Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Kant

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học immanuel kant (Trang 25 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Kant

Immanuel Kant sinh ngày 22 - 4 - 1724, trưởng thành trong một gia đình trung lưu nghèo gốc Scốtlen tại Kenitbec thuộc Đông Đức. Cha mẹ ông thuộc giáo phái sùng đạo, chính điều này đã ảnh hưởng tới tư tưởng của Kant. Thủa nhỏ ông theo học tại trường địa phương Collegium Fredericianum. Mùa thu năm 1740 ông vào học Khoa Triết học trường Đại học Kenitbec. Ở đại học ông được trang bị các kiến thức không chỉ triết học mà còn cả những môn khoa học tự nhiên. Dưới sự giảng dạy của nhà triết học Martin Knutzen hướng tư tưởng Kant theo truyền thống duy lý của Châu Âu, người thầy này đã kích thích sự quan tâm của Kant hướng tới vật lý học Newton, chính sự quan tâm này góp một phần không nhỏ trong sự phát triển triết học độc đáo và phê bình của Kant.

Tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, Kant tới làm gia sư cho một gia đình giàu có mãi cho tới năm 1755 ông mới quay trở lại đại học và được nhận làm giảng viên. Thời kỳ đầu các bài giảng của Kant tập trung vào thế giới bên ngoài, liên quan chủ yếu tới các vấn đề vật lý học. Năm 1770, Kant được đề nghị làm giáo sư triết học điều mà ông từng ao ước bấy lâu. Trong bài giảng khai mạc, Nghị luận về mô thể và các nguyên lý về các thế giới khả giác và khả tri, Kant tuyên bố ý định của ông là xây dựng lại triết học. Những năm sau đó ông cẩn thận và âm thầm suy tư về mọi ý niệm của mình, mãi đến tuổi trung niên ông mới triển khai các quan điểm, các tác phẩm quan trọng của Kant được viết khi ông ở độ tuổi từ 57 cho đến 67, điểm đặc biệt ở Kant là

phong cách viết hàn lâm rất khó đọc nhưng các bài giảng của ông lại rất được sinh viên ưa thích.

Dù không lập gia đình, không bao giờ ông ra khỏi khu vực sinh sống và có một cuộc đời lập dị, nhưng ông lại có rất nhiều bạn bè quan tâm tới vấn đề tri thức và chính trị của thời đại. Ông thành công trong lĩnh vực giảng dạy và là một người thầy vui tính. Thiên hạ mô tả ông như chiếc đồng hồ, giờ giấc sinh hoạt của ông vô cùng chính xác, để giữ gìn sức khỏe và tận dụng tối đa thời gian cho giảng dạy ông đã thực hiện nghiêm ngặt thời khóa biểu của mình, chính nhờ có nếp sống khoa học và kỷ luật nên Kant đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng. Năm 1797 vị giáo sư già yếu cáo từ giảng đường đại học về nghỉ hưu, sống những năm tháng cuối đời một cách ung dung, tự tại và tạ thế vào ngày 12-12-1804 hưởng thọ 80 tuổi.

Trong sự nghiệp khoa học, Kant là người gặt hái được nhiều thành công, năm 1786 Kant được bầu làm Viện sĩ hàn lâm khoa học Hoàng gia Phổ tại Berlin, năm 1794, ông trở thành Viện sĩ danh dự Viện hàn lâm khoa học Saint Peterburg đến năm 1798 cả Viện hàn lâm khoa học Italy và Viện hàn lâm khoa học Paris đều bầu ông làm viện sĩ. Sự nghiệp vẻ vang là vậy nhưng trong cuộc sống hàng ngày của Kant không có gì nổi bật, người đời phong cho ông tên hiệu “cách mạng” là vì triết lý của ông. Tuy nhiên chữ cách mạng ở đây không liên quan đến vấn đề chính trị mà chỉ là những đột phá cấp tiến vào hệ thống tri thức cổ truyền. Nhiều ý tưởng cải cách mạnh mẽ, làm đảo lộn thế giới tư tưởng không những ở Đức mà trên toàn thế giới. Sự nghiệp triết học của Kant diễn ra qua hai thời kỳ:

Thời kỳ tiền phê phán (1746 - 1770)

Kant chủ yếu nghiên cứu các vấn đề toán học và khoa học tự nhiên với nhiều phát minh nổi tiếng về các lĩnh vực này. Ông xuất bản một tác phẩm quan trọng trong thời kỳ đầu này là “Lịch sử tự nhiên phổ quát và lý thuyết

các tầng trời” (1755), giải thích cấu trúc vũ trụ theo vật lý học của Newton. Thời kỳ này tư tưởng của Kant nhấn mạnh vào thế giới nội tâm và bản chất đạo đức, đặc biệt Kant tập trung vào triết học tự nhiên, trong thời kỳ đầu Kant chịu ảnh hưởng lớn của quan niệm duy tâm và thần học của Leibniz (1646 - 1716), về sau lập trường của ông chuyển dần sang quan niệm duy vật máy móc của Newton và Descartes, đi đến xây dựng một thế giới quan độc lập.

Bên cạnh những quan niệm duy tâm, về cơ bản Kant thể hiện như một nhà duy vật khoa học tự nhiên với luận điểm: “Hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ xây dựng thế giới từ nó; nghĩa là hãy đưa cho tôi vật chất tôi sẽ chỉ cho mọi người thấy thế giới ra đời từ vật chất như thế nào” [Dẫn theo 63, tr.379]. Thời kỳ này với nhiều thành công trong khoa học, Kant có niềm tin vào khả năng nhận thức của con người. Ông cho ra đời một khối lượng lớn các bài viết trong đó các tư tưởng triết học và khoa học tự nhiên đan xen lẫn nhau. Tác phẩm cơ bản của ông trong thời kỳ này là: “Những suy nghĩ về giá trị chân chính của lực sống” (1746), hay “Vấn đề trái đất có già đi không, theo quy luật vật lý học” (1754), “Lịch sử tự nhiên phổ quát và lý thuyết các tầng trời” (1755). “Sự ứng dụng siêu hình học có liên quan tới hình học trong triết học tự nhiên” (1756). “Triết lý hảo trong bốn hình thái tam đoạn luận (1762)”, “Cơ sở khả dĩ cho việc chứng minh sự tồn tại của thượng đế” (1763), “Thử đưa đại lượng phủ định vào triết học” (1763), “Quan sát bằng cảm tính cái đẹp và cái cao cả” (1764), “Cơ sở đầu tiên của sự khác nhau trong các mặt không gian” (1768), “Về hình thức các nguyên tắc của thế giới cảm tính và siêu cảm tính” (1770).

Trong thời kỳ tiền phê phán, các quan niệm duy tâm thần bí của triết học Leibniz, Wolf và quan niệm duy vật siêu hình của Descartes. Newton có ảnh hưởng tới Kant rất lớn, Kant đã mượn phương pháp kinh nghiệm của Newton làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu. Trong lĩnh vực vật lý học, khi phát triển các tư tưởng về sự vận động, về lực hấp dẫn Kant đã lý giải sâu sắc

hơn lý thuyết về sự vận động và đứng im. Tới lĩnh vực sinh học, Kant đề ra tư tưởng phân loại động vật. Trong nhân loại học, Kant đề xuất tư tưởng về lịch sử tự nhiên của loài người, lý giải sự hình thành và phát triển của loài người. Bên cạnh đó Kant đã ứng dụng các nguyên tắc của khoa học tự nhiên hiện đại vào giải thích kết cấu của hệ thống mặt trời và sự nảy sinh hệ thống đó. Chính ông là người đầu tiên tìm tòi khám phá ảnh hưởng của lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng tạo nên hiện tượng thủy triều. Trong tác phẩm “Sự ma sát của thủy triều” ông giải thích rằng sở dĩ có sự lên xuống của thủy triều là do sức hút của mặt trăng lên trái đất, sự tác động qua lại giữa mặt trăng và trái đất làm ảnh hưởng đến độ xoay vòng của chúng. Sự quay chậm lại của trái đất khi thủy triều lên hoặc xuống là do ma sát của thủy triều.

Năm 1755 Kant cho ra đời tác phẩm “Lịch sử tự nhiên đại cương và lý thuyết về thiên hà”, trong tác phẩm này, Kant có cái nhìn tổng quát về sự hình thành của vũ trụ. Theo ông vũ trụ nguyên thủy tràn đầy các hạt vật chất nằm trong trạng thái hỗn mang, nhờ lực vạn vật hấp dẫn, thông qua lực hút và lực đẩy, các hạt vật chất dần dần quy tụ lại thành những khối vân tinh, do ma sát khi va chạm nên chúng nóng lên. Hành tinh lớn nhất trong thái dương hệ là mặt trời, những hành tinh nào gần mặt trời thì càng nặng còn hành tinh ở xa mặt trời thì nhẹ dần, ông suy đoán rằng, còn có những hành tinh khác giống với trái đất của chúng ta. Theo Kant vũ trụ thường xuyên diễn ra một cách tự nhiên quá trình sinh ra và biến đi của những hệ thống vũ trụ. Có thể thấy rằng, tuy vũ trụ luận của Kant nhìn từ góc độ khoa học hiện đại có phần trở nên lạc hậu. Nhưng nó cũng có ý nghĩa cách mạng và hoàn chỉnh hơn so với các học thuyết vũ trụ trước kia, đem lại một cái nhìn mới. Khẳng định một điều rằng, không chỉ trái đất mà còn cả vũ trụ này chính là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, quan điểm này đã công phá vào thành trì quan niệm siêu hình thời đó, khi cho rằng thế giới không có sinh, không có tử tồn tại

vĩnh viễn vô cùng tận. Ông đã nêu lên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và cho rằng vũ trụ là một hệ thống vô cùng lớn, bao hàm những hệ thống nhỏ. Với học thuyết về lịch sử hình thành vũ trụ, Kant đặt nền móng cho quan niệm phát triển biện chứng về tự nhiên.

Thời kỳ phê phán từ năm 1770 cho đến cuối đời

Ở thời kỳ này, Kant tập trung nghiên cứu những vấn đề xã hội và con người. Ông cho rằng, con người không nhận thức được thế giới, điểm đáng chú ý thời kỳ này là tư tưởng của Kant dần hướng đến các vấn đề tín ngưỡng, hoài nghi khả năng nhận thức thế giới của con người. Do ảnh hưởng của nhiều biến động xã hội đương thời, bế tắc trong việc tìm kiếm quan điểm mới về triết học, chịu tác động của tư tưởng triết học mới như chủ nghĩa tâm lý của Locke, thuyết bất khả tri của Hume, chủ nghĩa duy lý của Descartes và Leibniz, cho nên lập trường tư tưởng của Kant đã có sự thay đổi rõ nét, đi từ triết học miêu tả sang triết học phê phán. Theo ông, triết học cần khẳng định vị thế con người và vì vậy cần trả lời cho ba câu hỏi lớn đó là: Tôi có thể biết được cái gì? Tôi cần phải làm gì? và Tôi có thể hy vọng vào cái gì? ba vấn đề trăn trở của thời đại, phản ánh ba khía cạnh trong mối quan hệ giữa con người với thế giới.

Vấn đề thứ nhất (Tôi có thể biết được cái gì?) đây là vấn đề mang tính nhận thức luận đơn thuần được nghiên cứu trong “Phê phán lý tính thuần túy”.

Vấn đề thứ hai (Tôi cần phải làm gì?) đây là vấn đề thuần túy thực tiễn mục đích của tác phẩm “Phê phán lý tính thực tiễn”.

Vấn đề thứ ba (Tôi có thể hy vọng cái gì?) đây là vấn đề bao hàm cả lý luận và thực tiễn được nghiên cứu trong “Phê phán năng lực phán đoán”.

Bên cạnh đó còn có các tác phẩm quan trọng khác của Kant như “Các nền tảng siêu hình học của khoa học tự nhiên” (1786), “ Tôn giáo trong giới

hạn của lý trí đơn thuần” (1793), “Hướng tới hòa bình vĩnh cửu” (1795), và “Các cơ sở của siêu hình học đạo đức” (1797).

Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Socrates (469 - 399 Tr.CN), Kant cho rằng bản chất của triết học là sự tự ý thức của con người về chính mình. Kant khẳng định con người là trung tâm mọi vấn đề, vì vậy cho nên triết học Kant được các nhà tư tưởng ví như cuộc cách mạng Copecnich trong lịch sử triết học. Trong đó triết học về đạo đức và pháp quyền có một vị trí và ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học của ông.

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC, PHÁP QUYỀN TRONG TRIẾT HỌC KANT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học immanuel kant (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)