Thực hiệnchính sách xóa đói giảm nghèo theo phương châm “Giúp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh tuyên quang hiện nay (Trang 80 - 81)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả thực hiệnchính sách xóa đói, giảm

3.2.3. Thực hiệnchính sách xóa đói giảm nghèo theo phương châm “Giúp

“Giúp người nghèo chiếc cần câu hơn là cho họ con cá”

Thời gian qua, chính sách giảm nghèo đã mang lại nhiều cơ hội cho người nghèo, trong đó tập trung chủ yếu đến tạo cơ hội thông qua hỗ trợ hiện vật hoặc tiền. Tuy nhiên, không phải tất cả họ đều có thể nắm bắt được cơ hội đó hoặc có nắm được thì cũng chưa đủ để giảm nghèo bền vững. Do đó, các chính sách trong thời gian tới cần tạo cơ hội theo hướng để họ có được một công việc làm ăn lâu dài, có hiệu quả. Trong khâu xây dựng chính sách chú trọng đến các hoạt động có tính chất hỗ trợ về kỹ thuật (phương thức làm ăn); tạo ra cơ chế thuận lợi để người nghèo có nhiều cơ hội tham gia và tham gia có hiệu quả, chất lượng vào các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương. Nghiên cứu, xây dựng các đề án, ban hành các văn bản pháp lý nhằm tạo dựng tính bền vững cho sự giảm nghèo như: Phát triển mạnh thị trường lao động, việc làm; phát triển nông nghiệp quy mô hàng hóa lớn; các khu công nghiệp chế biến nông sản, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi; các trung tâm giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ giống, vật tư, khoa học công nghệ, bao tiêu sản phẩm cho nông dân…

Với phương châm là “Giúp người nghèo chiếc cần câu hơn là cho họ con cá”, tức là để họ tự lập, tự vươn lên, chứ không làm hộ, làm thay cho họ. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện chương trình tại địa phương, cơ sở.

Cần có quy định về tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các dự án sản xuất, xây dựng các dự án xóa đói, giảm nghèo trước khi thực hiện, nhằm thể hiện được định hướng phát triển bền vững. Cần có cơ chế, quy chế nhằm cụ thể hóa, ràng buộc trách nhiệm, quy định rõ trách nhiệm từng cấp ủy đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, những người đứng đầu trong tổ chức, đoàn

thể xã hội từ tỉnh đến cơ sở trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Giảm dần các cơ chế hỗ trợ theo kiểu “cho”, thiết lập các cơ chế hỗ trợ theo hướng phát triển sản xuất; tạo việc làm và thu nhập bền vững.

Xây dựng cơ chế làm việc (trong các khâu thực hiện chính sách) thông thoáng, khoa học, với thủ tục hành chính đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ hành chính công cũng như các chính sách xóa đói giảm nghèo.

Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy có hiệu quả các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu tư. Người dân tham gia xây dựng công trình, giám sát quá trình thi công các công trình và bảo vệ, duy trì hoạt động hiệu quả của các công trình phúc lợi thiết yếu như trường học, trạm y tế, kênh mương nội đồng, đường giao thông nông thôn…

Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi. Người dân chủ động học hỏi, đầu tư phát triển sản xuất từ nguồn vốn vay ưu đãi hoặc hỗ trợ; mạnh dạn ứng dụng tiến hộ khoa học vào sản xuất và tìm thị trường đầu ra cho những sản phẩm sản xuất được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh tuyên quang hiện nay (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)