc này phần lớn là do các cơ quan chính quyền chưa quan tâm nhiều đến công tác tuyên truyền, công khai minh bạch các thủ tục hành chính, các chế độ chính sách liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất. UBND huyện Mỹ Đức cần phải đưa ra quy chế dân chủ trong công tác cấp giấy chứng nhận cũng như trong giải quyết các thủ tục hành chính nhằm đảm bảo quyền dân chủ cho nhân dân để nhân dân nhận thức được việc thực hiện các quyền sử dụng đất của mình là hợp pháp, hợp lệ và chính đáng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Huyện Mỹ Đức có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa khá nhanh, kéo theo sự gia tăng nhanh dân số cơ học vào lập nghiệp, nhu cầu sử dụng đất để phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, phát triển các khu dân cư diễn ra khá mạnh cũng gây áp lực lớn đến việc quản lý và sử dụng đất nói chung; việc đảm bảo thực hiện các quyền của người sử dụng đất nói riêng trên địa bàn huyện. 2. Kết quả nghiên cứu về việc thực hiện các quyền sử dụng đất của các hộ dân tại 3 khu vực nghiên cứu cho thấy:

* Việc thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn nghiên cứu có 271 trường hợp.

Trong đó:

- Thị trấn Đại Nghĩa lượng giao dịch hồ sơ mua bán trên đất ở là 15 trường hợp chuyển nhượng đất ở.

- Xã Hợp Tiến 18 trường hợp (16 trường hợp chuyển nhượng đất ở, 02 trường hợp chuyển nhượng đất vườn, ao).

- Xã Vạn Kim 16 trường hợp (13 trường hợp chuyển nhượng đất ở, 03 trường hợp chuyển nhượng đất vườn ao liền kề).

* Việc thực hiện quyền cho thuê quyền sử dụng đất: Giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn nghiên cứu có 55 trường hợp cho thuê và đang thuê nhà đất để ở.

Trong đó:

- Thị trấn Đại Nghĩa 9 trường hợp (8 trường hợp thuê đất ở và 1 trường hợp thuê ao liền kề).

- Xã Hợp Tiến 10 trường hợp (9 trường hợp thuê đất ở và 1 trường hợp thuê ao liền kề).

- Xã Vạn Kim 8 trường hợp (5 trường hợp thuê đất ở và 3 trường hợp thuê ao liền kề).

* Việc thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất: Giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn nghiên cứu có 48 trường hợp.

Trong đó:

- Thị trấn Đại Nghĩa có 7 trường hợp (6 trường hợp đất ở, 1 trường hợp đất vườn, ao liền kề).

- Xã Hợp Tiến có 10 trường hợp (9 trường hợp đất ở, 1 trường hợp đất vườn, ao liền kề).

- Xã Vạn Kim có 8 trường hợp (5 trường hợp đất ở, 3 trường hợp đất vườn, ao liền kề).

* Việc thực hiện quyền tặng, cho quyền sử dụng đất: Giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn nghiên cứu có 57 trường hợp.

Trong đó:

- Thị trấn Đại Nghĩa có 17 trường hợp (14 trường hợp đất ở, 3 trường hợp đất vườn, ao liền kề).

- Xã Hợp Tiến có 15 trường hợp đều là đất ở.

- Xã Vạn Kim có 25 trường hợp (20 trường hợp đất ở, 5 trường hợp đất vườn, ao liền kề).

* Việc thực hiện quyền thế chấp bằng QSDĐ: Giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn 3 xã, thị trấn nghiên cứu có 55 trường hợp. Do yêu cầu bắt buộc giữa các bên tham gia thế chấp (ngân hàng, tổ chức tín dụng và người sử dụng đất) phải khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thủ tục khai báo.

Trong đó:

- Thị trấn Đại Nghĩa có 14 trường hợp (21 trường hợp đất ở, 3 trường hợp đất vườn, ao liền kề).

- Xã Hợp Tiến có 15 trường hợp (11 trường hợp đất ở, 4 trường hợp đất vườn, ao liền kề).

- Xã Vạn Kim có 16 trường hợp (14 trường hợp đất ở, 2 trường hợp đất vườn, ao liền kề).

3. Ý kiến của hộ gia đình cá nhân 3 xã, thị trấn về việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại các cơ quan nhà nước cho thấy các quy định pháp luật hiện nay tác động đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Do yêu cầu

pháp luật ngày càng chặt chẽ đối với người sử dụng đất, nên người sử dụng đất bắt buộc phải thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước để đảm bảo quyền lợi của họ. Tuy nhiên có những văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể sẽ khuyến khích người sử dụng đất thực hiện nên số vụ đăng ký hàng năm tăng lên đối với quyền chuyển nhượng và thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ.

4. Để việc thực hiện đồng bộ các quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013 đảm bảo quyền lợi của người dân và đúng quy định của pháp luật thì cần thực hiện đồng bộ 4 nhóm giải pháp (nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy và tăng cường năng lực cán bộ quản lý đất đai; nhóm giải pháp tổ chức quản lý; nhóm giải pháp về hoàn thiện các giải pháp và chính sách có liên quan; nhóm giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sử dụng đất) đã đề xuất trong luận văn.

5.2. KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu, để việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất có hiệu quả hơn, trong thời gian tới cần:

- Cần tạo điều kiện đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là xây dựng hệ thống cơ sơ dữ liệu đất đai chuẩn, thống nhất cho ngành tài nguyên môi trường (từ thành phố Hà Nội-trực tiếp là Sở TNMT Thành phố Hà Nội, Văn phòng ĐKĐĐ Hà Nội đến chi nhánh cấp huyện) để người sử dụng đất có thể tra cứu và thực hiện các quyền sử dụng đất được thuận lợi hơn.

- Cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để người dân khi kê khai đăng ký biến động cũng như thực hiện các quyền sử dụng đất từ cấp xã, xã đến cấp huyện và thành phố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân Bá (2003). Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Hoàng Huy Biều (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thái Lan, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ khoa học và Hợp tác quốc tế. 3. Nguyền Đình Bồng (2005). Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp nhà

nước Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Trung tâm Điều tra Quy hoạch Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Bồng (2006). Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Hội thảo khoa học Thị trường bất động sản: thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, tháng 3/2006, Hà Nội.

5. Trần Tú Cường (2012). Nghiên cứu cơ sở lý luận và qui định về QSH, QSDĐ đai của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Đề tài cấp Bộ của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

6. Đào Trung Chính (2005). Một số vấn đề quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

7. Trần Thị Minh Hà (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Ôxtrâylia, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

8. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thụy Điển, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

9. Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng (2007). Quản lý đất đai và thị trường bất động sản. NXB Bản, Hà Nội.

10. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam năm 1980, 1992 (1995). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

11. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật Đất đai 1987 (1992). Tổng cục Quản lý ruộng đất, Hà Nội.

12. Quốc Hội (2002). Luật Đất đai 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2001. NXB Bản đồ, Hà Nội.

13. Quốc Hội (2003). Luật đất đai 2003, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Quốc Hội (2005). Bộ luật sự 2005. NXB Lao động, Hà Nội.

15. Quốc Hội (2013). Luật đất đai 2013. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Lưu Quốc Thái (2006). Pháp luật đất đai và vấn đề về đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

17. Chu Tuấn Tú (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của liên bang Malaixia, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. 18. UBND Huyện Mỹ Đức (2010, 2015). Niên giám thống kê Huyện Mỹ Đức năm

2010, 2015.

19. UBND Huyện Mỹ Đức (2015). Số liệu phòng thống kê Huyện Mỹ Đức năm 2015. 20. UBND Huyện Mỹ Đức (2015). Báo cáo công tác quản lý sử dụng đất, cấp Giấy

chứng nhận QSDĐ từ các năm 2010 - 2015.

21. UBND Huyện Mỹ Đức (2011). Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 huyện Mỹ Đức.

22. UBND Huyện Mỹ Đức (2015). Các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng các năm từ 2010 - 2015.

23. UBND xã Hợp Tiến (2015). Số liệu thống kê tình hình kinh tế, xã hội năm 2015. 24. UBND Thị trấn Đại Nghĩa (2015). Số liệu thống kê tình hình kinh tế, xã hội năm 2015. 25. UBND xã Vạn Kim (2015). Số liệu thống kê tình hình kinh tế, xã hội năm 2015. 26. UBND huyện Mỹ Đức (2015). Tài liệu kiểm kê đất đai huyện Mỹ Đức năm 2014. 27. UBND huyện Mỹ Đức (2015). Tài liệu thống kê đất đai huyện Mỹ Đức năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền sử dụng đất tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)