Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học FPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT (Trang 54 - 63)

Nhằm tìm hiểu về thực trạng sử dụng các trang mạng xã hội của sinh viên FPT hiện nay, chúng tôi đƣa ra câu hỏi: “Bạn đang sử dụng mạng xã hội nào?” Kết quả thu đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học FPT

Mạng xã hội

Hiếm khi Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên

ĐTB SL % SL % SL % Facebook 9 3,0 26 8,7 265 88,3 2,85 zing me 132 44,0 118 39,3 50 16,7 1,73 Myspace 221 73,7 54 18,0 25 8,3 1,35 Twitter 196 65,3 86 28,7 18 6,0 1,41 tamtay.vn 231 77,0 48 16,0 21 7,0 1,30 go.vn 215 71,7 62 20,7 23 7,7 1,36 Linkein 221 73,7 59 19,7 20 6,7 1,33 Tumblr 213 71,0 57 19,0 30 10,0 1,39 Printers 218 72,7 57 19,0 25 8,3 1,36 Google 188 62,7 58 19,3 54 18,0 1,55 Qua bảng trên có thể thấy rõ facebook là trang mạng xã hội đƣợc sinh viên sử dụng nhiều nhất (ĐTB = 2,85), đứng thứ hai là Zing me (ĐTB = 1,73), các trang mạng ít phổ biến hơn là Google (ĐTB =1,55), Twitter (ĐTB = 1,41), Tumblr (ĐTB = 1,39), Go.vn (ĐTB = 1,36), Printeres (ĐTB = 1,36), Linkein (ĐTB = 1,33), Tamtay.vn (ĐTB = 1,30).

Với mạng xã hội Facebook (ĐTB = 2,85), 88,3% sinh viên Đại học FPT thƣờng xuyên sử dụng, 8,7% sinh viên thỉnh thoảng sử dụng và chỉ có 3% sinh viên hiếm khi sử dụng. Trên thực tế Facebook ra đời năm 2004 và thâm nhập vào Việt Nam từ năm 2009, với những tính năng công nghệ ƣu việt, độ tƣơng tác cao, facebook đang trở thành mạng xã hội phổ biến và đƣợc ƣa chuộng nhất ở Việt Nam. Với “cƣ dân mạng” - những ngƣời làm việc trong môi trƣờng kết nối internet, đặc biệt là với sinh viên – những ngƣời có nhu cầu thể hiện bạn thân cao và mong muốn giao lƣu, kết bạn trên mạng xã hội thì facebook dƣờng nhƣ không thể thiếu trong cuộc sống.

Khác với Facebook, trang mạng xã hội Zing Me của Công ty cổ phần VNG tập trung vào sản xuất và phát hành các game trực tuyến. Mạng xã hội Zing Me với ĐTB = 1,73, có tỷ lệ sinh viên FPT sử dụng đứng thứ hai trong số các mạng xã hội. Cụ thể, có 16,7% sinh viên thƣờng xuyên sử dụng mạng Zing Me, 39,3% sinh viên thỉnh thoảng sử dụng và 44% sinh viên hiếm khi sử dụng. Nếu nhƣ facebook thu hút giới trẻ đặc biệt là sinh viên bởi tính năng chia sẻ và kết nối bạn bè trên toàn thế giới thì Zing Me hấp dẫn giới trẻ với hơn 200 tựa game chất lƣợng, đa dạng thể loại giúp ngƣời dùng đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên thƣ giãn và giải trí sau những giờ học hành, thi cử căng thẳng. Và thực tế, có những thời điểm Zing Me đã vƣợt qua Facebook về lƣợng ngƣời sử dụng trong nƣớc, cụ thể ngày 23/09/2009 mạng xã hội này có 945.000 ngƣời dùng, trong khi Facebook lúc đó là 918.000 ngƣời. Hay trong tháng 3/2011, số liệu từ Google Ad Planner cũng cho thấy Zing Me đã đạt 6,8 triệu khách truy cập, trong khi đó con số của Facebook là 3,1 triệu khách truy cập. Tuy nhiên, đến năm 2012 Facebook đã vƣơn lên mạnh mẽ ở thị trƣờng trong nƣớc và đến tháng 12/2012, Vicenzo Cosenza, chuyên gia về chiến lƣợc truyền thông mạng của Ý, đã công bố Bản đồ mạng xã hội toàn cầu (World Map of Social Network) cho thấy, Facebook đã vƣợt qua Zing Me tại Việt Nam. [37]

Đứng cuối bảng xếp hạng là Tamtay.vn (ĐTB = 1.30), chỉ có 7% sinh viên thƣờng xuyên sử dụng mạng xã hội này và tới 77% sinh viên hiếm khi sử dụng mạng xã hội tamtay.vn. Ra đời cùng thời điểm bùng nổ mạng xã hội tại Việt Nam vào tháng 3/2007, tamtay.vn là mạng xã hội “Made in Vietnam” đầu tiên tích hợp đầy đủ tính năng của một mạng xã hội cơ bản. Trong 3 năm phát triển, ngoài thế mạnh về nội dung số, tamtay.vn chiếm cảm tình đặc biệt của cộng đồng sinh viên khi tổ chức trên 100 sự kiện hƣớng vào nhóm đối tƣợng này. Hiện tại, mạng xã hội này có khoảng 2 triệu thành viên đăng ký. Tuy nhiên ngƣời dùng thƣờng gặp một số vấn đề về tìm kiếm bạn bè trong thời gian đầu gia nhập mạng xã hội này bởi tamtay.vn chƣa tiếp thu đƣợc các gợi ý thông minh và liên kết ngƣời dùng theo nhóm thƣờng thấy ở Facebook. Muốn kết bạn, bạn chỉ có thể gửi link trang cá nhân để yêu cầu kết bạn. Nhìn vào bảng trên ta thấy có đến 265 sinh viên chiếm 88,3 % đƣợc điều tra cho biết họ sử dụng facebook thƣờng xuyên, 26 ngƣời chiếm 8,7 %

Facebook. Nhƣ vậy mức độ sử dụng facebook của sinh viên là rất cao, N.V.T sinh viên năm 2 của trƣờng cho biết “Đa số bạn bè trong lớp em ều có tài khoản facebook, mọi người kết bạn với nhau trên ó rồi lập hội, nhóm bình luận, bàn tán rôm rả hơn cả trên lớp. Lớp trưởng cũng thường thông báo lịch học, lịch thi cũng như các yêu cầu về bài vở của từng môn lên Facebook nên em thường xuyên lên group của lớp vừa ể tán gẫu vừa ể nắm bắt lịch học hay lịch thi”. Zing me có số lƣợng sinh viên sử dụng thƣờng xuyên ít hơn hẳn Facebook với 50 sinh viên chiếm 16,7%, 118 sinh viên chỉ thỉnh thoảng sử dụng mạng xã hội này chiếm 33,6 % trong khi đó có đến 142 sinh viên không bao giờ sử dụng Zing me chiếm 44%. Các mạng xã hội khác nhƣ : Google, Twitter, Tumblr, Go.vn, Printeres, Linkein Tamtay.vn có mức độ sử dụng ít hơn hẳn, 62 % đến 77 % sinh viên không bao giờ sử dụng những trang mạng xã hội này trong khi chỉ gần 10% ngƣời sử dụng thƣờng xuyên.

Khi tiến hành phân tích về thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên FPT chúng tôi cũng lƣu ý đến sự khác biệt trong việc lựa chọn mạng xã hội đối với các giới tính khác nhau. Bảng dƣới đây mô tả kết quả thu đƣợc:

Bảng 3.2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên theo giới t nh

Mạng xã hội Nam Nữ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên ĐTB Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên ĐTB SL % SL % SL % SL % SL % SL % Facebook 9 6,3 13 9,0 122 84,7 2,78 0 0 13 8,3 143 91,7 2,92 zing me 55 38,2 56 38,9 33 22,9 1,85 77 49,4 62 39,7 17 10,9 1,62 Myspace 95 66,0 35 24,3 14 9,7 1,44 126 80,8 19 12,2 11 7,1 1,26 Twitter 89 61,8 48 33,3 7 4,9 1,43 107 68,6 38 24,4 11 7,1 1,38 tamtay.vn 103 71,5 32 22,2 9 6,3 1,35 128 82,1 16 10,3 12 7,7 1,26 go.vn 101 70,1 32 22,2 11 7,6 1,38 114 73,1 30 19,2 12 7,7 1,35 Linkein 102 70,8 33 22,9 9 6,3 1,35 119 76,3 26 16,7 11 7,1 1,31 Tumblr 103 71,5 30 20,8 11 7.6 1,36 110 70,5 27 17,3 19 12,2 1,42 Printers 104 72,2 28 19,4 12 8,3 1,36 114 73,1 29 18,6 13 8,3 1,35 Google 83 57,6 32 22,2 29 20,1 1,63 105 67,3 26 16,7 25 16,0 1,49

dụng facebook ít hơn sinh viên nữ (ĐTB = 2,92). Trong khi đó Zing me lại thu hút sinh viên nam (ĐTB = 1,85) sử dụng nhiều hơn nữ (ĐTB = 1,62). Điều này xuất phát từ những khác biệt về đặc điểm tâm sinh lý giữa nam giới và nữ giới. Nữ giới thƣờng có nhu cầu giao tiếp và chia sẻ cao hơn nam giới nên hiển nhiên facebook giúp họ đáp ứng những nhu cầu này tốt hơn Zing me. Mặt khác, nam giới thƣờng ƣa cảm giác mạnh, ham mê chinh phục, mạo hiểm mà game mang lại nên có xu hƣớng sử dụng mạng xã hội Zing me nhiều hơn.

Bên cạnh thực trạng lựa chọn và sử dụng mạng xã hội của sinh viên FPT, chúng tôi còn tìm hiểu những lý do mà sinh viên biết đến các trang mạng xã hội:

Bảng 3.3. Lý do sinh viên biết ến mạng xã hội

Lý do biết ến các trang mạng xã hội Số lượng Tỉ lệ %

Tìm hiểu trên internet 196 65,3% Quảng cáo 54 18,0% Bạn bè giới thiệu 182 60,7% Tìm hiểu qua sách báo 35 11,7%

Bảng số liệu trên cho thấy 196 sinh viên đại học FPT đƣợc hỏi cho hay họ biết đến mạng xã hội thông qua “Tìm hiểu trên internet” chiếm 65,3%. Không thể phủ nhận, sự tăng trƣởng của Internet tại Việt Nam đã góp phần đƣa mạng xã hội đến với ngƣời tiêu dùng. Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số ngƣời dùng Internet lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 30% dân số. [40]

Đƣợc “Bạn bè giới thiệu” là lý do phổ biến thứ hai chiếm 60,7 % các bạn sinh viên đƣợc hỏi. Khi đƣợc phỏng vấn bạn N.T.K sinh viên năm ba của trƣờng cũng cho biết “Ban ầu em cũng không biết mạng xã hội là gì, sau rồi nghe bạn bè nói chuyện và rủ em cùng tham gia nên em cũng thử tìm hiểu rồi bắt ầu sử dụng ể tán gẫu với bạn bè cho vui”.

Có thể nhận thấy rõ rằng “Quảng cáo”“Tìm hiểu qua sách báo” là lý do ít phổ biến nhất chỉ lần lƣợt chiếm 18% và 11,7 % số sinh viên tham gia khảo sát.

Qua đây ta có thể thấy đƣợc với thời đại thông tin hiện nay, thì việc tìm hiểu về mạng xã hội là tƣơng đối dễ dàng, và tìm kiếm đƣợc ở bất cứ đâu.

Ngày nay, khi mạng xã hội là một điều tất yếu trong cuộc sống và sinh hoạt của sinh viên, thì việc sinh viên dành thời gian nhƣ thế nào để sử dụng mạng xã hội cũng là một điều chúng tôi muốn nghiên cứu. Bảng khảo sát dƣới đây sẽ trình bày kết quả chi tiết:

Bảng 3.4. Thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên FPT

Thời gian/ ngày Số lượng Tỉ lệ %

Dƣới 10 phút/ngày 10 3,3 Dƣới 1h/ngày 24 8,0 Từ 1- 2h/ngày 59 19,7 Từ 2-4h/ngày 75 25,0 Từ 4-8h/ ngày 132 44,0 Tổng 300 100,0

Kết quả điều tra cho thấy thực trạng đáng báo động có đến 132 sinh viên sử dụng mạng xã hội với khoảng thời gian 4-8h/ ngày chiếm 44% tổng số sinh viên tham gia khảo sát. Trong khi đó có đến 25% sinh viên trung bình một ngày dành từ 2 – 4h trên mạng xã hội, 19,7% sinh viên dành từ 1 đến 2 giờ, chỉ có 8% số ngƣời đƣợc hỏi dành ít hơn 1 giờ/ ngày cho mạng xã hội và 3,3% tổng số sinh viên sử dụng mạng xã hội ít hơn 10 phút/ngày.

Nhƣ vậy có thể thấy rằng sinh viên FPT trung bình một ngày dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội. Thử làm một phép tình nhỏ với 132 sinh viên dành từ 4 đến 8 tiếng trên mạng xã hội ở trên ta có thể dễ dàng tính đƣợc. Trong khi một năm chỉ có 365 ngày thì họ đã dành khoảng 60 – 120 ngày để “sống” trên thế giới ảo. Có một câu nói nổi tiếng trong bộ phim The Social Network “Ngày xưa chúng ta sống trong hang ộng, sau ó sống trong thành phố, bây giờ chúng ta sống trên mạng”, vẫn biết rằng mạng xã hội không chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập thiết thực của bản thân mà còn có thể giúp sinh viên giải tỏa stress, giải trí và giao lƣu cùng bạn

bè. Tuy nhiên việc hàng ngày “chìm đắm” trong mạng xã hội nhiều tiếng đồng hồ nhƣ vậy quả thực là một điều đáng lo ngại. Đây thực sự là vấn đề cần đƣợc quan tâm và tìm hƣớng giải quyết.

Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát về thời gian sinh viên thƣờng tham gia mạng xã hội trong ngày. Với câu hỏi: “Bạn thường tham gia mạng xã hội vào các thời gian nào trong ngày?”, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.5. Thời gian tham gia vào mạng xã hội của sinh viên FPT Thời gian trong ngày ngày Số lượng Tỉ lệ % Thời gian trong ngày ngày Số lượng Tỉ lệ %

Lúc rảnh rỗi 188 62,7 Buổi sáng 4 1,3 Buổi tối trƣớc khi đi ngủ 44 14,7 Bất kể lúc nào 64 21,3

Trong số các bạn sinh viên FPT đƣợc hỏi về thời điểm sử dụng mạng xã hội trong ngày thì có đến 188 (62,7%) ý kiến cho biết là họ sử dụng mỗi khi “rảnh rỗi”, thậm chí 21,3% sinh viên thƣờng sử dụng bất kể lúc nào, chỉ có ít ngƣời lên kế hoạch vào mạng xã hội vào những thời điểm cụ thể trong ngày, với 14,7% sử dụng buổi tối trƣớc khi đi ngủ và 1,3 % sinh viên sử dụng vào buổi sáng. Kết hợp cùng bảng số liệu nêu ở trên có thể phần nào lý giải tại sao phần lớn sinh viên FPT dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội, vì phần lớn sinh viên không tự ý thức và kiểm soát thời gian dành cho mạng xã hội. Đối với nhiều bạn việc hàng ngày truy cập mạng xã hội đã trở thành một thói quen khó bỏ cứ “ Lúc nào rảnh rỗi” hay thậm chí

“Bất cứ lúc nào” có thể truy cập mạng xã hội hầu hết sinh viên đều lang thang trên mạng xã hội.

Nhƣ vậy ta có thể thấy nhu cầu giải trí và giao tiếp của sinh viên khá cao. nên sinh viên thƣờng cho là mình “rảnh rỗi” để lên mạng xã hội trò chuyện, xem bạn bè “có gì mới không”, “có tin tức gì mới không”. Sinh viên có thể lên mạng bất cứ lúc nào để cập nhật tin tức bạn bè, và bất cứ lúc nào cũng muốn giao tiếp và muốn chia sẻ với ngƣời khác về tình trạng của bản thân. Sinh viên là lứa tuổi đang

dần hoàn thiện về nhân cách, các cảm xúc, giác quan, luôn mong muốn bản thân đƣợc trau dồi thêm về kiến thức, kỹ năng, không ngừng học hỏi và giao tiếp với ngƣời khác giúp sinh viên có những bƣớc phát triển mới. Nhìn từ góc độ nào đó thì mạng xã hội đã đáp ứng đủ cho sinh viên mong muốn, hứng thú của bản thân đƣợc giải trí, đƣợc trò chuyện giao lƣu và kết bạn, thể hiện cái tôi. Vì vậy, sinh viên sử dụng mạng bất cứ lúc nào để thỏa mãn các mong muốn của bản thân, nhƣng bên cạnh đó sinh viên chƣa biết cách quy hoạch thời gian của mình một cách cụ thể để phục vụ cho việc học tập và giải trí một cách lành mạnh, tránh ảnh hƣởng đến kết quả học tập và sức khỏe.

Vậy sinh viên khi dành thời gian sử dụng mạng xã hội thì phƣơng tiện gì giúp họ truy cập mạng xã hội nhanh và thƣờng xuyên nhất?

Bảng 3.6. Phương tiện sinh viên sử dụng khi tham gia mạng xã hội

Thiết bị

Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Máy tính cố định 178 59,3 64 21,3 58 19,3 Máy tính xách tay 20 6,7 54 18,0 226 75,3 Máy tính bảng 149 49,7 73 24,3 78 26,0 Điện thoại 63 21,0 60 20,0 177 59,0 Theo kết quả thu đƣợc, Máy tính xách tay là thiết bị giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội phổ biến nhất với 226 sinh viên thƣờng xuyên sử dụng thiết bị này chiếm đến 75,3% số sinh viên tham gia khảo sát. Điện thoại là công cụ phổ biến thứ hai với 59% ngƣời thƣờng xuyên truy cập mạng xã hội qua thiết bị này.

Ngày nay trong thời đại kinh tế thị trƣờng,khi đời sống ngƣời dân Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao, việc sở hữu những thiết bị công nghệ cao phục vụ đời sống cũng nhƣ công việc ngày một trở nên dễ dàng hơn. Với mong muốn dành những điều kiện thuận lợi nhất cho con chăm lo học hành, hầu hết các bậc cha mẹ đều cố gắng mua cho con mình máy tính để con dễ dàng tiếp cận thông tin, phục vụ

cho việc học hành, hay điện thoại để thuận tiện liên lạc với con khi cần thiết. Hơn nữa với suy nghĩ để con “bằng bạn bằng bè” nhiều bậc phụ huynh không tiếc tiền đầu tƣ cho con cái mình những chiếc smartphone đời cao không chỉ có những tính năng nhắn tin gọi điện thông thƣờng mà còn có thể chụp ảnh, lƣớt web. Đây là một trong những nguyên nhân chính góp phần làm cho mạng xã hội trở nên ngày càng phổ biến với giới trẻ đặc biệt là sinh viên.Theo một cuộc khảo sát của Google đƣợc thực hiên vào quý I năm 2013 cho thấy lƣợng ngƣời dùng smartphone tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT (Trang 54 - 63)