Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT (Trang 50 - 54)

2.2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài là: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết, những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả ở trong và ngoài nƣớc trên cơ sở những công trình đã đƣợc công bố trên các sách báo và tạp chí khoa học trong nƣớc và quốc tế về những vấn đề liên quan đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên.

- Phương pháp iều tra bằng bảng hỏi

Quá trình điều tra bằng bảng hỏi gồm 03 giai đoạn: Giai đoạn thiết kế bảng hỏi, giai đoạn điều tra thử, giai đoạn điều tra chính thức.

a. Giai oạn thiết kế bảng hỏi:

Mục đích: Thu thập thông tin nghiên cứu để hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi.

Khách thể đƣợc thu thập thông tin: 300 sinh viên trƣờng Đại học FPT

Nội dung thu thập thông tin nghiên cứu: chúng tôi sử dụng 02 nguồn thông tin. Nguồn thứ nhất, tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nƣớc về nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Nguồn thứ hai là khảo sát thăm dò sinh viên đang học tập tại trƣờng Đại học FPT. Tổng hợp thông tin từ 02 nguồn trên, chúng tôi xây dựng 01 bảng hỏi dành cho sinh viên.

Bảng hỏi dành cho sinh viên gồm 02 phần: + Phần 1: Tìm hiểu thực trạng:

Nghiên cứu nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên để đáp ứng những nhu cầu học tập và giải trí, mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trƣờng ĐH FPT.

+ Phần 2: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên, thời gian sử dụng mạng xã hội và những lợi ích cũng nhƣ những bất cập khi sử dụng mạng xã hội của sinh viên, một số thông tin cá nhân về khách thể nghiên cứu.

b. Giai oạn iều tra thử:

- Mục đích: Xác định mức độ rõ ràng của các câu hỏi, mức độ thu thập thông tin ý nghĩa và độ tin cậy của bảng hỏi và chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi.

- Khách thể điều tra thử: 30 sinh viên.

- Hình thức điều tra thử: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn.

- Cách thức xử lý số liệu: Dữ liệu thu thập từ khảo sát thử đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS, phiên bản 16.0.

c. Giai oạn iều tra ch nh thức:

+ Điều tra bằng bảng hỏi dành cho sinh viên:

- Mục đích: Khảo sát thực trạng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên, thực trạng mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH FPT.

- Nguyên tắc điều tra:

Sinh viên tham gia điều tra trả lời độc lập, theo suy nghĩ của bản thân.

Bảng hỏi đƣợc phát cho sinh viên tại các lớp học và thu về ngay sau khi phiếu điều tra đƣợc trả lời tại các lớp học.

- Phương pháp phỏng vấn

+ Mục đích phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên.

+ Khách thể phỏng vấn: 15 sinh viên của trƣờng đại học trong diện nghiên cứu. + Nội dung phỏng vấn: Thực trạng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học FPT. Những yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đó.

- Phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học

Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp xử lý số liệu theo chƣơng trình SPSS phiên bản 16.0 nhằm đánh giá tần suất, điểm trung bình chung, và hệ số tƣơng quan.

Thang đánh giá: Cách tính toán điểm số của các phần trong bảng hỏi nhƣ sau:

Ở mức ộ sử dụng: Hiếm khi: 1 điểm; Thỉnh thoảng: 2 điểm; Thƣờng xuyên: 3 điểm

Ở mức ộ nhu cầu:Thấp: 1 điểm; Bình thƣờng: 2 điểm; Cao: 3 điểm

Ở mức ộ lợi ích và bất cập: Không có: 1 điểm ; Ít: 2 điểm ; Nhiều: 3 điểm

Nhƣ vậy, ở mức độ sử dụng và mức độ nhu cầu, mức độ của những lợi ích và bất cập khi sử dụng mạng xã hội có điểm tối đa là 3 và tối thiểu là 1. Với thang điểm trên, cách tính điểm chênh lệch của mỗi thang đo nhƣ sau: Chúng tôi lấy điểm cao nhất của thang đo là 3, trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 3 mức độ của thang đo. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ xấp xỉ 0.67.

- ĐTB từ 1.00 < 1.67: Mức độ thấp

- ĐTB từ 2.34 – 3.00: Mức độ cao

Tiểu kết chƣơng 2:

Nghiên cứu thực tiễn đƣợc thực hiện theo một quy trình có cấu trúc chặt chẽ và có sự kết hợp của nhiều phƣơng pháp: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học.

Các số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp định lƣợng và định tính cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị cao về mặt khoa học. Đây là sơ sở để có thể nhận thức đƣợc những kết quả nghiên cứu một cách khách quan và mang tính khoa học.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC FPT

Thời đại thông tin ngày nay đã tạo những điều kiện và cơ hội cho con ngƣời giao lƣu, liên kết, chia sẻ những sở thích, sự quan tâm, những ý tƣởng, những việc làm bằng các phƣơng tiện truyền thông hiện đại – nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng của internet, trong đó có các mạng xã hội. Sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, mạng xã hội đã cho phép ngƣời dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vƣợt qua trở ngại về không gian và thời gian, vƣợt qua khoảng cách giữa các thế hệ. Nó giúp nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Sống trong thế giới phẳng, nơi mọi khoảng cách về địa lý trở nên vô nghĩa thì hơn bao giờ hết giới trẻ là ngƣời biết nắm bắt những cái mới của khoa học kỹ thuật và áp dụng nó vào cuộc sống một cách tự nhiên. Vì thế, sự phát triển của mạng xã hội là điều tất yếu.

Với mong muốn tìm hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội của các bạn sinh viên để đánh giá đƣợc tầm ảnh hƣởng của nó đối với sinh viên cũng nhƣ đƣa ra những kiến nghị giải pháp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về nhu cầu sử dụng các trang mạng xã hội của sinh viên trƣờng đại học FPT, và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)