Thời gian tham gia vào mạng xã hội của sinh viên FPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT (Trang 60)

Thời gian trong ngày ngày Số lượng Tỉ lệ %

Lúc rảnh rỗi 188 62,7 Buổi sáng 4 1,3 Buổi tối trƣớc khi đi ngủ 44 14,7 Bất kể lúc nào 64 21,3

Trong số các bạn sinh viên FPT đƣợc hỏi về thời điểm sử dụng mạng xã hội trong ngày thì có đến 188 (62,7%) ý kiến cho biết là họ sử dụng mỗi khi “rảnh rỗi”, thậm chí 21,3% sinh viên thƣờng sử dụng bất kể lúc nào, chỉ có ít ngƣời lên kế hoạch vào mạng xã hội vào những thời điểm cụ thể trong ngày, với 14,7% sử dụng buổi tối trƣớc khi đi ngủ và 1,3 % sinh viên sử dụng vào buổi sáng. Kết hợp cùng bảng số liệu nêu ở trên có thể phần nào lý giải tại sao phần lớn sinh viên FPT dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội, vì phần lớn sinh viên không tự ý thức và kiểm soát thời gian dành cho mạng xã hội. Đối với nhiều bạn việc hàng ngày truy cập mạng xã hội đã trở thành một thói quen khó bỏ cứ “ Lúc nào rảnh rỗi” hay thậm chí

“Bất cứ lúc nào” có thể truy cập mạng xã hội hầu hết sinh viên đều lang thang trên mạng xã hội.

Nhƣ vậy ta có thể thấy nhu cầu giải trí và giao tiếp của sinh viên khá cao. nên sinh viên thƣờng cho là mình “rảnh rỗi” để lên mạng xã hội trò chuyện, xem bạn bè “có gì mới không”, “có tin tức gì mới không”. Sinh viên có thể lên mạng bất cứ lúc nào để cập nhật tin tức bạn bè, và bất cứ lúc nào cũng muốn giao tiếp và muốn chia sẻ với ngƣời khác về tình trạng của bản thân. Sinh viên là lứa tuổi đang

dần hoàn thiện về nhân cách, các cảm xúc, giác quan, luôn mong muốn bản thân đƣợc trau dồi thêm về kiến thức, kỹ năng, không ngừng học hỏi và giao tiếp với ngƣời khác giúp sinh viên có những bƣớc phát triển mới. Nhìn từ góc độ nào đó thì mạng xã hội đã đáp ứng đủ cho sinh viên mong muốn, hứng thú của bản thân đƣợc giải trí, đƣợc trò chuyện giao lƣu và kết bạn, thể hiện cái tôi. Vì vậy, sinh viên sử dụng mạng bất cứ lúc nào để thỏa mãn các mong muốn của bản thân, nhƣng bên cạnh đó sinh viên chƣa biết cách quy hoạch thời gian của mình một cách cụ thể để phục vụ cho việc học tập và giải trí một cách lành mạnh, tránh ảnh hƣởng đến kết quả học tập và sức khỏe.

Vậy sinh viên khi dành thời gian sử dụng mạng xã hội thì phƣơng tiện gì giúp họ truy cập mạng xã hội nhanh và thƣờng xuyên nhất?

Bảng 3.6. Phương tiện sinh viên sử dụng khi tham gia mạng xã hội

Thiết bị

Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Máy tính cố định 178 59,3 64 21,3 58 19,3 Máy tính xách tay 20 6,7 54 18,0 226 75,3 Máy tính bảng 149 49,7 73 24,3 78 26,0 Điện thoại 63 21,0 60 20,0 177 59,0 Theo kết quả thu đƣợc, Máy tính xách tay là thiết bị giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội phổ biến nhất với 226 sinh viên thƣờng xuyên sử dụng thiết bị này chiếm đến 75,3% số sinh viên tham gia khảo sát. Điện thoại là công cụ phổ biến thứ hai với 59% ngƣời thƣờng xuyên truy cập mạng xã hội qua thiết bị này.

Ngày nay trong thời đại kinh tế thị trƣờng,khi đời sống ngƣời dân Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao, việc sở hữu những thiết bị công nghệ cao phục vụ đời sống cũng nhƣ công việc ngày một trở nên dễ dàng hơn. Với mong muốn dành những điều kiện thuận lợi nhất cho con chăm lo học hành, hầu hết các bậc cha mẹ đều cố gắng mua cho con mình máy tính để con dễ dàng tiếp cận thông tin, phục vụ

cho việc học hành, hay điện thoại để thuận tiện liên lạc với con khi cần thiết. Hơn nữa với suy nghĩ để con “bằng bạn bằng bè” nhiều bậc phụ huynh không tiếc tiền đầu tƣ cho con cái mình những chiếc smartphone đời cao không chỉ có những tính năng nhắn tin gọi điện thông thƣờng mà còn có thể chụp ảnh, lƣớt web. Đây là một trong những nguyên nhân chính góp phần làm cho mạng xã hội trở nên ngày càng phổ biến với giới trẻ đặc biệt là sinh viên.Theo một cuộc khảo sát của Google đƣợc thực hiên vào quý I năm 2013 cho thấy lƣợng ngƣời dùng smartphone tại Việt Nam hiện đã chiếm đến 20% dân số, trong đó 70% số ngƣời đƣợc hỏi cho hay họ sử dụng điện thoại để truy cập Internet, 50% cho biết phải có smartphone trên tay khi rời khỏi nhà. [40]

Bảng 3.7. Địa iểm truy cập mạng xã hội của sinh viên

Địa iểm truy cập mạng Số lượng Tỉ lệ %

Ở trƣờng 191 63,7 Ở nhà 268 89,3 Ở quán cà phê 104 34,7

Ngoài thời gian thì địa điểm sinh viên FPT sử dụng mạng xã hội cũng là một vấn đề cần đƣợc quan tâm. Theo kết quả nghiên cứu thu đƣợc tuy có đến 268 ngƣời chiếm 89,3% thƣờng truy cập mạng xã hội ở nhà, 104 sinh viên chiếm 34,7 % thƣờng sử dụng mạng xã hội ở quán cà phê thì số lƣợng sinh viên tiếp tục sử dụng mạng xã hội ở trƣờng học lên đến 191 ngƣời chiếm đến 63,7%.

Trên thực tế Đại học FPT là trƣờng đạo tạo chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin nên hầu hết các giờ lên lớp của sinh viên đều thực hành với máy tính, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn có thể truy cập internet bất cứ khi nào ngay cả ở trong lớp học. Tuy nhiên với sinh viên khi đến trƣờng việc tập trung, chú ý vào bài giảng của thầy cô để có thể nắm chắc bài giảng là một điều vô cùng quan trọng bởi lẽ chỉ cần một vài phút lơ là trong lớp học thôi sinh viên có thể bị lỡ mất những thông tin bài giảng quan trọng, lâu dần sẽ dần đến tình trạng sinh viên không theo kịp bài và ngày càng sa sút trong học tập là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Với con số

(63,7%) sinh viên vẫn tiếp tục truy cập mạng xã hội khi đến trƣờng đòi hỏi nhà trƣờng cần có những biện pháo thích hợp để đảm bảo sinh viên tập trung học tập mỗi giờ lên lớp.

Bên cạnh đó việc sinh viên sử dụng mạng xã hội ở quán cà phê cũng đặt ra câu hỏi đáng lo ngại bởi lẽ thông thƣờng ngƣời ta gặp nhau ở quán cà phê để nói chuyện, trao đổi thông tin, tâm sự trực tiếp nhƣng ngày nay khi mạng xã hội trở thành một “món ăn khó bỏ” thì không khó khi vào các nhà hàng, quán cà phê ta có thể trông thấy cảnh tƣợng bạn bè gặp nhau nhƣng mỗi ngƣời một chiếc điện thoại, laptop, máy tính bảng, ai làm việc ngƣời nấy.

Tóm lại, thông qua việc khảo sát thực trạng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên, có thể thấy nhu cầu sử dụng này của sinh viên là khá cao. Mạng xã hội mà sinh viên chủ yếu truy cập là mạng xã hội Facebook, do mạng xã hội này rất thân thiện và dễ dàng sử dụng, xếp sau đó là các mạng Zingme và Google. Ta có thể thấy sinh viên có thể truy cập mạng ở khắp mọi nơi với các phƣơng tiện nhỏ gọn, thông minh. Với thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự xuất hiện của Internet chính là nền tảng cho việc phát triển mạng xã hội một cách tối đa, và sinh viên là một trong những thành phần năng động nhất đã biết nắm bắt đƣợc xu thế này để kết nối ở khắp nơi, đặc biệt là với ngôi trƣờng có truyền thống về công nghệ thông tin. Nắm bắt đƣợc những nhu cầu đa đa dạng của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho ngƣời nghiên cứu có thể phân loại và biết đƣợc thực tế nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên. Vì thế trong bảng câu hỏi khảo sát chúng tôi phân loại rõ ràng thành hai loại để có thể thấy rõ đƣợc mức độ sử dụng của sinh viên đối với nhu cầu học tập và nhu cầu giải trí với nhiều tiêu chí giúp các bạn sinh viên lựa chọn phƣơng án phù hợp với bản thân nhiều nhất.

3.2. Thực trạng mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH FPT

3.2.1. Thực trạng mức ộ nhu cầu sử dụng mạng xã hội áp ứng nhu cầu học tập của sinh viên ĐH FPT.

Bảng 3.8. Mức ộ sử dụng mạng xã hội ể áp ứng nhu cầu học tập của sinh viên

Các nhu cầu học tập Thấp Bình thường Cao ĐTB SL % SL % SL % Tìm kiếm học liệu 74 24,7 124 41,3 102 34,0 2,09 Lập group để học nhóm 42 14,0 130 43,3 128 42,7 2,29

Tìm hiểu thông tin phục vụ

bài học 84 28,0 124 41,3 92 30,7

2,03

Lập và tham gia page học

thuật 66 22,0 142 47,3 92 30,7

2,09

Kết nối với thầy cô để hỏi bài 65 21,7 149 49,7 86 28,7 2,07

Gửi bài tập qua mạng xã hội 69 23,0 124 41,3 107 35,7 2,13

Chia sẻ lịch thi hoặc lịch học 34 11,3 105 35,0 161 53,7 2,42

Tham gia các hoạt động

ngoại khóa của trƣờng 49 16,3 136 45,3 115 38,3

2,22

Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu học tập đạt điểm trung bình ở mức cao là“Chia sẻ lịch thi hoặc lịch học” (ĐTB= 2,42) có tới 161 sinh viên chiếm hơn một nửa số sinh viên đƣợc hỏi (53,7%) có nhu cầu cao, 105 sinh viên chiếm 35% có nhu cầu bình thƣờng và chỉ 11,3% học sinh có nhu cầu thấp.

Nhu cầu học tập đứng thứ hai trong tổng số 8 tiêu chí đƣợc đƣa ra là mạng xã hội đáp ứng nhu cầu “ Lập group ể học nhóm” (ĐTB = 2,29) với 42,7 % có nhu cầu cao, 43,3% có nhu cầu bình thƣờng và 14% có nhu cầu thấp. Có thể nhận thấy rằng tính năng tạo group để các thành viên trong cùng chia sẻ và bình luận là một trong những ứng dụng vô cùng hữu ích của mạng xã hội. Chỉ cần có tài khoản trong mạng xã hội ngƣời dùng có thể dễ dàng tạo nhóm và mời bạn bè cùng tham gia nhóm của mình. Nhờ đó rất nhiều group đã đƣợc lập ra, group của lớp thƣờng đƣợc các thành viên trong lớp đăng bài hỏi về lịch học, lịch thi hay đơn giản là hỏi về bài tập sắp tới xem tình hình bạn bè trong lớp đã làm chƣa và cùng nhau thảo luận sôi

nổi. Hơn thế nữa việc học nhóm nhờ có mạng xã hội cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, thay vì phải gặp nhau trực tiếp để bàn bạc, lấy ý kiến của các thành viên vừa tốn kém vừa mất thời đi lại đôi khi việc họp nhóm nhƣ vậy gây ra bất đồng không đáng có vì tình trạng giờ cao su hay không thống nhất đƣợc thời gian cũng nhƣ địa điểm học nhóm, giờ đây với mạng xã hội các thành viên trong nhóm hoàn toàn có thể chủ động về thời gian và công việc, chỉ cần ở nhà tạo group tên nhóm và thêm các thành viên trong nhóm của mình vào cùng bàn luận về bài tập của nhóm.

Cùng với tiêu chí “Lập group ể học nhóm”, tiêu chí “Tham gia các hoạt ộng ngoại khóa của trường” có điểm trung bình là 2,29 với tổng số 38,3% sinh viên có nhu cầu cao, 45,3% có nhu cầu bình thƣờng và chỉ 16,3 % sinh viên đƣợc hỏi có nhu cầu thấp. Thực tế cho thấy, nhƣ nhiều trƣờng đại học khác trên cả nƣớc, đại học FPT đã biết tận dụng lợi thế của mạng xã hội để kết nối với sinh viên trong trƣờng: rất nhiều câu lạc bộ và các hội nhóm của trƣờng đều tạo những group riêng, từ đó đăng tin các hoạt động của nhóm cũng nhƣ của sinh viên trong trƣờng để sinh viên có thể tiện theo dõi và dễ dàng đăng ký tham gia. Đây là một trong những cầu nối hiệu quả giữa sinh viên và nhà trƣờng, giúp nhà trƣờng truyền tải đƣợc các hoạt động ngoại khóa tới sinh viên một cách nhanh chóng cũng nhƣ hiểu đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng và thắc mắc của sinh viên để kịp thời giải quyết

Các nhu cầu “Gửi bài tập qua mạng xã hội”, “Lập và tham gia page học thuật”, “Tìm kiếm học liệu”, “Kết nối với thầy cô ể hỏi bài”, “Tìm hiểu thông tin phục vụ bài học” lần lƣợt đứng các thứ hạng tiếp theo trong tổng số các tiêu chí phân loại về nhu cầu học tập của sinh viên đƣợc đáp ứng bởi mạng xã hội với điểm trung bình từ 2,03 đến 2,13. Tuy có điểm trung bình chƣa cao nhƣng sinh viên đã biết tận dụng những tính năng thiết thực của mạng xã hội nhƣ lập nhóm, tìm kiếm đăng tải file word, excel, power point… để phục vụ tối đa cho công việc học tập của mình. Đặc biệt mạng xã hội cũng giúp cho học sinh, sinh viên gần gũi với giảng viên hơn. Thay vì chỉ gặp mặt giảng viên vào các giờ cụ thể trên lớp, sinh viên có thể kết bạn với giảng viên của mình trên mạng xã hội, không những mối quan hệ thầy trò dần trở nên thân thiết hơn mà sinh viên cũng dễ dàng nhận đƣợc sự giúp đỡ

từ thầy cô nếu có bất cứ thắc mắc nào về môn học. Cô N.T.N khi đƣợc hỏi về việc giao lƣu với sinh viên của mình trên mạng xã hội cũng cho hay “Trên Facebook, tôi lập các nhóm riêng của từng lớp ể tiện trao ổi thông tin học tập. Khi cần thông báo cho lớp nào, tôi sẽ viết vào “tường” của nhóm ó. Có những trang iện tử hay về học tập, giải tr … tôi cũng gửi link giới thiệu cho các em ọc, tham khảo, thay có công việc làm thêm nào giúp ch cho các em nâng cao năng lực, chuyên ngành mà mình ang theo uổi tôi cũng dành thời gian chia sẻ và khuyến kh ch các em tham gia”.

Bảng 3.9. Mức ộ sử dụng mạng xã hội áp ứng nhu cầu học tập của sinh viên theo giới t nh Các tiêu chí Nam Nữ Thấp (%) Bình thường (%) Cao (%) ĐTB Thấp (%) Bình thường (%) Cao (%) ĐTB Tìm kiếm học liệu 24,30 40,30 35,40 2,11 25,00 42,30 32,70 2,08 Lập group để học nhóm 15,30 50,70 34,00 2,19 12,80 36,50 50,60 2,38 Tìm hiểu thông tin phục

vụ bài học 22,90 48,60 28,50 2,06 32,70 34,60 32,70 2,00

Lập và tham gia page học

thuật 22,90 48,60 28,50 2,06 21,20 46,20 32,70 2,12

Kết nối với thầy cô để

hỏi bài 22,20 54,90 22,90 2,01 21,20 44,90 34 2,13

Gửi bài tập qua mạng xã

hội 24,30 45,80 29,90 2,06 21,80 37,20 41 2,19

Chia sẻ lịch thi hoặc lịch

học 11,10 39,60 49,30 2,38 11,50 30,80 57,70 2,46

Tham gia các hoạt động

ngoại khóa của trƣờng 15,30 48,60 36,10 2,21 17,30 42,30 40,40 2,23

Khảo sát cũng cho thấy sinh viên nữ tận dụng mạng xã hội để đáp ứng nhu cầu học tập của mình cao hơn nam sinh viên. Trong khi tiêu chí “Lập group ể học

viên nam có nhu cầu lập group học nhóm cao thì nữ sinh viên lại đƣợc thỏa mãn nhu cầu này cao hơn hẳn với điểm trung bình ở mức cao 2,38, với tỷ lệ 50,6% sinh viên nữ có nhu cầu cao lập group học nhóm. Hay đối với cùng một nhu cầu là “Chia sẻ lịch thi hoặc lịch học” trong khi nam giới đã điểm trung bình 2,38 (với 49,3% sinh viên nam có nhu cầu cao), nữ giới lại có điểm trung bình về thỏa mãn nhu cầu này lên đến 2,46 (với 57,7% sinh viên nữ có nhu cầu cao).

Nhƣ vậy ta có thể thấy đối với những sinh viên nữ với đức tính cần cù, chịu khó thì khi tham gia mạng xã hội ngoài việc giải trí, trò chuyện, thì có nhu cầu về học tập rất cao, ngoài việc học ở trên lớp, các em còn thƣờng xuyên trao đổi thông tin về học tập để trau dồi thêm kiến thức, và có thể hỏi bài các bạn ở bất cứ đâu. Hàng năm trƣờng ĐH FPT đã trao rất nhiều giấy khen về thành tích học tập cho các bạn sinh viên nữ tại các kỳ lễ tôn vinh sinh viên. Còn đối với các bạn nam, khi sử dụng mạng xã hội thƣờng với mục đích giải trí là chính nên thƣờng ít quan tâm hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT (Trang 60)