7. Kết cấu của luận văn
2.2. Quan niệm của Kant về pháp quyền
2.2.1. Mục đích của triết học pháp quyền
Vấn đề về pháp quyền và tự do được Kant giải quyết và bàn đến trong các tác phẩm: “Đặt nền móng cho siêu hình học của đạo đức học” xuất bản năm 1785 “Tiến tới hòa bình vĩnh cửu - một phác thảo triết học” (1795) và “Siêu hình học của đạo đức” (1797).
Trong tác phẩm “Siêu hình học của đạo đức”, ông định nghĩa pháp luật như sau:“Pháp luật là một khái niệm ám chỉ những điều kiện theo đó ý chí của người này có thể dung hợp được với ý chí của người kia theo một luật định tự do chung”.[Dẫn theo 48, tr.61].
Từ đây, Kant đi tới nguyên tắc chung của pháp quyền đó là “Một khi cách hành xử, và nói chung, hoàn cảnh của tôi chấp nhận hay không xâm hại tới tự do của bất kỳ người nào khác theo luật định chung, thì việc ngăn trở tôi sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, cái luật định chung đó là: hãy đối xử với người khác sao cho việc sử dụng ý chí của bạn có thể chấp nhận hay không xâm hại tự do của người khác theo luật định chung. Đó chính là luật định đặt lên đôi vai mà tôi phải tuân thủ” [Dẫn theo 48, tr.62].
Mục đích triết học pháp quyền của Kant là tìm lời giải đáp cho vấn đề: thế nào là tự do và làm thế nào để đảm bảo được quyền tự do đó, tiến tới xây dựng một “vương quốc của tự do” và một nền hòa bình vĩnh cửu trên toàn thế giới.
Kant cho rằng, mục đích của triết học pháp quyền là xây dựng nhà nước pháp quyền tốt nhất trên toàn thế giới. Là sự liên minh tự do của những quốc gia trong đó các dân tộc cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở độc lập chủ quyền về lãnh thổ và một nền hòa bình vĩnh cửu trong tương lai. Điều tốt nhất cho mọi người và đỉnh cao của hệ thống lập pháp chính là hai mục tiêu cơ bản đó là tự do và bình đẳng. Cá nhân bị mất tự do bao nhiêu thì quốc gia đó bị giảm sút sức lực bấy nhiêu và muốn có tự do phải có sự bình đẳng. Mục tiêu của một thể chế nhà nước chính là tự do và bình đẳng và nó cũng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mỗi quốc gia dân tộc, nên không giống nhau. Mỗi dân tộc sẽ lựa chọn cho mình một thể chế phù hợp.
Theo Kant, quá trình phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao từ cổ đại đến hiện đại thực chất đều là quá trình phát triển tự do. Tự do chính là cái đích mà pháp quyền hướng tới. Qúa trình đó diễn ra thông qua những
bước chuyển hóa dần từ trạng thái tồn tại đơn thuần động vật sang trạng thái có tính người, từ sự lệ thuộc vào bản năng có sẵn, ràng buộc gắn bó mật thiết tới thiên nhiên, sang chỉ đạo của lý tính, và sau cùng là bắt tự nhiên phải phục vụ cho mục đích của con người.
Kant cũng cho rằng, động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội, hay sự phát triển của nhà nước đối với việc hình thành triết học pháp quyền là chiến tranh. Kant thừa nhận có trạng thái chiến tranh xảy ra, nó tồn tại trong mỗi một con người hay xã hội khi có điều kiện thích hợp. Chiến tranh được Kant xem như là một hiện tượng tự nhiên có lợi ích, kích thích sự phát triển toàn diện các mặt của đời sống và qua đó năng lực bản chất con người được bộc lộ rõ hơn.
Nhưng mặt khác Kant lại kịch liệt phê phán lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa, những cuộc chiến tranh trừng phạt theo kiểu cá lớn nuốt cá bé, sự áp bức, xâm chiếm thuộc địa dành thị phần, vơ vét của cải về chính quốc. Chiến tranh phi nghĩa đó sẽ không đem lại sự tiến bộ gì cho xã hội, thậm chí làm thụt lùi sự phát triển mọi mặt, sự đồi bại của văn hóa, làm cho nhà nước, pháp quyền trong nhà nước không còn công bằng, liêm chính.
Khác với Hobbes, nếu Hobbes coi chiến tranh là phương thức hành động, chiến tranh là tình trạng của tất cả chống lại tất cả, thì ở Kant không coi chiến tranh là phương thức hành động mà chỉ là một phương tiện cần thiết để khẳng định quyền của một dân tộc bằng sức mạnh quân sự mà thôi.
Như trên đã nói mục đích của triết học pháp quyền là nhằm tiến tới “vương quốc tự do” và một nền hòa bình vĩnh cửu trên toàn thế giới không riêng gì một quốc gia nào. Muốn làm được điều đó mỗi quốc gia phải hoàn thiện luật pháp nhằm đảm bảo sự tự do và phẩm giá của con người. Điều cần thiết nhất là xây dựng một hiến pháp nhà nước ở mọi quốc gia.
Trong tác phẩm “Hướng tới một nền hòa bình vĩnh cửu”, một “phác thảo triết học” viết năm (1795), Kant đã nêu ra những ý tưởng táo bạo của mình để có thể bảo đảm nền hòa bình lâu dài trên khắp các châu lục. Kant suy ngẫm về một dân tộc hùng cường, có thể thành lập liên minh hòa bình giữa các dân tộc là điều trong tầm với. Như vậy thì chiến tranh có thể chấm dứt vĩnh viễn, theo Kant tình trạng hòa bình trong xã hội không phải tình trạng tự nhiên. Muốn đạt được hòa bình phải có sự ký kết giữa các quốc gia dân tộc dựa trên quan điểm đạo đức.
Nền hòa bình vĩnh cửu đó không thuần túy chỉ là ý chí của một cá nhân về tình trạng yên ổn tạm thời. Đó cũng không phải là việc theo đuổi hạnh phúc hay muốn thoát khỏi sự sợ hãi của chiến tranh. Mà con người cần tìm kiếm hòa bình là một điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống của con người. Hòa bình không phải là sự vắng mặt của chiến tranh, mà đó là sự nỗ lực tự thực hiện, phải là sự gắn kết giữa cá nhân với tập thể, phải tạo điều kiện hành động để chuẩn bị cho hòa bình. Và điều kiện đó là gì? Kant khẳng định điều kiện đó là khi hòa bình được thiết lập thì đó không phải là trạng thái tự nhiên, vì nếu là trạng thái tự nhiên thì nó còn bị đe dọa bởi chiến tranh. Trong tác phẩm “Hướng tới một nền hòa bình vĩnh cửu”, Kant còn đưa ra sáu điều khoản sơ bộ và ba điều khoản chung cần thiết cho một nền hòa bình vĩnh cửu trong tương lai. Kant mổ xẻ nhiều vấn đề trong những điều khoản sơ bộ đó, từ những nguy cơ mầm mống tiềm ẩn chiến tranh dù hiệp ước hòa bình có được ký kết giữa các dân tộc với nhau, cho đến vấn đề cần phải loại bỏ đội quân thường trực, phê phán gay gắt việc lạm dụng quyền lực kinh tế của các cường quốc mạnh làm phương tiện cho sự cạnh tranh không tốt đẹp.
Trong những điều khoản sơ bộ, Kant đề cập đến những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, hòa ước không có hiệu lực khi có những điều khoản bảo lưu để chuẩn bị điều kiện cho chiến tranh sẽ diễn ra trong tương lai. Thứ hai,
không một quốc gia độc lập nào, dù đó là quốc gia lớn hay nhỏ có thể cấm đoán quốc gia khác mua bán, trao đổi. Chính quyền không thể coi lãnh thổ như một loại tài sản riêng được, điều này áp dụng trong quá khứ và hiện tại. Thứ ba, mỗi quốc gia cần có quân đội riêng nhằm sử dụng vào nhu cầu phòng vệ không được gây hủy diệt đối phương bằng quân đội. Chạy đua vũ trang sẽ gây ra chiến tranh, có ba loại quyền lực chủ yếu cho quốc gia đó là sự liên minh chính trị, tài chính và quân đội, nhưng quân đội tác hại nhất vì kích động bất ổn ở ngoài nước và thúc đẩy gây hấn trong nước.Thứ tư, vấn đề nợ công là vấn đề chính quyền cần quan tâm, muốn phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư cho sản xuất vay nợ là điều cần thiết. Thứ năm, không quốc gia nào có quyền can thiệp bằng vũ lực vào hiến pháp, và chính quyền nước khác. Thứ sáu, không quốc gia nào được phép gây ra nhũng biện pháp thù nghịch, khiêu khích tạo ra tình trạng lừa đảo, mâu thuẫn.
Tiếp theo, Kant đề cập đến ba điều khoản chung: Thứ nhất, là hiến pháp dân sự của từng quốc gia phải theo thể chế cộng hòa. Trong thể chế cộng hòa này gồm có ba đặc điểm cơ bản đó là người dân được hưởng tự do, bình đẳng và phải thượng tôn luật pháp. Mọi việc làm của nhà nước người dân phải có quyền quản lý, rà soát. Có hai loại hiến pháp cộng hòa và dân chủ, hiến pháp cộng hòa đề cập đến hình thức của chính quyền còn hiến pháp dân chủ quan tâm đến quyền tối thượng. Vấn đề mà hiến pháp quan tâm là: Ai cai trị và cai trị như thế nào? Một nhà nước phải có sự đảm bảo dân chủ, chính quyền thuộc đa số nhân dân, ý muốn của nhân dân là chuyên chính và tất yếu. Trong thể chế cộng hòa quyền hành pháp bị tách khỏi quyền lập pháp. Phân quyền là cần thiết, giới hành pháp ít thì tinh thần của chế độ đại nghị càng thể hiện rõ. Chính quyền theo thể chế cộng hòa sẽ cai trị tốt hơn chính quyền theo thể chế khác.
Thứ hai, luật quốc tế phải dựa trên nền tảng của liên bang các quốc gia tự do. Nếu tình trạng chiến tranh diễn ra đó là tình trạng vô luật, kìm hãm và phá hủy sự phát triển của nhân loại. Quốc gia cần phải phát triển an ninh, mục đích của việc thiết lập liên bang hòa bình là ngăn ngừa chiến tranh. Luật pháp phải cấm đoán chiến tranh, tạo điều kiện để kiến tạo hòa bình, cần phải liên minh quốc tế, được sự ủng hộ của các quốc gia.
Thứ ba, quyền công dân trong thế giới đại đồng phải bị hạn chế, khi điều kiện hiếu khách không cho phép. Bảo vệ ngoại kiều không nhằm mục tiêu nhân đạo thực chất là nhân quyền. Trên thế giới cần có một ngôn ngữ chung để con người có thể trao đổi, gần nhau qua công việc, chia sẻ thông cảm cho nhau qua trách nhiệm chung. Nhân quyền là bình đẳng không ai trên thế giới có nhiều hơn người khác cả. Kant đưa ra thí dụ như vấn đề vi phạm nhân quyền ở một nơi xa sẽ được cộng đồng nhân loại cùng quan tâm, lý tưởng và chuẩn mực chung đưa tới du nhập về quyền công dân đại đồng hay gọi là nhân quyền được Kant nêu ra một cách rõ ràng, cần đối xử với người ngoại quốc như những người bình thường khác. Luật pháp tạo ra là phải cấm đoán các hành vi phân biệt đối xử. Khi người ngoại quốc đến nước khác sinh sống phải tuân theo luật lệ địa phương, có quyền lưu trú trong thời gian dài.
Chiến tranh là một tình trạng tự nhiên còn hòa bình là một trạng thái do pháp luật tạo dựng, mục đích của luật pháp chính là hướng đến một nền hòa bình vĩnh cửu. Chúng ta cần hiến pháp cộng hòa để kiến tạo nên hòa bình, và để đạt được điều đó cần có các nguyên tắc như tụ do, bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc.
Kant cho rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể bị cuốn hút và rơi vào vòng xoáy của chiến tranh, điều cần làm là tạo dựng nền hòa bình lâu dài thông qua hành động có chủ định của con người. Con người không chỉ là công dân quốc gia, mà còn là công dân thế giới. Quyền công dân thế giới
không được để bản thân trở thành công cụ phương tiện cho người khác và cũng không lợi dụng người khác vào mục đích của mình.
Trong tư luật phải phủ hợp với nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người, không bao giờ được đối xử với người khác như là một vật nào đó. Để bảo vệ quyền làm người luật pháp phải thuộc về nhân dân. Bên cạnh đó Kant đề ra những điều kiện nhằm đảm bảo cho hòa bình, đó chính là vai trò của thiên nhiên, mật ước, sự đóng góp tri thức. Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đem lại sự hòa hợp cho con người. Thiên nhiên tạo điều kiện để con người có thể chung sống với nhau dù ở nơi nào, thiên nhiên cung ứng phương tiện cho việc sinh tồn của con người. Có ba lĩnh vực con người cần tham gia để thỏa mãn sự đòi hỏi của thiên nhiên đó là luật công, quyền đại đồng và luật quốc tế.
Dân chúng cần đoàn kết lại tự vệ chống chiến tranh, chống hành động xâm lược. Tuân thủ đúng luật công, hiến pháp cộng hòa là một công cụ để bảo vệ luật công. Lý do để dân chúng sống tách biệt nhau vì có dị biệt hay khác biệt về ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán, tôn giáo. Đó chính là nguồn gốc tạo ra sự phân hóa xã hội, luật quốc tế là một phương tiện gắn kết hữu hiệu. Cần tạo ra liên minh giữa các nước, để ngừa những vụ xung đột hay chiến tranh xảy ra. Hòa bình không thể do một cường quốc nào áp đặt lên nước khác, mà đó là sự liên mình, hài hòa cùng chung sống. Luật quốc tế và quyền công dân là sợi dây kết nối cộng đồng quốc tế. Muốn duy trì hòa bình quốc tế, phải có trao đổi thương mại, kinh tế văn hóa giữa các quốc gia.
Trong trạng thái hòa bình thế giới ngoài những luật được ban bố công khai, còn tiềm ẩn, tồn tại những mật ước không chính thức được đàm phán và ngầm hiểu giữa các quốc gia trong việc ngoại giao, chính sách đối ngoại là mối quan tâm chung của giới hiểu biết, có kiến thức.Chính quyền nên tham khảo ý
kiến của những người tri thức. Tôn trọng ý kiến của họ, cần tạo điều kiện cho họ được tham gia đóng góp vào những công việc chung của nhà nước.
Mục đích của triết học pháp quyền không nằm đâu xa là hướng tới một nền hòa bình vĩnh cửu, mục đích cao cả của nó là bảo vệ quyền con người. Tư tưởng đó không bó hẹp trong một quốc gia, hay một dân tộc nào, mà mở rộng trên phạm vi toàn nhân loại. Thể hiện khát vọng hòa bình, không có chiến tranh, trên thực tế, thế giới chưa khi nào đạt đến một nền hòa bình hoàn toàn, lịch sử từ xưa tới nay cho thấy một thực trạng diễn ra, xung đột lợi ích, kinh tế, chính trị, những bất ổn vẫn luôn diễn ra ở nhiều quốc gia, nội chiến, ngoại chiến vẫn tiếp diễn ở một vài khu vực trên thế giới. Tư tưởng mong ước của Kant phải chăng còn xa rời hiện thực, ý tưởng mà Kant đưa ra nằm trong sự tiến triển vô cùng tận mà con người chỉ có thể tiến gần đến sự hoàn thiện đó.
Kant cho rằng, con người cần phải hướng hành động của mình tới mục đích cao cả đó, vì nó đòi hỏi lý tính thực tiễn và bởi con người là một “thực thể tư duy”. Liên minh thế giới cho bình hòa, hiến pháp theo thể chế cộng hòa, là phương tiện hữu hiệu để thực hiện mục tiêu. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc, và không được can thiệp vào hoạt động nội bộ của dân tộc khác của Kant đề ra sau này được ghi vào “Hiến Chương của Liên Hợp Quốc”, thể hiện tư tưởng tiến bộ, tinh thần văn cao đẹp, mục đích mà pháp quyền hướng tới không đâu xa là sự liên minh bình đẳng, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia. Thể hiện khát vọng nhằm giải phóng con người khỏi gông cùm của chế độ phong kiến hà khắc, xây dựng một thế giới hòa bình của tất cả các dân tộc và vì sự tự do, phồn vinh của nhân loại. Trên tất cả trong tư tưởng pháp quyền của Kant, mục đích con người hướng đến là sự tự do. Khái niệm tự do ở Kant không chỉ giới hạn trong quyền tự nhiên của con người, mà còn là quyền làm người. Đây thực sự là tư tưởng tiến bộ, mang đậm tinh thần nhân đạo nói lên mối quan hệ giữa quyền tự nhiên và quyền
con người thông qua sự thừa nhận của pháp luật. Kant đã chi tiết hóa vấn đề