7. Kết cấu của luận văn
2.2. Quan niệm của Kant về pháp quyền
2.2.3. Các quyền cơ bản trong triết học pháp quyền
Kant đề ra cho pháp quyền những chuẩn mực và nguyên tắc mang tính định hướng. Ông cho rằng, một khi hành vi của con người không xâm hại tới sự tự do của những người xung quanh, theo luật ban hành, thì điều đó có nghĩa là cũng không có ai có quyền ngăn cản hành vi của tôi, nếu ngăn cản, sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Định luật chung được Kant nêu ra với nội dung hãy hành xử với người khác sao cho việc bản thân sử dụng ý chí của chính mình có thể chấp nhận hay không xâm hại tự do của người khác, cộng đồng xung quanh theo luật đã ban hành tất cả mọi người trong xã hội phải tuân thủ dù muốn hay không.
Một trong các nội dung quan trọng về quyền con người mà Kant đề cập đó chính là quyền riêng tư. Đây là một trong những quyền quan trọng, cơ bản mỗi người đều được bảo vệ. Kant cho rằng quyền riêng tư của mỗi người trong xã hội chỉ có giá trị được khẳng định và tôn trọng khi quyền đó được cộng đồng xã hội công nhận trong đó có quyền sở hữu với một sự vật, đó là quyền mà cá nhân và những người khác trong cái sở hữu chung, ý chí của tất cả mọi người liên kết với nhau, cá nhân không có quyền sử dụng vật của người khác khi không được sự cho phép. Kant khẳng định từ quyền riêng tư trong trạng thái tự nhiên dẫn tới định đề về luật công, tức là trong mối quan hệ với người khác bạn cần có sự chia sẻ đối với tất cả mọi người liên quan trong một trạng thái hợp pháp. Và nguyên nhân của điều đó lại nằm ngay trong chính bản thân khái niệm pháp quyền, nó đối lập với quyền lực.
Bên cạnh quyền riêng tư, Kant đề cập đến quyền sở hữu đất đai. Ông cho rằng đất đai vốn dĩ là của tự nhiên, là tài sản chung của tất cả mọi người trên thế giới, toàn nhân loại, bản chất nó không thuộc về riêng ai. Và theo lẽ tự nhiên thì mọi người đều có quyền sở hữu đất đai, họ được thừa hưởng từ tự nhiên, và đó là một hành vi đúng pháp luật, như một luật định bất di bất dịch.
Nhưng Kant cũng khẳng định rằng quyền sở hữu đất đai của mỗi người thì phải được quy định, phải có sự giám sát quản lý của xã hội dân sự và mỗi quốc gia quản lý, tùy thuộc vào vị trí địa lý, tùy thuộc vào văn hóa, lịch sử của quốc gia đó, mỗi quốc gia có thể chế chính trị khác nhau, không quốc gia nào có quyền xâm phạm lãnh thổ của quốc gia khác, quyền sở hữu đất đai này phải tuân theo những nguyên tắc xác định. Nhưng đây là quyền sở hữu thiêng liêng của mỗi người mà xã hội đều phải tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo. Kant cho rằng tất cả mọi công dân trong một xã hội đều nằm trong một trạng thái sở hữu chung đất đai trên toàn bộ trái đất, người này đối với người kia có quyền sử dụng và không được sử dụng ý chí của mình chống lại hay đối lập lại việc sở hữu của người khác. Việc phân chia cái của chính bản thân người đó với cái của người khác trên một khoảnh đất thì chỉ tồn tại trong trạng thái xã hội dân sự và chỉ riêng ở xã hội dân sự này mới có quyền phán quyết bằng luật pháp, cái gì là đúng luật và phù hợp với luật pháp thì cái đó được công nhận. Kant tiếp tục trình bày quan điểm của mình khi đề cập đến luật công và luật nhà nước, ông cho rằng các quy luật được phép công bố nhằm mục đích đem lại kỷ cương luật pháp và đó chính là pháp luật chung, là hệ thống các quy luật, các chuẩn tắc được ban bố cho một dân tộc, mỗi người có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, đó là trạng thái mỗi cá nhân của một dân tộc trong tương quan với những cá nhân khác cùng một cộng đồng là luật công dân, và cái chỉnh thể chung đó là nhà nước.
Từ những quan niệm trên Kant cho rằng nhà nước là một hiệp đoàn gắn kết một cộng đồng người bằng các chế tài pháp luật mang tính tiên nghiệm. Nhà nước nằm trong ý niệm vẫn theo những nguyên tắc pháp luật, theo những chuẩn mực, quy định rõ ràng minh bạch. Tiếp đến Kant phân tích vấn đề luật nhân dân hay còn gọi là pháp quyền nhân dân. Nơi nào mà nhà nước được ví như một người có nhân cách đạo đức một nhà nước chuyên chính chống lại
trạng thái tự do vốn có của người khác sẽ bị coi là dẫn tới trạng thái chiến tranh. Thực chất luật nhân dân mà Kant nhắc tới hay đề cập tới là luật quan hệ quốc tế hay gọi là luật chính trị quốc tế theo cách hiểu hiện đại ngày nay. Vì Kant sống trong thời điểm mà chưa có các tổ chức quốc tế nên danh từ mà Kant sử dụng là để ám chỉ cơ chế cần có pháp luật, các chế tài dùng trong quan hệ giữa các quốc gia để đảm bảo những nguyên tắc ngoại giao, phát triển chung của nhân loại.
Kant bàn đến khía cạnh quốc gia dân tộc, luật nhân dân hay luật dân tộc gồm những yếu tố như : Thứ nhất, quan hệ giữa các quốc gia chống lại nhau trong một trạng thái phi luật pháp. Yếu tố thứ hai, là trạng thái chiến tranh, luật của kẻ mạnh; yếu tố thứ ba, là một liên minh giữa các dân tộc; yếu tố thứ tư, là mối liên hệ không có tính ép buộc.
Kant cho rằng, ở trạng thái tự nhiên thì các quốc gia, dân tộc nằm trong trạng thái chiến tranh bởi các nước lớn bao giờ cũng muốn chèn ép các nước nhỏ, muốn áp bức các nước nhỏ. Và trong trạng thái tự nhiên này ở các quốc gia có quyền tuyên bố chiến tranh với nước khác là quyền cho phép trong đó một quốc gia có cơ sở pháp lý theo đuổi việc chống lại một quốc gia khác. Và trong tình hình đó việc trả thù hay phản kháng của quốc gia này đối với quốc gia khác là điều dễ xảy ra. Kant phản đối tình trạng chiến tranh xảy ra giữa các nước trong quan hệ chính trị quốc tế, không tán thành việc phát động chiến tranh, hay trừng phạt giữa các quốc gia với nhau. Không thể coi cuộc chiến tranh giữa các quốc gia độc lập chống lại nhau là cuộc chiến tranh trừng phạt được bởi sự trừng phạt chỉ được coi trong quan hệ với bề trên đối với kẻ dưới.
Kant bàn tới quyền được hưởng một nền hòa bình của các quốc gia. Mọi quốc gia trên thế giới đều có quyền được hưởng tự do và bình đẳng như các quốc gia khác. Quyền được hưởng một nền hòa bình hay một sự tập trung
lập khi các nước láng giềng vẫn đang có chiến tranh và tiếp tục củng cố nền hòa bình đã được đảm bảo, ông nhấn mạnh việc cần phải thiết lập mối quan hệ qua lại của nhiều quốc gia cùng phòng thủ hay tự vệ trước những khả năng tấn công từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Kant luận chứng về nguyên tắc trong chính trị quốc tế rằng ở trạng thái tự nhiên các dân tộc hay những cá nhân đơn lẻ và để trạng thái này có thể được luật pháp hóa, để thực hiện điều này tất cả quyền lợi của các dân tộc trong đó việc sở hữu của tôi hay của bạn trong các quốc gia chỉ mang tính tạm thời.
Kant đề cập đến quyền công dân thế giới. Ông cho rằng bản thân các dân tộc khi ở trạng thái tự nhiên đều nằm trong một cộng đồng chung cùng tồn tại và sinh sống trên một lãnh thổ, nhưng lại không có quyền sở hữu chung về pháp lý trong việc sử dụng hay sở hữu chung lãnh thổ đó, mà họ chỉ trao đổi vật chất qua lại với nhau. Quyền đó dựa trên sự gắn kết giữa tất cả các dân tộc với mục đích thiết lập một luật định chung cho việc trao đổi, qua lại và đó được gọi là quyền công dân thế giới.
Kant cho rằng có sự xung đột trong xã hội là điều tất nhiên, và tồn tại xung đột lợi ích các quốc gia là điều chắc chắn sẻ xảy ra sớm hay muộn. Mặt khác, Kant lên án phê phán chiến tranh, phản đối các cuộc chiến tranh dù diễn ra dưới bất kỳ hình thức nào. Đặc biệt là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà nạn nhân trước hết là những người dân vô tội. Ông cho rằng, không được phép gây ra chiến tranh dù đó là cuộc chiến tranh xảy ra giữa hai cá nhân trong trạng thái tự nhiên, hay chiến tranh giữa các quốc gia với nhau và đó là quyền cần phải ngăn cấm. Trong xã hội mọi công dân đều có quyền bỏ phiếu xây dựng quyền lập pháp của một quốc gia. Luật ở đây theo Kant hiểu đó là sự ràng buộc tự do của người này bằng những người khác dựa trên điều kiện quy định tự do của bản thân mỗi người phải được dựa trên những điều kiện quy định rằng tự do của tôi phải phù hợp với luật định chung và pháp luật chung
đơn thuần là một trạng thái phù hợp với nguyên tắc, gắn với quyền lập pháp. Một công dân trong quốc gia là người có quyền bỏ phiếu cho quyền lập pháp ban hành. Kant cho rằng cần phải coi trọng vai trò của hệ thống luật pháp, nếu xã hội thiếu luật pháp thì điều tất yếu xảy ra là xã hội đó sẽ bị loạn lạc, rơi vào khủng hoảng, các quyền của con người sẽ bị xâm phạm. Kant cho rằng mọi hạn chế, giới hạn hay sự ràng buộc là dành cho những người làm lập pháp, còn những kẻ bị trị thì không bị hạn chế, hay ràng buộc.
Một quốc gia nào đó chịu sự chỉ đạo của một hệ thống lập pháp hợp lý để có thể phán quyết. Điều cần làm là nên hay không phản kháng lại những điều đó? và cần phải tuân thủ theo những điều đã định. Kant quan niệm rằng khi có sức mạnh tối cao của pháp luật thì pháp luật phải hướng tới hạnh phúc, sự giàu đẹp, phồn vinh của nhân dân nhưng đó không phải là mục địch hướng tới hiến pháp công dân mà chỉ như là công cụ, phương tiện để đảm bảo cho trạng thái đúng pháp luật để chống lại các thế lực thù địch, là mầm mống tiềm ần cho sự phản đối từ những người bị trị, khơi mào cho các cuộc nổi loạn và đó là một sự phạm tội trầm trọng vì làm hỏng luật pháp. Kant nhấn mạnh rằng lập pháp không phải là cơ quan cao nhất đứng trên quốc gia, dân tộc nào, mà đơn thuần chỉ là đại diện cho một quốc gia, dân tộc đó. Quyền hạn của những nhà lập pháp là sự ủy nhiệm của quốc gia đối với nó. Nếu điều gì mà chính dân tộc không quyết định được thì những nhà lập pháp cũng không thể nào có quyền quyết.
Tư tưởng của Kant thể hiện sự tiến bộ phê phán mạnh mẽ các xung đột chiến tranh diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, hay giữa dân tộc này với dân tộc kia, và cho rằng đó là hành vi vô nhân tính, phản đạo đức, vạch trần bản chất dã man của con người, thể hiện trong chiến tranh phi nghĩa của dân tộc này xâm lược dân tộc khác.
Kant cho rằng dù trách nhiệm có làm tổn thương chính bản thân chủ thể nhưng không vì thế mà chủ thể đó trốn tránh trách nhiệm mà mình cần phải làm. Đó chính là quan niệm về một số quyền mà Kant cho rằng mỗi người cần phải có và nhất thiết phải có, phải làm và tuân theo nó, thể hiện sự uyên bác của Kant không chỉ trong lĩnh vực bản thể luận và nhận thức luận mà đặc biệt trong lĩnh vực pháp quyền. Tư tưởng của Kant có ảnh hưởng sâu sắc, không nhỏ đến ngành nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại sau này.