7. Kết cấu của Luận văn
2.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiệnchính sách xóa đói, giảm
2.2.3. Chưa quan tâm đúng mức đối với những đối tượng đặc biệt khó khăn
khó khăn như đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thiếu đất canh tác, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kém
Theo số liệu điều tra hộ nghèo và cận nghèo tỉnh Tuyên Quang đầu năm 2016 cho thấy: số hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, giai đoạn 2016-2020 khá cao (năm 2016 là 24,81%), các hộ thoát nghèo đời sống còn rất thấp, tài sản và tích lũy hầu như không có, nguy cơ tái nghèo rất cao, cụ thể:
Bảng 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Đơn vị tính: hộ Số TT Huyện/ thành phố Năm 2016
(theo chuẩn nghèo 2011-2015)
Năm 2016
(theo chuẩn nghèo 2016-2020)
Tổng số hộ Số hộ Nghèo Tỷ lệ hộ nghèo(%) Hộ cận nghèo Tổng số hộ gia đình Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Hộ cận nghèo 1 Lâm Bình 7.281 2.738 37,60 1.692 7.329 4.210 56,79 937 2 Na Hang 9.995 2.054 20,55 2.842 10.109 4.697 46,28 1.996 3 Chiêm Hoá 33.441 5.703 17,05 6.110 33.459 10.917 32,53 3.633 4 Hàm Yên 29.592 3.331 11,26 6.001 29.875 8.939 29,98 3.380 6 Yên Sơn 47.807 2.745 5,74 6.676 43.621 10.020 22,90 4.312 5 Sơn Dương 43.534 2.059 4,73 8.565 47.886 10.457 21,77 4.169 7 TP. T. Quang 28.483 0 419 28.483 699 2,45 423 Toàn tỉnh 200.133 18.630 9,31 32.305 200.762 49.939 24,81 18.051
Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại (năm 2012 giảm khoảng 10,83% so 2011; năm 2013 giảm khoảng 8% so 2012; năm 2014 giảm khoảng 6% so 2013; năm 2015 giảm khoảng 3,69% so với năm 2014) do khả năng nâng cao thu nhập của hộ nghèo vùng nông thôn ngày càng khó khăn hơn, cùng với sự tác động của cơ chế thị trường khi giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu lên xuống không ổn định. Hộ nghèo ở những vùng điều kiện sản
xuất và sinh hoạt khó khăn có xu hướng khó thoát nghèo hơn, các hộ nghèo này chủ yếu là hộ dân tộc ít người có trình độ học vấn thấp, phong tục tập quán lạc hậu và các hộ thiếu sức lao động. Cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm của người nghèo có trình độ học vấn thấp ngày càng khó hơn trong điều kiện hội nhập kinh tế và đổi mới khoa học - công nghệ trong sản xuất, kinh doanh đang diễn ra rất mạnh mẽ…
Trong khi ở Tuyên Quang, điều kiện, môi trường sản xuất kinh doanh ở xã vùng cao còn nhiều khó khăn, dấu ấn của kinh tế thị trường ở những nơi này còn rất mờ nhạt; Tình trạng thiếu đất canh tác vẫn còn, thiếu nước, thời tiết khí hậu khắc nghiệt và các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội không thuận lợi khác tiếp tục gây sức ép tới phát triển sản xuất, nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là người nghèo.
Tập quán sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng của đồng bào vùng cao còn mang tính tự túc, tự cấp và lạc hậu; tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong một bộ phận người nghèo và dân cư; xu hướng công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những yêu cầu cao, bất cập với trình độ dân trí và trình độ phát triển sản xuất còn lạc hậu của người nghèo, khu vực nghèo… Đó là những trở ngại lớn cho việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh trong giai đoạn tới.
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã trình bày ở chương 1, chương 2 tập trung khảo sát, đánh giá về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Tuyên Quang. Từ thực tiễn thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang, chương 2 đã làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang, nêu những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang cần phải được giải quyết để nâng cao hơn nữa hiệu quả việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại địa phương. Đó là những vấn đề như: Sự quan tâm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của các cấp ủy, chính quyền địa phương; việc phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch giữa các bộ phận, cơ quan để tăng cường trách nhiệm và hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo; quan tâm đúng mức đối với những đối tượng đặc biệt khó khăn.
Cũng trong chương 2, tác giả có so sánh việc thực hiện những chính sách xóa đói giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang với với tỉnh Phú Thọ là một tỉnh có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có nét tương đồng với tỉnh Tuyên Quang.
Những kết quả nghiên cứu ở chương 2, trong đó đặc biệt là những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2016, là cơ sở để đề xuất phương hướng và các nhóm giải pháp ở chương 3.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN