Sự thiện tối cao trong đạo đức học của Kant

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học immanuel kant (Trang 54 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Quan niệm của Kant về đạo đức

2.1.4. Sự thiện tối cao trong đạo đức học của Kant

Một trong những nội dung cơ bản của đạo đức học Kant là quan niệm về “cái thiện”, gắn với định đề “sự bất tử của linh hồn”. Theo Kant, sự bất tử của linh hồn là “sự kéo dài đến vô tận của sự hiện hữu và nhân cách của cùng

một hữu thể có lý tính (điều này được người ta gọi là sự bất tử của linh hồn)”[18,tr.220]. Con người muốn đạt được “sự thiện tối cao” cần phải đạt đến sự tương ứng hoàn toàn giữa quy luật luân lý với tâm hồn. Trong cái thiện tối thượng ấy vấn đề trung tâm mà cái thiện hướng tới chính là đức hạnh, nó phụ thuộc vào ý chí hoạt động của con người, là sản phẩm của thời đại, hoạt động sinh hoạt cộng đồng.

Theo Kant, tuy đức hạnh là “cái thiện” cao nhất là điều kiện tối thượng nhất cho việc bản thân ta xứng đáng được hưởng hạnh phúc, nhưng chỉ có mỗi đức hạnh không thôi thì chưa phải là “cái thiện hoàn hảo” vì con người không chỉ muốn chứng minh mình xứng đáng có quyền được hưởng hạnh phúc nhờ có đức hạnh mà còn muốn được hưởng hạnh phúc. Con người là chủ thể của hoạt động có đạo đức, nghĩa là không bao giờ và không khi nào chỉ như là phương tiện cho bất kỳ ai, dù đó có là thượng đế quyền năng đi chăng nữa, nhân tính trong con người là thiêng liêng nhất, là lẽ sống là quy luât luân lý. Đức hạnh hiện hữu có lý trí, chỉ hoàn toàn thỏa mãn khi có sự kết hợp giữa đức hạnh với hạnh phúc, dù không phải lúc nào đức hạnh với hạnh phúc đi liền với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau. Đức hạnh là nguồn gốc tạo ra hạnh phúc.

Kant khẳng định rằng luật đạo đức sai khiến chúng ta hành động không phải để được hạnh phúc, mà để hành động cho đúng. Sự hiện diện của một hiện hữu có lý tính đòi hỏi trong mỗi chúng ta phải suy nghĩ về cái thiện tối thượng. Trong cái thiện tối thượng đó bao gồm cả đức hạnh và hạnh phúc. Muốn đạt đến cái thiện tối thượng, con người không thể giới hạn kinh nghiệm vào thế giới mối liên hệ giữa đức hạnh và hạnh phúc, vào quy luật đạo đức.

Kant phân biệt cái thiện với cái ác khi cho rằng “Cái ta gọi là thiện phải là một đối tượng của quan năng ham muốn trong sự phán đoán của bất kỳ con người có lý tính nào; và cái ác là đối tượng của sự xa lánh trong mắt mọi

người, vì thế, bên cạnh giác quan, phán đoán này đòi hỏi phải có lý tính. Do đó mới có tính trung thực như là đối lập lại với dối trá; công lý đối lập với bạo hành v.v..”[18,tr.111].

Trong việc đánh giá cái thiện so với cái ác tự thân, phân biệt cái thiện với cái ác thì hành vi nào phù hợp với quy luật là cái thiện tự thân, một ý chí mà“châm ngôn”của nó luôn phù hợp với quy luật là thiện một cách tuyệt đối trong một phương diện và là điều kiện tối cao của mọi điều thiện. Lấy đối tượng của sự vui sướng làm tiền đề. Khái niệm về sự thiện không thể là cơ sở cho quy luật, mà nó phải dựa vào quy luật. Cái thiện không thể trực tiếp quy định ý chí mà phải dựa vào ý chí. Dù đặt đối tượng của sự vui sướng với mục đích mang lại cái thiện tối cao ở trong hạnh phúc. Cái thiện không thể quy định trước quy luật luân lý, trái lại chỉ được quy định sau như là kẻ tiếp nhận đòi hỏi luân lý rằng con người không được theo đuổi hạnh phúc một cách thiếu suy nghĩ, phải kiểm tra“châm ngôn” dưới viễn tượng của cái thiện.

Cái thiện muốn có được giá trị quy phạm, đạo đức học phải dựa trên nguyên tắc cái phải là, như là cái tiên nghiệm tối hậu, qua đó cái thiện được phân chất luân lý với cái ác. Cái thiện có được là kết quả của sự tự do, thế giới đạo đức buộc con người phải giả định sự hiện diện của “Thượng đế” như là nền tảng của sự liên hệ tất yếu giữa đức hạnh và hạnh phúc. Khi hiểu hạnh phúc là tình trạng một hiện hữu này có lý trí trong thế giới mà đối với hiện hữu này trong toàn thể kinh nghiệm của nó, mọi sự diễn tiến theo ước mơ và ý chí. Hạnh phúc đòi hỏi sự hòa hợp giữa ý chí của một người với thể xác của người ấy, ý chí và thể xác có sự hòa hợp thống nhất với nhau.

Muốn có được cái thiện tối cao thì đức hạnh và hạnh phúc phải đi đôi với nhau, cần phải giả định sự tồn tại của một nguyên nhân cho toàn thể thiên nhiên, chứa đựng nền tảng mối quan hệ giữa hạnh phúc và đức hạnh, là sự hòa hợp giữa đạo đức và hạnh phúc. Và về mặt đạo đức phải giả định sự hiện

diện của Thượng đế, như vậy không có nghĩa Kant cho rằng không có đạo đức nếu không có tôn giáo. Kant chỉ ra rằng một người có thể nhận ra bổn phận đạo đức của mình mà không cần đến ý niệm về “Thượng đế”, nhưng bên cạnh đó ông lại cho rằng nhờ có ý niệm về cái thiện tối cao như là đối tượng và cái đích của lý trí thuần túy thực hành, luật đạo đức dẫn đến tôn giáo. Nhờ ý chí hoàn hảo mới hy vọng đạt được cái thiện tối thượng.

Khái niệm về cái tối cao có nghĩa là cao nhất, cũng có thể là cái hoàn hảo, hoàn thiện. Đức hạnh như là sự xứng đáng để được hạnh phúc, là điều kiện cao nhất của tất cả những gì tỏ ra là đáng mong ước của ta, mọi nỗ lực theo đuổi hạnh phúc của ta, nên đó là cái thiện hay cái tối cao nhất. Nhưng đức hạnh không phải vì điều đó là cái thiện toàn bộ, hoàn hảo như là đối tượng của những ham muốn của hữu thể có lý tính hữu hạn, để có được như vậy cần có cả hạnh phúc. Con người lấy chính mình làm mục đích của hạnh phúc. Con người cần có hạnh phúc và xứng đáng được hạnh phúc. Đức hạnh và hạnh phúc có thể cùng nhau tạo nên sự thiện tối cao trong mỗi con người, và đồng thời sự phân phối hạnh phúc có tỷ lệ tương đương với luân lý giá trị của con người.

Sự thiện tối cao là cái toàn bộ, cái thiện hoàn tất, nhưng trong đó đức hạnh với tư cách là điều kiện, bao giờ cũng là cái thiện cao nhất, không có điều kiện nào có thể đứng cao hơn đức hạnh, hạnh phúc tuy mang lại sự sung sướng cho con người, dễ chịu cho những ai được hưởng nó, nhưng hạnh phúc lại không phải là cái tốt tuyệt đối về mọi phương diện so với đức hạnh mà nó phải lấy cách ứng xử đúng đắn về luân lý làm điều kiện tiên quyết.

Khi hạnh phúc và đức hạnh hợp nhất với nhau trong khái niệm về sự thiện tối cao thì chúng phải có sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ, theo quy luật nhân quả. Sự kết nối giữa hạnh phúc và đức hạnh có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, hoặc nỗ lực trở thành có đức hạnh và theo đuổi hợp

lý về hạnh phúc không phải là hai việc khác nhau mà chúng hoàn toàn đồng nhất làm một việc. Nguyên tắc của đức hạnh phục vụ cho mưu cầu hạnh phúc, đức hạnh tạo nên hạnh phúc, con người phải ý thức được đức hạnh như là nguyên nhân tạo nên kết quả. Khác với quan niệm của Kant các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại không xem đức hạnh và hạnh phúc là hai yếu tố khác nhau của sự thiện tối cao, nhưng họ lại cho rằng trong hai yếu tố đó thì sẽ có một cái làm khái niệm cơ bản.

Những người theo Phái Epiqya thì bảo rằng “có ý thức về châm ngôn dẫn tới hạnh phúc, chính là đức hạnh; còn những người theo Phái Khắc kỷ lại bảo rằng “có ý thức về đức hạnh của mình, chính là hạnh phúc”. Phái Epiqya cho rằng sự khôn ngoan tương ứng với luân lý, Phái Khắc kỷ lại cho rằng chỉ có luân lý mới là sự hiền minh thực sự. Do hạn chế lịch sử mà các nhà triết học trước Kant không thấy được sự khác biệt giữa hai khái niệm “hạnh phúc” và “đức hạnh”. Họ thủ tiêu sự khác biệt cơ bản, không hợp nhất hai khái niệm ấy trong nguyên tắc. Những người theo phái Epiqya cho rằng khái niệm đức hạnh vốn đã được bao hàm trong châm ngôn tăng tiến hạnh phúc riêng của mỗi người, còn theo các nhà Khắc kỷ thì ngược lại, cho rằng cảm giác về hạnh phúc vốn đã được chứa đựng trong ý thức về đức hạnh.

Nhà Khắc kỷ khẳng định rằng đức hạnh là sự Thiện - tối cao, còn hạnh phúc chỉ là ý thức về việc sở hữu nó như là thuộc về trạng thái của chủ thể. Các nhà triết học theo phái Epiqya thì lại khẳng định hạnh phúc là sự thiện tối cao toàn bộ, còn đức hạnh chỉ là hình thức của châm ngôn cho việc theo đuổi hạnh phúc, sử dụng phương tiện để đạt hạnh phúc.

Qua việc phân tích trên, ta nhận ra rằng những châm ngôn của đức hạnh và những châm ngôn của hạnh phúc riêng tư là khác nhau xét về mặt thực hành tối cao, mặc dù chúng đều thuộc về sự thiện tối cao, nhưng trong cùng một chủ thể chúng lại ngăn cản lẫn nhau, vì thế câu hỏi: “Làm thế nào

sự thiện tối cao đó có thể có được một cách thực hành?” vẫn mãi là câu hỏi không được giải quyết. Và trong triết học thực hành của Kant cho thấy điều gì đã làm cho vấn đề khó giải quyết đến thế đó là hạnh phúc và luân lý là hai yếu tố hoàn toàn khác nhau về loại của sự thiện tối cao. Vì thế sự hợp nhất của chúng không được nhận thức mà sự hợp nhất của chúng được nhận thức bằng cách tổng hợp tức là đức hạnh và hạnh phúc chứ không phải đức hạnh là hạnh phúc, sự hợp nhất này được nhận thức như là sự hợp nhất tiên nghiệm, tất yếu một cách thực hành, không phải rút ra từ kinh nghiệm, sự diễn dịch về khái niệm này phải là có tính siêu nghiệm. Sự thiện tối cao được tạo ra phải bằng sự tự do của ý chí một cách tất yếu tiên nghiệm vì thế tính siêu việt chỉ được phép dựa duy nhất trên những nguyên tắc tiên nghiệm của nhận thức mà thôi.

Theo Kant, tuy đức hạnh là cái cao nhất và là điều kiện cao nhất cho việc mỗi chúng ta sống trong xã hội này xứng đáng được hưởng hạnh phúc, nhưng chỉ riêng đức hạnh không thì chưa đủ, chưa phải là sự thiện hoàn hảo như là đối tượng của những ham muốn của hữu thể có lý tính, bởi chúng ta không chỉ muốn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng mình xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhờ đức hạnh mà còn muốn thực sự hưởng hạnh phúc đó. Và vì vậy quan niệm về sự thiện - tối cao trong đạo đức học phải có nhiệm vụ giải thích: Tại sao ta vẫn có thể hy vọng rằng mình được thực sự dự phần vào hạnh phúc một khi ta nhân danh đức hạnh để từ chối việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chất liệu cảm tính? Làm thế nào để có thể có được một sự hòa giải giữa tự nhiên và luân lý. Kant bác bỏ quan niệm xa xưa của Socrates cho rằng kẻ công chính sẽ sống hạnh phúc, còn kẻ đồi bại sẽ sống bất hạnh. Cuộc đời trần tục cho thấy kinh nghiệm của người có đức hạnh khi so sánh sự bất hạnh của mình với hạnh phúc của người có tội. Kant không khẳng định rằng con người xấu là kẻ phi luân, không biết sự ràng buộc của lý tính thuần túy thực hành. Mà ông cho rằng, kẻ xấu là người tuy biết đến giá trị luân lý

nhưng quá ít cắn rứt lương tâm nên vẫn có thể hưởng thụ cuộc sống sung sướng khi đặt hạnh phúc riêng của mình lên trên luân lý.

Sự ham muốn hạnh phúc là động cơ cho những châm ngôn đức hạnh, hoặc châm ngôn đức hạnh phải là nguyên nhân tác động của hạnh phúc. Sự ham muốn hạnh phúc cá nhân không có tính luân lý. Sự thiện tối cao là mục đích tối cao tất yếu của ý chí có thể được quy luật luân lý quy định. Sự tương ứng giữa tâm hồn con người và quy luật luân lý là điều kiện cao nhất của sự thiện tối cao. Sự thiện tối cao chỉ có thể có được với giả định tiên quyết về sự bất tử của linh hồn, nó gắn liền với quy luật luân lý, trong sự thiện tối cao ấy, hạnh phúc được hiểu là một hữu thể có lý tính, mọi sự đều diễn ra đúng theo nguyện vọng và ý chí trong toàn bộ sự hiện hữu của mình.

Theo đuổi sự thiện tối cao như là nghĩa vụ được thêm vào cho quy luật cơ bản của lý tính thuần túy thực hành, muốn theo đuổi sự thiện tối cao, con người phải hành động hướng đến sự thiện tối cao, nhờ có sự thiện tối cao mà con người hiểu rõ hơn về mục tiêu của hành động luân lý, hướng đến sự hoàn thiện về luân lý. Khác với khái niệm về đời sống của con người có tính chất sinh vật và chính trị trong triết học - Aristotle, Kant còn đặt vấn đề sự thiện tối cao trong viễn tượng một cuộc đời theo nghĩa khả niệm - siêu cảm tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học immanuel kant (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)