Vài nét về khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT (Trang 49 - 50)

2.2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

2.2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Tổng số khách thể đƣợc nghiên cứu là 300 sinh viên khối ngành kinh tế của Đại học FPT. Khách thể đƣợc phân bổ cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu

Giới tính Nam Nữ Tổng 300 144 156 Chuyên ngành

Tài chính ngân hàng Quản trị kinh doanh

189 111

Năm học Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 30 29 59 182

Khách thể nghiên cứu chủ yếu học năm thứ 4, do trƣờng ĐH FPT đã xây dựng xong cơ sở tại Láng Hòa Lạc, thuộc Huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. Những sinh viên mới nhập học sẽ đƣợc chuyển lên học tại cơ sở đó, còn lại một số ít sinh viên rải rác của các năm và sinh viên năm thứ 4 là sinh viên năm cuối sẽ học tại cơ sở Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chủ yếu trên nhóm khách thể này.

Trƣờng Đại học FPT là một trƣờng đặc thù về công nghệ thông tin, cũng là trƣờng hàng đầu của Việt Nam về công nghệ và truyền thông. Khi sinh viên học tại đây đƣợc trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho học tập một cách tối đa. Mỗi sinh viên vào trƣờng thì cần chuẩn bị cho mình máy tính cá nhân, phục vụ cho việc học tập và thi cử. Không giống nhƣ các trƣờng Đại học khác, sinh viên đi học tại trƣờng phải sử dụng máy tính là chính để làm bài, tìm hiểu bài tập trên mạng, tìm hiểu các case study, trao đổi với thầy cô qua email.

chủ động và sáng tạo cao trong học tập, thầy cô không chỉ cho những bài tập đơn thuần và truyền thống, bên cạnh đó thầy cô còn gợi mở cho sinh viên tìm tòi những cách thức học mới để tiếp thu, lĩnh hội kiến thức đƣợc nhiều hơn ví dụ nhƣ cho sinh viên làm bài tập theo nhóm, bán hàng trên mạng xã hội, tạo các group học nhóm trên mạng xã hội.

Sinh viên FPT có những đặc điểm riêng khác so với những trƣờng khác, sinh viên FPT luôn tự chủ động trong việc học của minh. Khi giảng viên giao bài tập cá nhân hay bài tập nhóm, dƣới mọi hình thức thì sinh viên phải hoàn thành đƣợc bài tập đó đúng thời hạn và đúng theo phƣơng pháp mà thầy cô hƣớng dẫn. Chính vì vậy mà mạng xã hội đã trở thành công cụ đắc lực cho sinh viên FPT, phát huy đƣợc hết tính sáng tạo, nhanh nhẹn năng động của minh.

Sinh viên và giảng viên FPT đều coi mạng xã hội là một kênh truyền tin hết sức hiệu quả, mỗi sinh viên và giảng viên đều có một trang mạng xã hội chung là facebook, ngoài kênh email là kênh thông tin chính thống do nhà trƣờng cung cấp cho mỗi sinh viên một account để trao đổi thông tin giữa nhà trƣờng và sinh viên thì mạng xã hội luôn luôn đứng ở vị trí thứ 2. Mạng xã hội đã khiến sinh viên với sinh viên, sinh viên với thầy cô cán bộ ở trƣờng gần gũi với nhau hơn, có thể biết đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của sinh viên. Sinh viên có thể đƣa lịch học, lịch thi, bài tập lên mạng xã hội để tìm hiểu cùng bạn bè cũng nhƣ trao đổi với thầy cô.

Nhƣ vậy có thể thấy, đối với sinh viên FPT đã coi mạng xã hội nhƣ một kênh để trao đổi học tập, hỏi bài, làm bài tập và cũng là một nơi giải trí hết sức phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT (Trang 49 - 50)