Ưu điểm trong thực hiệnchính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh tuyên quang hiện nay (Trang 47 - 63)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.2. Ưu điểm trong thực hiệnchính sách

Thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển kinh tế xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135)

Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2011-2016, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai hiệu quả dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng với tổng kinh phí thực hiện là: 69,185 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh đã xây dựng 27 mô hình phát triển sản xuất, hỗ trợ 33.922 con giống gia súc, gia cầm cho hộ nghèo; hỗ trợ 462 ha giống cây trồng cho 3.102 hộ nghèo; hỗ trợ 91 tấn phân bón, 786 liều Vắcxin và 846 chuồng trại cho 746 hộ nghèo; thực hiện hỗ trợ mua 2.801 máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 6.394 hộ nghèo thuộc các nhóm hộ; hỗ trợ cải tạo 500 m2 ao nuôi thủy sản cho 05 hộ nghèo. Mở 140 lớp tập huấn kiến thức khuyến nông - khuyến lâm, giảm nghèo cho 1.681 lượt người dân; Tập huấn kiến thức về mô hình

sản xuất cho 3.238 lượt hộ nghèo và đào tạo nghề cho 125 thanh niên dân tộc thiểu số tuổi từ 16-25. Qua thực hiện dự án nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, cụ thể đến 11/2015 có 27.133 hộ nghèo do thiếu phương tiện sản xuất và 3.787 hộ nghèo do không biết cách làm ăn, cách tổ chức cuộc sống để thoát nghèo [50, tr.21].

Trong những năm 2011-2016, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai hiệu quả Dự án phát triển cơ sở hạ tầng với tổng vốn thực hiện là 336,442 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh tập trung vào đầu tư xây dựng được 699 công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, cụ thể: về giao thông là 238 công trình, thủy lợi 70 công trình, phòng học 106 công trình; nhà sinh hoạt cộng đồng 181 công trình, Trạm y tế xã 4 công trình, điện sinh hoạt 22 công trình, nước sinh hoạt 22 công trình và 11 công trình khác. Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho huyện nghèo Lâm Bình (Theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao). Sau 2 năm triển khai dự án, huyện Lâm Bình đã được phân bổ 36 tỷ đồng để xây dựng 21 công trình (gồm 06 trạm y tế xã, 02 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 7 công trình giao thông, 5 công trình thủy lợi, 01 công trình lớp học mầm non). Nhờ thực hiện tốt công tác phát triển cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức của người dân về đói nghèo, tiếp cận khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất...mà sau năm năm thực hiện chương trình giảm nghèo có tới 260 hộ nghèo do trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội, chây lười lao động đã thoát nghèo.

Việc duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng được tỉnh quan tâm, trong 5 năm tỉnh đã đầu tư 18,926 tỷ đồng để duy tu bảo dưỡng 137 công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã đặc khó khăn và xã khu vực I, II có thôn đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh giao kinh phí kiểm tra, giám sát cho các thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh và ủy ban nhân dân các huyện. Đồng thời phân công trách nhiệm, địa bàn cụ thể cho các ngành thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án và thực hiện các hoạt động đánh giá, sơ kết, tổng kết chương trình với tổng kinh phí quản lý giám sát là 953 triệu đồng. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Chương trình 134)

Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số được tỉnh đặc biệt quan tâm với quyết tâm không để người nghèo thiếu tư liệu sản xuất. Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn. Từ nguồn vốn 37 tỷ đồng hỗ trợ của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phân bổ và giao cho các huyện để thực hiện hỗ trợ chuyển nhượng 5,34 ha đất 2 lúa cho 97 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất; đầu tư xây dựng 26 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các thôn bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán (đào giếng, mua lu - téc chứa nước, mua dây dẫn nước) cho 2.438 hộ người có khó khăn về nước sinh hoạt.

Thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 hộ nghèo (Chương trình 30ª của Chính phủ)

Trong 2 năm (2014 và 2015) tổng nguồn vốn thực hiện phân bổ 36 tỷ đồng, để xây dựng 21 công trình (gồm 06 trạm y tế xã, 02 công trình cấp nước

sinh hoạt tập trung, 7 công trình giao thông, 5 công trình thủy lợi, 01 công trình lớp học mầm non [50, tr.22].

Thông qua đào tạo nghề và cho vay giải quyết việc làm một bộ phận lao động đã tự tạo hoặc tìm được việc làm tạo thu nhập góp phần vào xoá đói giảm nghèo cho bản thân và gia đình.

Các chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng đã làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới tiến bộ. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa kết cấu hạ tầng có được sự phát triển. Đến nay, hầu hết tại trung tâm các xã có đủ các công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, hệ thống điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, bưu điện văn hóa xã...

Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của huyện nghèo Lâm Bình tăng từ 9.300.000 đồng năm 2011 lên 17.200.000 đồng năm 2015. Đời sống của nhân dân được cải thiện trên tất cả các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa... Góp phần từng bước đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh thành nền sản xuất hàng hóa, tạo việc làm mới cho một bộ phận lao động, đặc biệt là lao động nông thôn và dân tộc thiểu số.

Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Trong năm năm qua, để đẩy nhanh giảm nghèo, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 và các đề án để triển khai thực hiện, như Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Lâm Bình, Đề án xóa hộ chính sách người có công nghèo. Đồng thời, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản, thông báo để chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp, phân công các cơ quan, đơn vị có giải pháp giúp đỡ hộ

nghèo theo từng nhóm nguyên nhân chính dẫn đến nghèo; tích cực huy động nguồn lực để hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Tỉnh cũng đã ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo, như: chính sách hỗ trợ kinh phí và lãi suất tiền vay cho hộ nghèo để phát triển chăn nuôi (trâu, bò, lợn) có kết hợp xây dựng hầm bể biogas; chính sách hỗ trợ lãi suất cho hộ gia đình tổ chức sản xuất hàng hóa một số loại cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, lợi thế trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ 10% mức đóng bảo hiểm y tế cho hộ gia đình cận nghèo…

Các ngành, UBND các huyện, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng cấp triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ giảm nghèo, cũng như huy động các nguồn lực trong cộng đồng xã hội để hỗ trợ thực hiện giảm nghèo trên địa bàn tỉnh và đã đạt được những kết quả tích cực, cụ thể: Toàn tỉnh đã có 64.080 lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi, doanh số cho vay đạt trên 1.265,4 tỷ đồng; trên 208.000 lượt người nghèo được hướng dẫn áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi; 1.530 lao động nghèo được hỗ trợ học nghề; trên 1,7 triệu lượt người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế, kinh phí cấp thẻ trên 1.000 tỷ đồng; 100% học sinh thuộc hộ nghèo được miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp; 5.255 hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở, tổng kinh phí trên 124 tỷ đồng tỷ đồng (trong đó, ngân sách nhà nước 37,6 tỷ đồng); trên 6.900 người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí; trên 221.000 lượt hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện, với kinh phí trên 85 tỷ đồng; trên 230.000 lượt hộ, với 974.589 lượt người nghèo được hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai hoặc kinh phí mua giống cây trồng, kinh phí trên 103 tỷ đồng; trên 5.600 hộ nghèo được hỗ

trợ lãi suất với tổng số tiền 7,4 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi (trâu, bò, lợn) có kết hợp xây dựng hầm bể Biogas; trên 58.900 lượt hộ với 212.838 lượt khẩu được hỗ trợ lương thực, kinh phí hỗ trợ trên 36 tỷ đồng [50, tr.24].

Các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được quan tâm triển khai tích cực, UBND tỉnh đã phân bổ 59 tỷ đồng, (trong đó có 1 tỷ đồng nguồn ngân sách địa phương) để hỗ trợ xây dựng 26 công trình kết cấu hạ tầng cho huyện Lâm Bình; phân bổ 425,5 tỷ đồng để thực hiện các dự án thuộc Chương trình 135; huy động nguồn lực, thực hiện có hiệu quả Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn góp phần cải thiện điều kiện sản xuất và dân sinh ở các vùng đặc biệt khó khăn và vùng nông thôn.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đã tích cực phát huy vai trò trong việc tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên và cộng đồng tham gia công tác giảm nghèo, đã huy động được trên 37 tỷ đồng Quỹ “Vì người nghèo” để hỗ trợ các hộ nghèo.

Trong giai đoạn 2011 - 2016 công tác giảm nghèo được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và được các cấp, các ngành trong tỉnh tích cực triển khai thực hiện bằng các giải pháp đồng bộ, huy động được toàn xã hội tham gia hỗ trợ giảm nghèo; các dự án, chính sách giảm nghèo được triển khai có hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm khá nhanh từ 34,83% đầu năm 2011 xuống còn 9,31% năm 2015 (giảm được 44.774 hộ nghèo); tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trên 5%/năm, trong đó huyện nghèo Lâm Bình giảm bình quân trên 6%/năm, vượt kế hoạch đề ra.

Có thể nói, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang đã được thực hiện có hiệu quả, đem lại một diện mạo mới cho quê hương cách mạng. Kết quả thực hiện chương trình thực sự là minh chứng sống động cho một chính sách của ý Đảng lòng dân.

Thực hiện hiệu quả các chương trình do ngân sách địa phương thực hiện (chương trình làm nhà ở cho hỗ nghèo, chương trình làm đường bê tông ở những xã nghèo...)

Trong những năm 2011 - 2016, tỉnh Tuyên Quang đã tích cực chỉ đạo thực hiện rà soát, triển khai hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc triển khai các biện pháp vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng đóng góp nguồn lực, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo, trong đó tập trung, ưu tiên hỗ trợ cho các hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ ở các xã điểm xây dựng nông thôn mới. Kết quả, toàn tỉnh đã hỗ trợ 5.255 hộ nghèo làm nhà, sửa chữa nhà ở, tổng kinh phí trên 124 tỷ đồng tỷ đồng, trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước 37,6 tỷ đồng (theo Quyết định 167/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ), từ nguồn Quỹ "Vì người nghèo" các cấp 10,3 tỷ đồng, Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" 0,9 tỷ đồng, nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân 8,3 tỷ đồng, ngoài ra do cộng đồng, làng xóm giúp đỡ và gia đình tự huy động.

Ngay sau khi kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2011-2016 của tỉnh được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, kết quả cụ thể như sau:

Thứ nhất, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi: Ủy ban nhân dân tỉnh đã

chỉ đạo ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tích cực thực hiện các giải pháp huy động nguồn vốn, quản lý, điều hành tốt nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo, cận nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi

một số giống cây, con có giá trị kinh tế cao kết hợp với sản xuất hàng hóa, bảo vệ môi trường như chính sách cho hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vay vốn được hỗ trợ kinh phí và lãi suất tiền vay để phát triển chăn nuôi (trâu, bò, lợn) có kết hợp xây dựng hầm bể Biogas. Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện cân đối, ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh 2 tỷ đồng để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường các hoạt động truyền truyền, phổ biến về chính sách vốn vay ưu đãi, thực hiện cải cách thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn; rà soát, nắm bắt nhu cầu vay vốn, xác định đúng đối tượng cho vay, triển khai cho vay kịp thời; Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đoàn thể chỉ đạo Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp tích cực hướng dẫn, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho các hộ nghèo. Kết quả, toàn tỉnh đã cho 129.191 lượt hộ vay vốn (trong đó số hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo là 64.080 lượt hộ), doanh số cho vay đạt trên 2.076 tỷ đồng (trong đó cho vay hộ nghèo, cận nghèo là 1.265,4 tỷ đồng); tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn đạt 90%, mức cho vay bình quân đối với hộ nghèo đạt 16,7 triệu đồng; đến thời điểm 31/8/2015 tổng dư nợ tín dụng ưu đãi 1.779,6 tỷ đồng tăng 731,3 tỷ đồng so với 01/2011, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 13,9%.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tích cực phối hợp với các tổ chức đoàn thể thường xuyên kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng của các nhóm, các tổ tiết kiệm vay vốn. Kết quả đến tháng 8/2015 toàn tỉnh có 2.548 tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ tiết kiệm đã huy động được trên 17,6 tỷ đồng vốn tiết kiệm để cho các thành viên vay phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh tuyên quang hiện nay (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)