Mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học của Kant

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học immanuel kant (Trang 47 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Quan niệm của Kant về đạo đức

2.1.3. Mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học của Kant

Xuất phát từ tư tưởng khẳng định sự độc lập của nhân cách đạo đức với học thức và pháp luật của Rousseau, Kant cho rằng, các nguyên lý đạo đức là độc lập với mọi lĩnh vực hoạt động khác của con người. Nguyên lý đạo đức cơ bản của nhà sáng lập ra triết học cổ điển Đức là làm theo yêu cầu của lý trí, hay là “Mệnh lệnh tuyệt đối”. Tư tưởng của Kant về mệnh lệnh tuyệt đối phản ánh nội dung cơ bản trong đạo đức học của ông, nó thể hiện trong các tác phẩm như “Cơ sở siêu hình học của đạo đức” (1785); “Tôn giáo chỉ trong giới hạn của lý tính” (1793) đặc biệt thể hiện tập trung trong tác phẩm “Phê phán lý tính thực hành” (1797). “Mệnh lệnh tuyệt đối” là nguyên tắc cơ bản chi phối mọi hành vi đạo đức.

Mệnh lệnh tuyệt đối gồm có ba định thức cơ bản:

Thứ nhất, đó chính là nguyên lý phổ quát quy định tất cả hoạt động của con người. Mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi người ta phải hành động như thế nào đó để những hành vi của mình phù hợp với một pháp chế phổ biến. Mỗi người hãy hành động tới mức tối đa sao cho điều đó trở thành quy luật phổ quát, nghĩa là điều đó được đưa vào cơ sở pháp chế phổ biến. Nhưng bên cạnh đó mệnh lệnh tuyệt đối cần ngăn chặn những hành vi trái với đạo lý.

Thứ hai, mệnh lệnh tuyệt đối cho rằng luôn phải coi con người như là mục đích chứ không phải phương tiện, mọi hành vi của mỗi cá nhân luôn phải hướng tới giá trị tích cực nào đó để đạt được mục đích làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn.

Thứ ba, mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi ở mỗi người hãy hành động theo ý chí tự do của chính mình nhưng ý chí tự do đó không được vượt ra khỏi pháp chế phổ quát, vượt ra khỏi pháp luật, quyền tự chủ con người phải được đề cao, bài trừ thói hư tật xấu còn tồn tại trong mỗi cá nhân.

“Mệnh lệnh tuyệt đối” có vị trí đặc biệt trong triết học đạo đức của Kant bởi chức năng của nó là tiêu chuẩn cho sự đánh giá các quy tắc chủ quan, dựa trên những nguyên tắc chủ quan tối cao, cơ sở cho sự định đoạt ý chí, tạo nên giá trị hành vi. Mệnh lệnh tuyệt đối mang tính hình thức, là khuôn mẫu phổ quát cho mọi hành vi đạo đức của con người. Tính hình thức quyết định tính chất của ý chí, đòi hỏi tính tự quyết của ý chí, thể hiện ở sự độc lập của ý chí và sự tự ban hành luật. Với Kant sự tự quyết của ý chí là nguyên tắc cao nhất của tính chất đạo đức và chính là tự do. Mệnh lệnh tuyệt đối mang tính phổ biến, phù hợp giữa nguyên tắc chủ quan của chủ thể hành động với lý tính chung của mọi người trong cộng đồng xã hội.

Theo Kant, chỉ có hành động nào của con người phù hợp với mệnh lệnh tuyệt đối mới được coi là hành động có đạo đức. Mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi hoạt động của con người phải tuân theo quy tắc sau:

Mỗi người đều có quyền và cần phải hành động theo điều kiện và ý muốn sao cho ai cũng làm được như thế.

Mỗi người đều có quyền và cần cho phép người khác cũng có được quyền như thế, đồng thời tạo điều kiện để họ thực hiện được quyền đó.

Mỗi người đều có quyền và cần phải ngăn chặn những người khác hành động trái với mệnh lệnh tuyệt đối trong khả năng có thể làm được.

Mệnh lệnh tuyệt đối của Kant hướng mọi người tới hoạt động cộng đồng, đòi hỏi con người sống phải phù hợp với tự nhiên, tôn trọng mình và người khác, bỏ thói hèn hạ và sự nhún nhường giả dối. Người sống theo lẽ

phải và tôn trọng sự thật là người có đạo đức. Mệnh lệnh tuyệt đối là nghĩa vụ của công dân đối với xã hội. Mọi hành vi đạo đức đều phải được thực hiện vì con người, bởi sự tồn tại của con người là cái cao quý nhất trên thế gian. Mệnh lệnh tuyệt đối của Kant là quy luật đạo đức chung đòi hỏi mọi người trong xã hội phải thực hiện. Kant cho rằng cần phân biệt “mệnh lệnh tuyệt đối” với “mệnh lệnh giả thiết”, mệnh lệnh tuyệt đối có giá trị cho mọi thực thể lý tính và nó diễn ra ở mọi thời đại còn mệnh lệnh giả thiết là mệnh lệnh có điều kiện, đặt điều kiện tồn tại một ý muốn ban đầu, đòi hỏi ý muốn tiếp theo xảy ra và ý muốn tiếp theo rất cần thiết phải có để đáp ứng ý muốn ban đầu. Trong mệnh lệnh giả thiết, Kant phân biệt mệnh lệnh giả thiết có vấn đề và mệnh lệnh giả thiết khẳng định.

Mệnh lệnh giả thiết thể hiện cụ thể rõ ràng trong các quy tắc của sự khôn ngoan, thông minh có giá trị đối với không chỉ một người mà còn đối với nhiều người, nó có thể đem lại hạnh phúc cho người thực hiện nó. Còn những lời khuyên khôn ngoan là những mệnh lệnh mang tính thực dụng, giúp con người thỏa mãn mục đích. Thông qua mệnh lệnh giả thiết con người có thể thực hiện những mục tiêu của mình một cách rõ ràng, cụ thể và trực tiếp, nhưng mệnh lệnh giả thiết chỉ là mệnh lệnh tương đối, người nào đó muốn đạt được một mục đích nào đó thì cần có những phương tiện để đạt được mục đích ấy, nguyên tắc của nó luôn là “nếu ai muốn đạt được một mục đích nào đó, thì cũng muốn có những phương tiện cần thiết để đặt được mục đích đó” [18, tr.229-232].

Tuy nhiên, mệnh lệnh giả thiết dù chứa đựng những nguyên tắc của ý chí nhưng nó không thể nào trở thành quy luật của thực tiễn được, nên nó không có giá trị chung cho tất cả mọi người và mọi thực thể lý tính [18, tr.229-232]. Trái với mệnh lệnh giả thiết mệnh lệnh tuyệt đối tự nó là một quy luật thực tiễn “mệnh lệnh tuyệt đối là mệnh lệnh diễn tả một hành vi tự nó là

cần thiết mà không cần đến mối quan hệ với một mục đích khác, là một hành vi tất yếu - khách quan” [18, tr.229].

Theo Kant mệnh lệnh tuyệt đối chính là mệnh lệnh vô điều kiện, nó không chịu ảnh hưởng của sự tự ái, hay của những thiện cảm, hay mọi yếu tố khác bên ngoài. Kant cho rằng, nếu nghĩ tới một mệnh lệnh giả thiết nói chung, không biết trước rằng, nó sẽ hàm chứa điều gì cho tới khi những điều kiện được đưa ra cho tôi. Nhưng khi con người nghĩ tới một mệnh lệnh tuyệt đối, biết ngay rằng, nó hàm chứa điều gì.

Kant cho rằng mệnh lệnh tuyệt đối mang tính hình thức, nó là khuôn mẫu cho mọi thước đo hành vi đạo đức của con người, con người dù làm gì đi chăng nữa đều có một khuôn mẫu, một chuẩn mực nhất định. Kant muốn xây dựng một học thuyết triết học đạo đức thuần túy. Trong triết học đạo đức, tính hình thức của mệnh lệnh tuyệt đối quyết định tính chất của lý trí và ngược lại, ý chí lại lấy hình thức của mệnh lệnh tuyệt đối làm tôn chỉ hành động. Một nguyên tắc được cho là khách quan khi nó loại bỏ những quy định nội dung.

Gía trị đạo đức của một hành vi chỉ có trong nguyên tắc của cái phổ quát, tức là trong nguyên tắc của ý chí. Mặc dù nguyên tắc của ý chí có trong tất cả các mệnh lệnh, và chỉ có mệnh lệnh tuyệt đối mới có những tính chất để có thể đồng thời có giá trị áp dụng cho mọi thực thể có lý tính. Không dừng lại ở đó Kant cho rằng “chẳng hạn khi dự định bỏ qua một lời hứa, người ta cần phải tự vấn chính mình rằng: Liệu tôi có thỏa mãn hay không khi hành vi hứa hão với mục đích thoát ra khỏi tình thế bối rối trở thành quy luật ứng xử chung của toàn bộ cộng đồng, áp dụng cho tất cả mọi người kể cả chính mình? Ai cũng có thể dối trá khi gặp khó khăn không thể giải quyết được? Và ngay lập tức tôi nhận ra rằng trong khi tôi muốn nói lời nói dối tôi hoàn toàn không muốn rằng lời nói dối trở thành một quy luật ứng xử chung. Vì nếu như vậy, sẽ không tồn tại lời hứa nữa, vì sẽ vô ích khi viện ý chí của tôi về các

hành động tương lai đối với những ai không tin vào viện cớ này, hay nếu họ hấp tấp tin như thế, họ sẽ lại đối xử với tôi như kiểu trả lại những đồng xu giống nhau. Và như vậy nguyên tắc của tôi, ngay khi tôi muốn nó trở thành một quy luật chung, sẽ tự hủy diệt chính nó” [18, tr.215].

Từ những quan điểm nêu trên về hành vi đạo đức, quy tắc ứng xử của con người trong xã hội, Kant cho rằng việc nói dối của một người nào đó không thể được coi là một hành vi có đạo đức, cho dù nó chỉ là những lời hứa suông không gây hại gì tới người khác. Trong tác phẩm “Phê phán lý tính thức hành” Kant trình bày luận điểm của mình về mệnh lệnh tuyệt đối như sau “Hãy hành động như thể nguyên tắc tối cao của ý chí của anh mọi lúc đồng thời có thể trở thành nguyên tắc của một quy luật chung” [18, tr.215].

Mệnh lệnh tuyệt đối mà Kant trình bày trước đó không chỉ rõ nội dung của đạo đức mà chỉ đề ra nguyên tắc chung mang tính khuôn mẫu có thể áp dụng vào những trường hợp cụ thể. Khi con người thực hiện một hành vi nào đó thì cần phải suy nghĩ xem liệu ý muốn chủ quan tối cao của bản thân có thể trở thành phổ quát hay không? Và nó có thể được áp dụng cho tất cả mọi người trong những hoàn cảnh giống nhau không? Một hành vi được coi là hành vi vô đạo đức hay đi ngược lại những điều phải, thì đó chính là những điều mà không thể áp dụng cho tất cả mọi người, mọi trường hợp.

Nguyên tắc của mệnh lệnh tuyệt đối thể hiện ở sự tôn trọng phẩm giá của con người, coi mọi người là mục đích chứ không phải là phương tiện. Mệnh lệnh tuyệt đối kêu gọi con người hãy đối xử bình đẳng và chân thành với nhau, đối xử với người khác như đối xử với chính bản thân mình, con người cần phải tôn trọng phẩm giá của mình và của những người xung quanh, không bao giờ biến mình và người khác thành phương tiện phục vụ cho những mục đích riêng. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong triết học đạo đức của Kant. Kant cho rằng khi con người lao động

tạo ra giá trị của cải vật chất thì những cái đó có thể trao đổi, làm vật ngang giá. Nhưng phẩm chất của con người không thể đi trao đổi, mua bán trên thị trường được đó là hành vi phi đạo đức và vô nhân tính, phẩm giá đó chỉ có ở con người mà không thể có ở các loài động vật khác.

Mệnh lệnh tuyệt đối dựa trên sự tự trị của ý chí đó chính là sự độc lập của ý chí, đó là nguyên tắc quyết định quy luật đạo đức. Kant viết “Sự tự trị của ý chí là nguyên tắc duy nhất của tất cả các quy luật đạo đức và của những bổn phận phù hợp với chúng” [18, tr.244-245]. Sự tự trị của ý chí chính là tự do, phẩm giá của con người được đề cao trong đó. Con người chính là chủ thể tự ban hành luật cho chính mình, đó chính là mệnh lệnh tuyệt đối là nguyên tắc tối cao, tồn tại sâu trong tiềm thức của con người và được thể hiện ra khi có điều kiện phù hợp. Nhân cách con người nằm ở tự do, giải đáp cho câu hỏi: Con người là gì?.

Con người hành động vì bổn phận và dưới sự chi phối, chỉ đạo của mệnh lệnh tuyệt đối, mệnh lệnh tuyệt đối bắt con người phải thực hành hành vi đạo đức, tôn trọng quy luật đạo đức. Và nó có ở những con người có nhân cách tốt đẹp, hướng thiện mà con vật không thể có. Kant đi đến khẳng định con người hãy hành động vì bổn phận là hành vi đạo đức. Con người chỉ có thể trở lên nhân cách hơn khi thông qua những hành vi có đạo đức. Bổn phận là sự thể hiện nhân cách của con người đối với người xung quanh. Nhưng bên cạnh đó, Kant cũng cho rằng cần phân biệt sự khác nhau giữa hành vi được thực hiện vì bổn phận và hành vi thực hiện “phù hợp với bổn phận”. Hành vi vì bổn phận diễn tả động cơ của người thực hiện hành vi đó và nó phải được xuất phát từ một ý chí tốt còn ngược lại hành vi “phù hợp với bổn phận” diễn tả hành vi khách quan mà không để ý đến động cơ của người thực hiện hành vi đó.

Kant phân biệt hành vi vì bổn phận và hành vi phù hợp với bổn phận, mọi hành vi được thực hiện phù hợp với trách nhiệm mà pháp luật quy định, ban hành hoặc nó mang lại lợi ích cụ thể nhưng lại không xuất phát từ ý chí tốt, đó được gọi là hành vi “phù hợp với bổn phận”. Kant lấy ví dụ minh họa cho điều đó như sau: “Ví dụ như có một cửa tiệm nằm ở vị trí tốt, nơi đông người qua lại và một chủ cửa tiệm khôn ngoan đã không nâng giá các mặt hàng lên mà bán với một giá cố định cho tất cả mọi người, đối với một đứa trẻ cũng như bất cứ mọi người nào khác. Như vậy ông ta đã kinh doanh một cách ngay chính. Tuy nhiên, điều đó không thể đủ để khẳng định rằng, hành vi đó thực hiện vì bổn phận bởi qua đó ông ta có được những lợi ích khác. Hành vi đó không xuất phát vì bổn phận và cùng không phải từ sự thiện cảm, mà chỉ vì mục đích lợi ích mà thôi” [18,tr.209].

Ngược lại với điều đó thì bảo toàn tính mạng là bổn phận mỗi người. Nhưng hành vi này chỉ được xem là hành vi thực hiện vì bổn phận nếu như thất bại mà mong tới cái chết, chỉ muốn kết liễu cuộc sống của mình trên trần thế khi người ta mắc phải những đau khổ, những bế tắc không thể nào gỡ ra được nhưng lại ý thức được rằng mình vẫn phải có bổn phận bảo toàn sự sống của chính mình. Hành vi đó không xuất phát từ sự thiện cảm, từ sự yêu thương, từ sự sợ hãi mà chính là từ bổn phận làm người, nên nó được coi là hành vi có đạo đức.

Mọi mệnh lệnh đều dựa trên nền tảng của ý chí, nhưng trong đó thì không phải mệnh lệnh nào cũng mang tính khách quan. Chỉ có mệnh lệnh tuyệt đối là hình thức tối cao nhất, nó có thể cưỡng bức ý chí của con người hành động và làm theo một quy luật đạo đức chung. Quan điểm này của Kant sau này được Fichte đề cao và kế thừa, cho rằng con người sống trong một xã hội với nhiều mối quan hệ song trùng cần phải hành động vì bổn phận đạo đức tồn tại trong chính bản thân mỗi người. Fichte cho rằng lương tâm không bao giờ

nhầm lẫn, nó chính là tòa án tối cao soi sáng chỉ đường dẫn lối cho con người thực hiện những hành vi có đạo đức. Hành động vì bổn phận là cơ sở cuối cùng và duy nhất của nhận thức con người. Những hành vi xuất phát từ ham muốn thấp hèn của bản năng đều không được thừa nhận là hành vi có đạo đức.

Quan niệm về mệnh lệnh tuyệt đối của Kant sau này Ăngghen nhận xét rằng không thể có một quy luật đạo đức chung vượt lên trên tính lịch sử, tính dân tộc, hay tính giai cấp, Ănghen viết: “Chúng ta gạt bỏ mọi mưu toan muốn buộc chúng ta phải nhận bất cứ một giáo điều đạo đức nào, coi đó là quy luạt đạo đức vĩnh viễn, cuối cùng, mãi mãi không thay đổi, với cái lý do rằng thế giới đạo đức cũng có những nguyên lý vĩnh hằng của nó, những nguyên lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm về đạo đức và pháp quyền trong triết học immanuel kant (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)