Phát huy vai trò già làng, trưởng bản trong thực hiệnchính sách xóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh tuyên quang hiện nay (Trang 98 - 111)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiệnchính sách xóa đói, giảm

3.3.5. Phát huy vai trò già làng, trưởng bản trong thực hiệnchính sách xóa

sách xóa đói giảm nghèo; hạn chế và dần xóa bỏ các luật tục, phong tục lạc hậu ảnh hưởng tiêu cực đến thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

Những già làng, trưởng bản đều là những người có uy tín và có vai trò, vị thế rất lớn đối với các dân tộc thiểu số ở địa bàn dân cư. Họ là những người có khả năng vận động, khuyến khích người dân và cộng đồng dân cư thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Để phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong triển khai thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo cần phải có sự quan tâm đặc thù đối với họ như: Thăm hỏi người uy tín ốm đau, gia đình gặp thiên tai hoạn nạn; đưa người uy tín đi trao đổi, học tập kinh nghiệm tại các địa phương trong nước; thăm hỏi, động viên, tặng quà dịp lễ, tết; có chế độ phụ cấp hàng tháng.

Cung cấp thông tin kịp thời về chính sách xóa đói giảm nghèo cho già làng, trưởng bản như cho họ tham gia các lớp tập huấn về xóa đói giảm nghèo, cấp tài liệu, sách vở, các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác xóa

đói giảm nghèo. Đây là một trong những chính sách quan trọng mà người uy tín được đón nhận, giúp người uy tín tiếp cận thông tin, đồng thời hướng dẫn người dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vận độngvà giúp đỡ người dân tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình.

Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong việc nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của người dân, nhất là những khó khăn, vướng mắc tại cộng đồng dân cư về các chính sách xóa đói giảm nghèo. Từ đó phản ánh với cấp ủy, chính quyền địa phương nghiên cứu, xem xét, giải quyết.

Tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, nhất là bà con người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức, chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín, dị đoan... làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội như: tục thách cưới (ở mức cao), tục nối dòng (loạn luân), tảo hôn; tin vào bùa ngải, ma lai, thầy cúng, thầy mo khi ốm đau; tổ chức ăn uống dài ngày khi có đám tang, gây tốn kém, lãng phí là nguyên nhân gây ra đói nghèo.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở trình bày những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo, chương 3 đã đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả các chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. Phương hướng chung là, trong giai đoạn tới, quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang cần được đổi mới căn bản trong các khâu triển khai nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất và mục tiêu giảm nghèo bền vững. Phương châm là giúp người nghèo chiếc cần câu hơn là cho họ con cá”, tức là để họ tự lập, tự vươn lên, chứ không làm hộ, làm thay cho họ; thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo phải trở thành một quy trình khép kín từ đầu vào đến đầu ra, từ khâu khảo sát, lập kế hoạch, triển khai, đến khâu giám sát, đánh giá kết quả. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách; loại bỏ các chính sách không sát thực, kém hiệu quả; bổ sung các chính sách đặc thù để giải quyết vấn đề đói nghèo theo vùng địa lý, khu dân cư, tộc người.

5 giải pháp được đề xuất trong chương 3 tập trung vào vào các vấn đề về nhận thức của Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo; chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế; cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo; loại bỏ những chính sách không phù hợp, kém hiệu quả, bổ sung những chính sách đặc thù đối với các địa phương; vai trò già làng, trưởng bản trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo; hạn chế và dần xóa bỏ các luật tục, phong tục lạc hậu.

Nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay”, Luận văn đã làm rõ những vấn đề như sau:

Trước hết, luận văn đã hệ thống hóa và phân tích các vấn đề lý luận về

chính sách công, về đói nghèo và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Đây là cơ sở lý thuyết để đảm bảo tính khoa học trong các khâu, các quy trình của một hệ thống các chính sách của nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo. Đây cũng là cơ sở quan trọng để xác định đúng đối tượng người nghèo đói được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, một yếu tố để có thể đánh giá được tính hiệu lực và hiệu quả khi triển khai thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.

Thứ hai luận văn hệ thống hóa sự phát triển chính sách xóa đói giảm

nghèo ở Việt Nam và đánh giá khái quát tình hình thực hiện chính sách của nhà nước, các cấp, các ngành trong xóa đói giảm nghèo. Đây là bức tranh tổng thểtrong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của cả nước để làm căn cứ xem xét quá trình thực hiện chính sách ở tỉnh Tuyên Quang.

Thứ ba, luận văn khái quát hóa các yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện

cần thiết để thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay. Để giúp cho chính quyền các cấp có các biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố ảnh hưởng, tạo ra các điều kiện cần thiết để giải quyết tốt vấn đề đói nghèo trong thời gian tới. Luận văn đề xuất các điều kiện cần đảm bảo trong thực hiện chính sách là: Hệ thống chính sách cần phải được hoàn thiện; đảm bảo chất lượng, cơ chế hoạt động linh hoạt của bộ máy và đội ngũ cán bộ; sự hưởng ứng tích cực của người dân, đặc biệt là người nghèo; sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy, chính quyền.

Thứ tư, luận văn phân tích, đánh giá khái quát thực trạng thực hiện chính

2016. Qua đó, cho chúng ta thấy được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghèo đói của tỉnh, quá trình triển khai thực hiện các chính sách từ tỉnh đến cơ sở, những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đánh giá được tính hiệu lực và hiệu quả của từng chính sách đã được triển khai thực hiện ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian vừa qua.

Thứ năm, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp thực hiện chính sách xóa

đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang từ nay đến năm 2020. Hệ thống các giải pháp này đã bám sát vào điều kiện thực tiễn, xuất phát từ những ưu và nhược điểm trong quá trình thực hiện chính sách ở giai đoạn trước và những vấn đề đang đặt ra đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo hiện nay của tỉnh. Nêu ra những công việc cần phải làm đối với các chủ thể ở từng khâu của chính sách; từ hoàn thiện hệ thống chính sách, bộ máy chính sách, cơ chế thực hiện, người nghèo và huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách… cơ bản đã được đề xuất trong khuôn khổ nghiên cứu.

Để thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ nay đến năm 2020, cần phải có các nghiên cứu sâu hơn trong từng lĩnh vực, từng chính sách cụ thể mà hiện tại luận văn chưa thực hiện được, chẳng hạn như: chính sách với các dân tộc đặc biệt khó khăn, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách đào tạo nghề cho lao động nghèo…; các cơ chế xác định đối tượng hưởng lợi trong từng chính sách; việc huy động nguồn lực thực hiện chính sách; tiêu chí đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách…

Đói nghèo là một vấn đề đòi hỏi nhà nước và địa phương phải có những chính sách hữu hiệu để giải quyết vấn đề đó. Đây luôn là vấn đề nóng, nan giải, liên quan đến nhiều mặt của cuộc sống, được xem là một chiến lược mang tính quốc gia, quốc tế và thời đại. Nghiên cứu quá trình triển khai thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đòi hỏi phải được tiếp cận đa chiều và đi

sâu vào thực tiễn của quá trình thực hiện thì mới hiểu rõ được vấn đề. Hơn nữa đây là khâu quan trọng trong chu trình chính sách, nó liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia thực hiện. Nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi một tỉnh miền núi biên giới, mới chia tách thành lập, với đặc điểm kinh tế - xã hội còn nhiều vấn đề đặt ra. Cho nên, dù đã rất cố gắng để hoàn thành luận văn nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học để hoàn thiện hơn nữa nghiên cứu của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo của Đại học Harvard (2007): Lựa chọn thành công bài học từ

Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam, Đại học Harvard

– Chương trình Châu Á.

2. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (2004): Chính

sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, NXB Văn hóa -

Thông tin.

3. Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tỉnh ủy Trà Vinh: Hội

thảo khoa học “Xóa đói, giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc các tỉnh, thành phía Nam” tháng 11-2014;

4. Chính phủ, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết và chỉ thị của Đảng (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

5. Chính phủ, Nghị quyết số 03/2008/NQ - CP, ngày 11/01/2008, Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2007 - 2011,

Hà Nội.

6. Chính phủ, Nghị quyết số 30a/2008/NQ - CP, ngày 27/12/2008, Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Hà Nội.

7. Chính phủ, Nghị quyết số 80/NQ - CP, ngày 19/5/2011, về định hướng

giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020, Hà Nội.

8. Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam, Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (2014) www.undp.org.vn.

9. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (2002) Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

10. Bùi Văn De (2016): Chính sách ưu đãi tín dụng một giải pháp quan

trọng giảm nghèo bền vững (qua kinh nghiệm thực tế tỉnh Đồng Tháp), Tạp chí Lý luận Chính trị, tháng 8-2016.

11. Nguyễn Quốc Dương: Giải pháp dân vận góp phần thúc đẩy thực hiện

có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo, Tạp chí Dân vận, số 7-

2008;

12. Nguyễn Văn Dương (2003): Nghiên cứu kinh nghiệm và bài học về xóa đói giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang, Ủy ban Dân tộc Chính phủ năm

2003.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ

VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia, Hà Nội;

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi

mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà

Nội;

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đàm Hữu Đắc, Nguyễn Hải Hữu (2004): Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, NXB Lao động xã hội.

20. Vũ Thị Hồng Điệp (2015): Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

21. Lê Hải Đường (2014): Xóa đói giảm nghèo, vấn đề và giải pháp ở

các tỉnh miền núi phía Bắc, NXB Nông nghiệp.

22. Vũ Cao Đàm (2011): Giáo trình khoa học chính sách, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

23. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 5 tr 62.

24. Hồ Chí Minh (2002) Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 26. Nguyễn Việt Hùng (2014), Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn

Chương trình 135 tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2013, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, trường

Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

27. Đỗ Thị Thu Hiền (2013), Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở

tỉnh Hà Giang hiện nay – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ

khoa học chính trị, Học viên chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

28. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Viện Chính trị học (2014), Giáo trình đào tạo trình độ thạc sỹ (Đề án 1677).

29. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Viện Chính trị học (2006), Lựa chọn công cộng một tiếp cận nghiên cứu chính sách công (Tài liệu tham khảo).

30. Trần Thị Hằng (2001): Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Thống kê.

31. Trần Ngọc Hiên, Học viện Chính trị- hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, tháng 3-2017: Về thực hiện chính sách xóa

đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

32. Hoàng Thị Hiền (2005): Xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người tỉnh Hòa Bình- Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc

sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

33. Nguyễn Hải Hữu và tập thể tác giả, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Đề tài khoa học cấp Bộ (2011): Luận cứ khoa học xây dựng chiến lược giảm nghèo giai đoạn 2011-2020.

34. Đinh Văn Hùng (2006): Ninh Bình phát triển kinh tế gắn với xóa đói

giảm nghèo, Tạp chí Cộng sản, số 11-2006.

35. Nguyễn Thị Hằng (1997): Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn

nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

36. Phạm Văn Khôi (2009): “Giải pháp hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền

vững ở huyện nghèo Bắc Hà tỉnh Lào Cai giai đoạn 2009-2020”, Tạp

chí Lao động và xã hội (số 359).

37. Nguyễn Quốc Luân (2015), Xóa đói, giảm nghèo ở huyện Na Hang,

tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

38. Lê Quốc Lý (2004): Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và giải

pháp

39. Ngô Thắng Lợi (2011), Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội, lý luận

và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40. Liên Hợp quốc (2011), Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP).

41. Lê Như Nhất (2007): Đảng bộ tỉnh Kon Tum lãnh đạo xóa đói giảm

nghèo trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh.

42. Võ Thị Thu Nguyệt (2010), Xóa đói giảm nghèo ở Malaixia và Thái

Lan, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

43. Nghiên cứu của J.Rdeedy: Kinh nghiệm của tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội, số 1-1993 và nghiên

cứu của Ngân hàng Thế giới: Việt Nam tiến vào thế kỷ XXI- Trụ cột

của sự phát triển;

44. Lê Thị Quế: Việt Nam qua hơn một thập niên xóa nghèo, Tập chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh tuyên quang hiện nay (Trang 98 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)