Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền sử dụng đất tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 56)

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài chỉ đánh giá một số nét cơ bản về công tác quản lý đất đai ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền sử dụng đất.

4.2.1.1. Công tác kiểm kê, thống kê đất đai

Trong những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên Môi trường và các xã thực hiện nghiêm túc công tác kiểm kê đất đai (năm 2010 và 2015) và công tác thống kê đất đai hàng năm theo đúng quy định của luật đất đai, nên đã giúp lãnh đạo các cấp nắm bắt được thực trạng sử dụng đất của cấp mình và sự biến động về sử dụng đất hàng năm để có kế hoạch đưa vào khai thác sử dụng đất đai có hiệu quả.

Để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm kê, thống kê năm 2015, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, các xã, thị trấn trong huyện thực hiện kiểm kê đất đai. Đến nay số liệu kiểm kê đất đai của các xã và huyện đã thực hiện xong theo đúng quy định của Bộ TNMT.

* Tổng diện tích tự nhiên của huyện: là 22625,08 ha; giảm so với năm 2010 là 521.91 ha; nguyên nhân giảm là do:

- Chuyển sang tỉnh Hòa Bình 588 ha, theo quyết định 1860 của Chính Phủ. - Sau khi chuyển 588 ha về tỉnh Hòa Bình diện tích nhiên huyện Mỹ Đức tăng lên so với kỳ kiểm kê trước là: 67 ha. Nguyên nhân:

+ Phương pháp tổng hợp số liệu giữa hai kỳ kiểm kê khác nhau, kỳ kiểm kê năm 2010 tổng hợp số liệu bằng phương pháp cộng sổ, kỳ kiểm kê 2014 tổng hợp số liệu từ bản đồ khoanh vẽ hiện trạng sử dụng đất thông qua phần mềm TK2015 của Bộ tài nguyên và môi trường.

* Nhóm đất nông nghiệp: 14586,18 ha, chiếm 64.47% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.

* Nhóm đất phi nông nghiệp: 6622,80 ha chiếm 29.27 % tổng diện tích tự nhiên của huyện.

* Nhóm đất chưa sửa dụng: 1416,10 ha chiếm 6.26 % tổng diện tích tự nhiên của huyện.

4.2.1.2. Công tác đo đạc lập bản đồ

Cho đến nay công tác đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn toàn huyện đã thực hiện xong 22/22 xã, thị trấn theo hệ toạ độ Quốc gia VN 2000. Kết quả trên đã tạo điều kiện cho việc quản lý Nhà nước về đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có nhiều thuật lợi.

4.2.1.3. Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trong kỳ quy hoạch vừa qua huyện đã thực hiện tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và của các xã.

- Năm 2002, UBND huyện chỉ đạo Phòng Địa chính (nay là Phòng Tài nguyên và môi trường) và các phòng ban chức năng phối hợp với Viện quy hoạch và thiết kế - Bộ Nông nghiệp triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho huyện đến năm 2010 và đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt tại quyết định số 591/QĐ-CT, ngày 2 tháng 6 năm 2004.

- Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai của huyện đến năm 2010 đã được phê duyệt, UBND huyện Mỹ Đức tiếp tục xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm (2011-2015) đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt.

- Hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch sử dụng đất và tổng hợp xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các địa phương trình Hội đồng Nhân dân thông qua.

Tuy đã có nhiều cố gắng, song công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai còn một số tồn tại cần khắc phục như sau:

- Việc công khai hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp theo quy định của Luật đất đai làm tốt, tuy nhiên do công tác tuyên truyền còn hạn chế, nên chưa thu hút được sự quan tâm của người dân.

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 có những chỉ tiêu chưa sát với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của huyện nên khó thực hiện.

4.2.1.4. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

a) Đối với đất sản xuất:

Tính đến năm 2015, toàn huyện đã cấp được 34.319 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất cho 3.233 hộ với diện tích đất được cấp giấy chứng nhận là 7.120,99 ha, đạt trên 75% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

b) Đối với đất ở

Tính đến năm 2015, toàn huyện đã cấp được 33.233 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho 31.233 hộ, đạt 86,9% so với số hộ và 63,25% so với số thửa. Diện tích đất được cấp giấy chứng nhận là 1.602,05 ha. Hiện nay UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ năm 2016, dự kiến số hộ được cấp giấy đạt 91,8% so với số hộ.

4.2.1.5. Công tác giải quyết đơn thư khiếu tố, khiếu nại về đất đai

Trong thời gian qua, UBND huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại về đất đai diễn ra trên địa bàn huyện. Cụ thể đã giải quyết xong, có quyết định của UBND huyện là 29 vụ ở các xã : Hợp Tiến, Xuy Xá, Hương Sơn, An Tiến, An Mỹ, Tuy Lai, Phùng Xá, Phù Lưu Tế, An Phú, Đại Hưng, TT Đại Nghĩa. Nhìn chung việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo luôn được phòng Tài nguyên và Môi trường quan tâm giải quyết thỏa đáng, không để tình trạng khiếu kiện vượt cấp kéo dài.

4.2.1.6. Công tác dồn điền đổi thửa

UBND huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân; quy hoạch lại hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng làm cơ sở cho việc dồn điền đổi thửa. Đến nay đã bắt đầu triển khai công tác quy hoạch dồn điền đổi thửa trên địa bà toàn huyện.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Mỹ Đức

* Tổng diện tích tự nhiên năm 2015 của huyện: là 22625.08 ha (giảm so với năm 2010 là 521.91 ha) nguyên nhân giảm là do:

- Chuyển sang tỉnh Hòa Bình 588 ha, theo quyết định 1860 của Chính Phủ.

- Sau khi chuyển 588 ha về tỉnh Hòa Bình diện tích nhiên huyện Mỹ Đức tăng lên so với kỳ kiểm kê trước là: 67 ha. Nguyên nhân:

+ Phương pháp tổng hợp số liệu giữa hai kỳ kiểm kê khác nhau, kỳ kiểm kê năm 2010 tổng hợp số liệu bằng phương pháp cộng sổ, kỳ kiểm kê 2014 tổng hợp số liệu từ bản đồ khoanh vẽ hiện trạng sử dụng đất thông qua phần mềm TK2015 của Bộ tài nguyên và môi trường.

* Nhóm đất nông nghiệp: 14586,18 ha, chiếm 64.47% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

* Nhóm đất phi nông nghiệp: 6622,80 ha chiếm 29.27 % tổng diện tích tự nhiên của huyện

* Nhóm đất chưa sửa dụng: 1416,10 ha chiếm 6.26 % tổng diện tích tự nhiên của huyện

4.2.2.1. Đất nông nghiệp

Nhóm đất nông nghiệp là 14.588,21 ha, chiếm 33,98% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 4.3. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1. Đất nông nghiệp NNP 14.588,21 100,00 1.1 Đất trồng lúa DLN 8.297,19 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 982,91 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 157,41 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.509,19 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 113,94

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2015)

4.2.2.2. Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện Mỹ Đức năm 2015 là 6.638,97 ha, chiếm 65,75% diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, an ninh, quốc phòng và đất phát triển hạ tầng.

Bảng 4.4. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015

STT Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 6.638,97 100,00

2.1 Đất quốc phòng CQP 663,21

2.2 Đất an ninh CAN 12,27

2.3 Đất thương mại, dịch vụ TMD 1,39 2.4 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 26,03 2.5 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp DHT 2.117,05 2.6 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 2,14 2.7 Đất danh lam thắng cảnh DDL 2,00 2.8 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 14,43 2.9 Đất ở tại nông thôn ONT 1.781,05 2.10 Đất ở tại đô thị ODT 64,22 2.11 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 15,42 2.12 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 1,89 2.13 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG

2.14 Đất cơ sở tôn giáo TON 47,96 2.15 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, NTD 210,86 2.16 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 115,18 2.17 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 16,68 2.18 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 5,29 2.19 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 41,23 2.20 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 506,69 2.21 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 977,26 2.22 Đất phi nông nghiệp khác PNK 16,72

4.2.2.3. Đất chưa sử dụng

Bảng 4.5. Diện tích, cơ cấu đất chưa sử dụng năm 2015

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 3 Đất chưa sử dụng CSD 1.397,90 100,00 3,1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 9,18 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2,91 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 1.404,02

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2015) Đất chưa sử dụng của huyện Mỹ Đức là 1.397,90 ha, chiếm 0,27% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây 1.404,02 ha, đất đồi núi chưa sử dựng là: 2,91 ha và đất bằng chưa sử dụng là 9,18 ha (tập trung chủ yếu ở các xã Tuy Lai, Thượng Lâm, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Hợp Thanh và An Phú). Trong thời gian tới huyện cần có kế hoạch cải tạo đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp, tránh tình trạng để đất hoang hóa, gây lãng phí nguồn tài nguyên này.

4.2.3. Hiện trạng sử dụng đất của 03 xã điều tra

Trên cơ sở xem xét thực tế tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Đức, đề tài chọn ra 03 xã, thị trấn đại diện làm địa bàn nghiên cứu, đó là: Thị trấn Đại Nghĩa, xã Hợp Tiến và xã Vạn Kim.

Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 các xã điều tra

STT Mục đích sử dụng đất Thị trấn

Đại Nghĩa Xã Hợp Tiến Xã Vạn Kim

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 495,48 1.418,09 616,91

1 Đất nông nghiệp NNP 303,96 734,34 441,46

1.1 Đất trồng lúa LUA 254,80 609,22 340,11

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 236,53 605,96 324,44

Đất trồng lúa nước còn lại LUK 18,27 3,26 15,67

Đất trồng lúa nương LUN

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4,99 42,51 69,50

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 3,55 1,95

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 6,14

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 4,15 74,51 31,85

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 36,47

2 Đất phi nông nghiệp PNN 191,52 479,03 175,45

2.1 Đất quốc phòng CQP 2,65

2.2 Đất an ninh CAN 3,05

2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 0,37 0,02

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 4,11 0,71 1,91

2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 86,83 144,64 69,71

2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT

2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL

2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,85 1,34 0,65

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 144,45 59,31

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 64,22

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2,28 0,71 0,54

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,12 0,16 0,02

2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 2,46 2,53 1,97

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, NTD 7,42 18,10 7,18

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 3,00 0,11

2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0,91 0,49 0,08

2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 5,29

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2,20 0,40 3,14

2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 8,11 10,32 30,15

2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,30 141,95 0,43

2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,35 10,20 0,24

3 Đất chưa sử dụng CSD 204,73

3,1 Đất bằng chưa sử dụng BCS

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng BCS 2,91

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 201,82

4.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC GIAI ĐOẠN 2010- 2015 ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC GIAI ĐOẠN 2010- 2015

4.3.1. Tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo số liệu tổng hợp tại Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Mỹ Đức từ năm 2010 - 2015 được thể hiện trong bảng 4.7 cho thấy giai đoạn từ năm 2010 - 2015 trên địa bàn 3 xã, thị trấn nghiên cứu có tổng số 271 trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.

Việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ, người sử dụng đất phải nộp các khoản thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật tại Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/5/2003 của Chính phủ về lệ phí trước bạ. Ngoài ra, người sử dụng đất phải nộp lệ phí địa chính (là khoản tiền mà người sử dụng đất phải nộp khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về địa chính) theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí.

Bảng 4.7. Tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn 3 xã, thị trấn nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2015

Đơn vị: trường hợp STT Xã, thị trấn Tổng số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Đại Nghĩa 107 11 12 15 19 15 36 2 Hợp Tiến 99 8 14 19 21 16 21 3 Vạn Kim 65 5 8 12 15 10 14 Tổng cộng 271 24 34 46 55 41 71

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2015) Theo kết quả điều tra 150 hộ gia đình trong giai đoạn từ năm 2010-2015 thể hiện trong bảng 4.7 cho thấy, riêng trong năm 2015 có 71 hộ tham gia chuyển nhượng QSDĐ, chiếm 34,67% số hộ được hỏi. Tỷ lệ chuyển quyền sử dụng đất vườn và ao liền kề chỉ chiếm 9,62% số trường hợp. Tổng diện tích đất chuyển quyền sử dụng đất trong 5 năm là 7.451,8 m2. Tìm hiểu về mục đích chuyển quyền sử dụng đất ở, đất vườn và ao liền kề ở 3 xã thị trấn cho thấy có 37,83% là đầu cơ kinh doanh bất động sản; 19,35% là nhu cầu làm nhà ở để cư trú và chỉ có

14,5% tổng số trường hợp chuyển nhượng đất để lấy tiền đầu tư sản xuất kinh doanh, có rất ít trường hợp chuyển nhượng với mục đích lấy tiền mua vật dụng hoặc gửi tiết kiệm ở địa bàn nghiên cứu.

Bảng 4.8. Tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ của hộ phỏng vấn trên địa bàn các xã nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2015

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Đại

Nghĩa Hợp Tiến Vạn Kim Tổng Tổng số hộ điều tra Hộ 50 50 50 150 1 Tổng số hộ chuyển nhượng Trường hợp 15 18 16 49 Đất ở 15 16 13 44 Đất vườn, ao liền kề 2 3 5 2 Diện tích (m2) 2090,6 2440,0 2450,0 6981,8 3 Tình hình thực

hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp Trường hợp 21 23 16 59 3.1 Hoàn tất tất cả các thủ tục Trường hợp 14 14 9 37 3.2. Chỉ khai báo tại

UBND xã

Trường hợp 3 4 1 8 3.3. Giấy tờ viết tay có

người làm chứng

Trường hợp 2 3 2 7 3.4 Giấy tờ viết tay Trường hợp 2 1 4 7

4 Thực trạng giấy tờ tại thời điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền sử dụng đất tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 56)