Cảm xúc của sinh viên khi tham gia mạng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT (Trang 86)

Cảm xúc khi tham gia mạng xã

hội

Số lượng Tỉ lệ %

Thoải mái, sảng khoái 87 29,0 Bình thƣờng 199 66,3 Mệt mỏi, căng thẳng 14 4,7

Khi chúng tôi đặt ra câu hỏi “Khi sử dụng mạng xã hội bạn thường cảm thấy thế nào?” kết quả thu đƣợc thật đáng ngạc nhiên khi chỉ có 87 sinh viên chiếm 29% trả lời rằng thấy “thoải mái, sảng khoái”, 199 sinh viên chiếm 66,3% còn lại chỉ thấy “bình thƣờng” và thậm chí 14 sinh viên chiếm 4,7% cảm thấy “mệt mỏi căng thẳng”. Có thể nói mặc dù hầu hết mọi ngƣời đều công nhận giá trị giải trí, giao lƣu bạn bè vô cùng hữu ích của mạng xã hội nhƣng nếu ngƣời dùng không biết tận dụng những lợi thế sẵn có, cân bằng thời gian sử dụng hợp lý và trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết để tránh những tác động tiêu cực thì thậm chí không đạt đƣợc giá trị cảm xúc nào mà còn cảm thấy mệt mỏi căng thằng.

Nhiều ngƣời nghĩ rằng có nhiều mối quan hệ và kết nối thƣờng xuyên trên Facebook sẽ giúp mình vui vẻ và hạnh phúc, nhƣng một kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy điều ngƣợc lại. Nhà tâm lý xã hội học Ethan Kross và nhóm nghiên cứu của ông tại Đại học Michigan (Mỹ) đã khảo sát 82 ngƣời trƣởng thành thƣờng xuyên sử dụng Facebook cho nghiên cứu này. Kết quả khảo sát vừa đƣợc đăng trên tạp chí khoa học PLOS, theo nhóm nghiên cứu, Facebook là nguồn tài nguyên đủ để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về giao tiếp xã hội của con ngƣời, nhƣng “thay vì làm cuộc sống tốt hơn, chúng tôi phát hiện ra rằng Facebook chỉ làm nó tồi tệ hơn” – ông Ethan Kross nói. [39]

Mới đây một nhóm các nhà nghiên cứu Anh cũng công bố kết quả khảo sát đo sức ảnh hƣởng của Facebook đến cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn cuộc sống của ngƣời dùng. Những ngƣời tham gia sẽ nhận đƣợc tin nhắn qua điện thoại di động từ nhóm nghiên cứu vào 5 thời điểm ngẫu nhiên trong ngày trong vòng 2 tuần.

bao nhiêu thời gian cho Facebook, và họ có giao tiếp ngoài đời nhiều không.“Những người nhận ược tin nhắn thường trả lời họ cảm thấy tệ hơn nếu trước ó ã dùng Facebook quá nhiều” – các nhà nghiên cứu viết trên PLOS. Khảo sát kết luận: “Trong vòng hai tuần khảo sát, những người dùng Facebook càng nhiều thì mức ộ hài lòng với cuộc sống càng giảm”. Ngƣợc lại, giao tiếp với thế giới thực nhiều sẽ giúp con ngƣời cảm thấy hạnh phúc hơn. [38]

Vậy khi sử dụng mạng xã hội, sinh viên thƣờng gặp những khó khăn gì? Kết quả nghiên cứu chỉ ra:

Bảng 3.19. Khó khăn sinh viên thường gặp khi sử dụng mạng xã hội

Khó khăn Số lượng Tỉ lệ %

Không có máy tính 37 12,3 Không lắp mạng 78 26,0 Độ tin cậy trên mạng xã hội 191 63,7 Không có thời gian 65 21,7 Trình độ ngoại ngữ hạn chế 24 8,0 Dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân 129 43,0

Độ tin cậy trên mạng xã hội là khó khăn lớn nhất mà 191 sinh viên gặp phải chiếm 63,7%. Nhƣ đã đề cập ở trên có đến 81% sinh viên tìm đến mạng xã hội để đƣợc thỏa mãn nhu cầu “Cập nhập tin tức xã hội” tuy nhiên tính xác thực của thông tin đƣợc đăng tải không hề đƣợc đảm bảo, không chỉ có tin tức ngay cả những thông tin mà bạn bè đăng tải trên mạng xã hội nhiều khi cũng chỉ là “ảo”. Bạn D.D.L sinh viên năm 4 tài chính ngân hàng cho biết “Giờ có nhiều phần mềm hỗ trợ trình sửa ảnh rất dễ sử dụng hay ơn giản dùng ứng dụng 360 ộ của smartphone khiến lên mạng mà nhìn ai cũng xinh lung linh hết cả những gặp ngoài ời mới ngã ngửa, không thể nhận ra luôn”. Với khao khát thể hiện bản thân nhiều bạn trẻ thậm chí đăng những thông tin thiếu chính xác về bản thân để khoe mẽ và gây chú ý hay một số bạn đi du lịch, đi tình nguyện không phải để thƣ giãn hay giúp mọi ngƣời mà chỉ để chụp ảnh “tự sƣớng” lên trang mạng xã hội khoe với bạn bè. Ngƣời dùng lo lắng

về độ tin cậy trên mạng xã hội ở đây không đơn giản chỉ là về tin tức xã hội mà còn về “con ngƣời thật” của những bạn bè “ảo”.

Qua bảng khảo sát trên thì thấy rằng sinh viên cũng đã biết tự bảo vệ bản thân đối với những yếu tố chƣa xác thực trên mạng xã hội. Mạng xã hội là một nơi hoạt động khá tự do nên việc đƣa tin tức hình ảnh lên mạng xã hội mà không qua một sự kiểm chứng nào, khiến cho ngƣời dùng hoang mang về độ chính xác của nó. Những thông tin trên mạng xã hội hoàn toàn công khai, đối với sinh viên là những ngƣời thích thể hiện mình, thích chia sẽ ảnh, tâm trạng, bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề xã hôi, hoặc coi mạng xã hội nhƣ những trang nhật ký, điều này sẽ gây sự chú ý đối với những tội phạm mạng hoặc hacker có thể dùng những hình ảnh mang đi nơi khác, cắt ghép hình ảnh không lành mạnh. Những chia sẽ cá nhân đƣợc công khai sẽ khiến những ngƣời khác bàn tán không hay, chính những điều này đã khiến sinh viên cảm thấy lo ngại khi sử dung mạng xã hội, sinh viên đã nhận thức rất đúng đắn và luôn đặt dấu hỏi với mọi thông tin đƣợc đƣa ra trên mạng xã hội, chắt lọc và cần có sự kiểm chứng về các thông tin này trƣớc khi trao đổi với ngƣời khác, tránh những tin đồn không có thật gây hoang mang cho các sinh viên khác.

Dễ bị ánh cắp thông tin cá nhân là khó khăn lớn thứ hai khi sử dụng mạng xã hội. Khi truy cập vào các trang mạng xã hội thì sinh viên đều có tên đăng nhập và mật khẩu riêng để truy cập, nhƣng sinh viên vẫn sợ những thông tin cá nhân của mình bị đánh cắp, gây ảnh hƣởng xấu tới bản thân. Những thông tin có thể lan truyền tới bạn bè, đến với những ngƣời không quen biết, ảnh hƣởng đến sự an toàn của cá nhân, công nghệ hiện đại đã khiến cho việc kiểm soát bảo mật càng khó khăn hơn, những thông tin cá nhân đƣợc mang ra mổ xẻ với nhiều ý kiến trái chiều, sẽ gây những ảnh hƣởng không nhỏ tới tinh thần và tình cảm của ngƣời dùng, chính vì vậy mà mạng xã hội hoàn toàn có thể bị lợi dụng với những ý đồ không lành mạnh, thông tin dễ dàng bị bóp méo. Chính vì vậy khi sinh viên sử dụng mạng xã hội cần có ý thức và những hành vi bảo vệ thông tin phù hợp thì những nguy cơ nói trên sẽ không còn khả năng đe dọa ngƣời sử dụng.

Khi không đƣợc sử dụng mạng xã hội, liệu sinh viên sẽ cảm thấy thế nào? Mạng xã hội có thực sự cần thiết và ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cảm xúc, tâm trạng của sinh viên FPT? Nghiên cứu đƣợc trình bày ngắn gọn ở bảng sau:

Bảng 3.20. Cảm xúc của sinh viên khi không ược dùng mạng xã hội Cảm xúc khi không dùng mạng xã hội Số lượng Tỉ lệ %

Bực tức 21 7,0

Bình thƣờng 190 63,3

Khó chịu 29 9,7

Hơi khó chịu nhƣng cảm giác qua nhanh 60 20,0

Kết quả thu đƣợc cho thấy khi không sử dụng mạng xã hội 190 sinh viên chiếm 63,3% cảm thấy “Bình thường”, 110 sinh viên còn lại chiếm 36,7% chịu tác động phần nào về tâm lý trong đó có 20% sinh viên cảm thấy “Hơi khó chịu nhưng cảm giác qua nhanh”, 9,7% ngƣời cảm thấy Khó chịu” và 7% sinh viên cảm thấy

“Bực tức”. Nhƣ vậy nhu cầu sử dụng mạng xã hội thực tế không phải là nhu cầu cấp thiết nhƣ ăn ngủ nên hầu hết sinh viên đều không bị chi phối cảm giác quá nhiều nếu ngƣng sử dụng bạn T.V.L sinh viên khoa quản trị kinh doanh nói “Em cũng thường xuyên sử dụng mạng xã hội ể tán gẫu với bạn bè và ọc truyện nhưng mỗi lần về quê không có mạng nên cũng phải ngưng sử dụng một thời gian nhưng em cũng thấy bình thường, không quá quan trọng, có cũng ược không có cũng chẳng sao. Thay vì lên mạng xã hội lúc rảnh rỗi em có giúp bố mẹ việc này, việc kia có khi lại cảm thấy vui hơn”.

Kết nối kết quả này với các nhu cầu của sinh viên thì thấy rằng khi sử dụng mạng xã hội, sinh viên đã đƣợc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về học tập cũng nhƣ giải trí, thõa mãn đƣợc thể hiện riêng các giá trị của bản thân và đƣợc ngƣời khác công nhận. Sinh viên đã đạt đƣợc đúng nhƣ mong muốn với sở thích của bản thân nên khi đạt đƣợc điều này thì sinh viên cảm thấy “bình thƣờng” chiếm đa số, vì ngoài việc giải trí trên mạng thì sinh viên vẫn còn tham gia các hoạt động vui chơi và giải trí khác ngoài đời thực làm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Chí có một số ít

chịu” ít hơn hẳn. Điều này cho thấy chỉ có một số ít sinh viên vẫn chƣa đƣợc thỏa mãn nhu cầu học tập và giải trí trên mạng xã hội. Nhƣng sinh viên đã nhận thức đƣợc rằng mạng xã hội chỉ là nơi kết nối và giải trí, nên những cảm xúc khó chịu và bực tức sẽ qua rất nhanh.

Cuối cùng, chúng tôi để sinh viên tự đánh giá về việc mạng xã hội có ảnh hƣởng đến hiệu quả học tập/làm việc của họ hay không.

Bảng 3.21. Tự ánh giá của sinh viên về sự ảnh hưởng của mạng xã hội ến hiệu quả học tập/làm vệc

Ý kiến Số lượng Tỉ lệ %

Có 123 41 %

Không 177 59% Tổng 300 100%

Chúng tôi đƣa ra câu hỏi “Bạn có nghĩ sử dụng mạng xã hội làm giảm hiệu quả học tập/ công việc của bạn”để sinh viên tự đánh giá tầm ảnh hƣởng của mạng xã hội đối với cuộc sống hàng ngày và kết quả thu đƣợc cho thấy hầu hết sinh viên FPT đều cho biết việc sử dụng mạng xã hội không hề ảnh hƣởng đến hiệu quả học tập/ công việc của họ, chiếm tỉ lệ 59% số sinh viên FPT đƣợc hỏi. Nhƣ vậy đa số sinh viên FPT đều kiểm soát đƣợc tầm ảnh hƣởng cảu facebook đối với cuộc sống cá nhân cũng nhƣ năng suất công việc và học tập của bản thân.

Tuy vậy 41% sinh viên còn lại đánh giá việc sử dụng mạng xã hội đã có những tác động tiêu cực đến kết quả học tập, công việc.

Tóm lại, Mạng xã hội hiện nay đã trở nên rất phổ biến trên toàn cầu, nó có rất nhiều những ảnh hƣởng cả tốt lẫn xấu đối với cuộc sống của ngƣời dùng. Nó sẽ rất tuyệt vời đối với những ai biết sử dụng nó một cách khoa học, và nó cũng có thể biến ngƣời dùng thành nô lệ cho nó. Cuộc sống trên mạng xã hội vẫn từng ngày diễn ra song song với cuộc sống thực. Sinh viên phải biết cân bằng để có đƣợc những trải nghiệm tuyệt nhất trên mạng xã hội và vẫn không bỏ lỡ những giây phút quý báu bên ngƣời thân và bạn bè.

Tiểu kết chƣơng 3

Mạng xã hội đóng một vai trò nhất định và ảnh hƣởng vô cùng to lớn đối với học tập cũng nhƣ trong cuộc sống tinh thần của sinh viên Đại học FPT. Những mạng xã hội mà sinh viên thƣờng xuyên sử dụng là Facebook, Zingme, Google, Twitter. Mục đích truy cập vào mạng xã hội của sinh viên là rất phong phú và đa dạng (chủ yếu với hai mục đích chính là học tập, giải trí). Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên khá cao thể hiện một phần ở thời gian sinh viên vào mạng mỗi ngày và mỗi tuần; và có sự khác biệt giữa mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội giữa các nhóm khách thể nghiên cứu.

Khi sử dụng mạng xã hội các nhu cầu của sinh viên nhƣ nhu cầu thể hiện bản thân; nhu cầu học tập, giải trí và tìm kiếm việc làm; nhu cầu giao lƣu, giao tiếp; nhu cầu bảo vệ thông tin cá nhân an toàn và nhu cầu tình cảm, tình dục đều đƣợc đáp ứng hoặc đáp ứng một phần. Sinh viên đánh giá mạng xã hội tác động tích cực đến đời sống và học tập của họ đồng thời họ cũng đã nhận thấy đƣợc, mạng xã hội có những tác động xấu làm ảnh hƣởng nhất định đến sinh viên trong học tập và cuộc sống nhƣ mất thời gian, bỏ bê việc học tập, ảnh hƣởng đến sức khoẻ, mất khả năng tập trung làm việc khác, bị lôi kéo vào những hoạt động không lành mạnh, giảm thiểu các mối quan hệ ngoài xã hội thực, hạn chế khả năng giao tiếp, đặc biệt là hiện tƣợng nghiện mạng xã hội và trò chơi trên mạng, ảnh hƣởng bởi những trò chơi kích thích bạo lực, khiêu dâm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Mạng xã hội - hay còn gọi là MXH ảo, là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian. Do vậy, MXH đã thu hút nhiều ngƣời tham gia đặc biệt là giới trẻ và sinh viên sử dụng nó nhƣ một tiện ích đƣợc ƣa chuộng nhất. Với những chức năng đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo các thành viên, MXH ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tƣ duy, lối sống, văn hóa… của một bộ phận thanh niên, sinh viên nói chung và sinh viên trƣờng ĐH FPT nói riêng. Từ kết quả nghiên cứu và phân tích trong luận văn, có thế đƣa ra một vài tóm tắt mang tính kết luận dƣới đây:

Sinh viên trƣờng ĐH FPT sử dụng mạng xã hội khá phong phú và đa dạng, mức độ sử dụng thƣờng xuyên với hai mạng xã hội dùng nhiều nhất là Facebook và Zing me. Với đặc thù là một trƣờng về công nghệ thông tin, sinh viên đã có những kiến thức nền tảng về Internet nên việc tham gia và sử dụng mạng xã hội là một điều dễ dàng, sinh viên tự tìm hiều và đƣợc bạn bè giới thiệu để sử dụng các trang mạng khác nhau để phục vụ những mục đích khác nhau của sinh viên. Yếu tố giới tính cũng đã ảnh hƣởng đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên, sinh viên nữ có nhu cầu sử dụng mạng xã hội nhiều hơn, do mạng xã hội phần nào đã làm thỏa mãn đƣợc nhu cầu giao tiếp và chia sẻ của các bạn nữ. Nhận thấy, khuynh hƣớng và mục đích sử dụng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi: Nhu cầu tự thể hiện, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu khẳng định bản thân, khẳng định cái tôi và nhu cầu đƣợc xã hội công nhận, nhu cầu giải trí… tất cả đều có thể đƣợc thỏa mãn khi trở thành thành viên của mạng xã hội. Các mẫu số khảo sát đi kèm cho thấy một cách tiếp cận hữu ích để đo lƣờng hành vi sử dụng mạng xã hội để thể hiện các nhu cầu xã hội cơ bản của sinh viên Đại học FPT.

Với những sở thích hứng thú truy cập mạng xã hội đễ thỏa mãn các nhu cầu về giao tiếp, trò chuyện, chia sẻ. Hàng ngày sinh viên FPT dành trung bình rất nhiều thời gian để sử dụng mạng xã hội, bất cứ lúc nào sinh viên rảnh rỗi, không có thời

gian cụ thể để vào nhƣ buổi sáng hoặc buổi tối. Do sinh viên đi học đƣợc gia đình trang bị những thiết di động hiện đại để phục vụ cho việc học tập nhƣ máy tính xách tay, điện thoại, đối với những thiết bị này càng khiến sinh viên có thể truy cập mạng xã hội một cách dễ dàng hơn. Chính điều này khiến sinh viên khó có thể kiểm soát đƣợc hành vi tham gia mạng xã hội của mình, thấy rằng sinh viên trƣờng ĐH FPT chƣa có kỹ năng phân phối thời gian sử dụng mạng xã hội.

Do tính hấp dẫn mà mạng xã hội đem lại, sinh viên tham gia mạng xã hội đã đƣợc thõa mãn về hai nhu cầu học tập và giải trí. Thƣờng thì sinh viên sẽ tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học FPT (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)