Rà soát hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo, loại bỏ những chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh tuyên quang hiện nay (Trang 84 - 86)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiệnchính sách xóa đói, giảm

3.3.2. Rà soát hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo, loại bỏ những chính

những chính sách không phù hợp, kém hiệu quả, bổ sung những chính sách đặc thù đối với các địa phương trong tỉnh Tuyên Quang

Hệ thống chính sách hiện nay về cơ bản mới chỉ giải quyết được hai khía cạnh đầu tiên đó là đói nghèo về thu nhập và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản cho người nghèo. Nhưng với hai khía cạnh quan trọng khác là nguy cơ bị tổn thương cũng như không có tiếng nói hay quyền lực của người nghèo thì chính sách chưa thể hiện rõ nét. Vì vậy, để đảm bảo giảm nghèo bền vững và có tính đến các yếu tố tác động tiêu cực đòi hỏi quá trình hoạch định và hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo cần bảo đảm tiếp tục tạo cơ hội cho người nghèo nhiều hơn; tạo điều kiện để tăng cường quyền lực cho người nghèo và giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội.

Cần phải thực hiện cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các khâu trung gian, các thủ tục rườm rà, tạo điều kiện để chính sách đến với người nghèo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều đáng lưu ý ở đây là người dân đóng hai vai trò, họ vừa là người hưởng lợi từ chính sách, nhưng đồng thời họ cũng chính là một trong số các bên tham gia chính sách. Thực tế thời gian qua, người dân đặc biệt là người nghèo ở Tuyên Quang đã tham gia vào việc thực thi chính sách, nhưng mới chỉ ở mức độ hạn chế nên chưa phát huy được tác dụng. Chính vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng để tăng cường hơn nữa sự tham gia của người dân trong tất cả các khâu của chính sách.

Thực hiện đồng bộ các chính sách của Nhà nước đã ban hành để hỗ trợ cho người nghèo như: Các chương trình hỗ trợ cho người nghèo cần được thực hiện kịp thời và đúng đối tượng. Hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ y tế, giáo dục, khuyến nông - khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất… Trong đó, trọng tâm là thực hiện các chính sách tạo việc làm, tăng thu nhập, giáo dục đào tạo, dạy nghề,

nâng cao dân trí, tăng cường hỗ trợ sản xuất từ giống cây, con đến hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm… để xóa đói giảm nghèo bền vững.

Rà soát hệ thống chính sách trực tiếp hoặc có liên quan đến xóa đói giảm nghèo như tiếp cận vốn, đặc biệt là vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội; hỗ trợ người nghèo về kiến thức, kỹ năng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào tổ chức sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập bền vững; hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi, đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; hỗ trợ người nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc các xã tại khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn tiếp cận với các dịch vụ y tế khi ốm đau thuận lợi hơn, bình đẳng hơn; giảm thiểu rủi ro, khó khăn cho người nghèo và nhân dân các xã 135; chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo; tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút giáo viên công tác ở địa bàn nghèo, khó khăn; hỗ trợ con em hộ nghèo được tới trường học tập bình đẳng như các trẻ em khác; nâng cao trình độ văn hóa của người nghèo; chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo, hỗ trợ 100% các chi phí đào tạo và làm thủ tục để lao động nghèo có điều kiện tham gia xuất khẩu lao động; ưu tiên đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm cho lao động nghèo; trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết được quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận với các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

Đổi mới cơ chế lập dự toán và phân bổ định mức chi tiêu ngân sách Nhà nước về trợ cấp xã hội, hỗ trợ người nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng cho địa phương nghèo theo hướng công khai, minh bạch và xuất phát từ nhu cầu thực tế; khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn vốn hoặc nguồn vốn không đáp ứng đủ định mức hỗ trợ (đặc biệt trong đầu tư xây dựng hạ tầng cho vùng nghèo). Thiết lập cơ chế đồng bộ trong các dự án hỗ trợ từ khâu lập dự án, triển khai đến hoàn thiện nhằm cải thiện việc giải ngân nhanh chóng và thuận lợi; có cơ chế đặc thù trong giải ngân các chương trình xóa đói giảm nghèo, không thực hiện theo năm ngân sách mà theo kết quả triển khai.

Đổi mới và nâng cao định mức phân bổ ngân sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng cho các xã, bản đặc biệt khó khăn, với định mức như hiện nay so với điều kiện của các địa phương này là không đủ chi. Cân bằng và tiến tới giảm dần các định mức hỗ trợ về đời sống, tăng định mức hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo và chi cho an sinh xã hội.

3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh tuyên quang hiện nay (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)