7. Kết cấu của Luận văn
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiệnchính sách xóa đói, giảm
3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và cải cách thủ tục
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hóa các chính sách về giảm nghèo đã và đang được triển khai tại tỉnh:
Vấn đề đặt ra cho công cuộc xóa đói giảm nghèo là bên cạnh giải quyết nguy cơ tái nghèo cao cần có các biện pháp mạnh để giải quyết tình trạng đói nghèo đang tập trung ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Mặc dù thời gian qua Chính phủ đã có chính sách riêng cho đối tượng này như Chương trình 134, Chương trình 135, Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo nhất. Tuy nhiên, trên thực tế các chính sách này chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi. Do đó, các nhà hoạch định ở địa phương cần đưa ra được các chính sách mang tính đột phá. Đồng thời phải tiếp tục rà soát,
củng cố và không ngừng hoàn thiện các chính sách đã được triển khai. Đối với một số chính sách mà người dân đánh giá về tính hiệu quả còn thấp hoặc chưa tích cực thì cần phải được các cấp lãnh đạo, quản lý, các cơ quan chức năng của địa phương khẩn trương xem xét tìm ra nguyên nhân, giải pháp nhằm nhanh chóng khắc phục, đổi mới.
Thay đổi tư duy trong xây dựng chính sách, hướng mục đích của các chính sách xóa đói giảm nghèo vào phát triển sản xuất, tạo cơ hội cho người nghèo phát triển thay vì chỉ hỗ trợ người nghèo:
Nghèo không chỉ là thiếu thốn về tiêu dùng, giáo dục, y tế… mà còn là ở tình trạng nguy cơ bị tổn thương do phải đối mặt với các rủi ro. Hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo của chúng ta hiện nay được định hình theo ba trụ cột cơ bản tấn công đói nghèo, nhưng trên thực tế các chính sách được triển khai thực hiện chủ yếu tập trung vào tạo cơ hội thông qua các chính sách thu nhập và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản cho người nghèo. Điều này là hợp lý bởi đây là những vấn đề cấp thiết và bức xúc của đói nghèo thời gian qua, nhưng khi những vấn đề đó cơ bản được giải quyết thì bên cạnh tiếp tục trao cơ hội cho người nghèo và trao quyền nhiều hơn cho họ thì chính sách cần tập trung giải quyết vấn đề an sinh xã hội, xây dựng mạng lưới an sinh xã hội giúp người nghèo có thể kiểm soát và hạn chế được nguy cơ bị rủi ro và tổn thương.
Để người nghèo, xã nghèo trực tiếp tham gia vào xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo nhằm phán ánh được nguyện vọng, nhu cầu thiết thực của dân và đảm bảo công bằng đối với người nghèo đòi hỏi các cơ quan thực hiện chính sách giảm nghèo phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
Có nhiều thành phần, nhiều cơ quan khác nhau tham gia vào triển khai
sách này. Tuy nhiên, khâu yếu nhất hiện nay ở tỉnh Tuyên Quang trong thực hiện chính sách giảm nghèo chính lại là sự phối hợp giữa các ngành, các cấp còn hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan, đặc biệt chú trọng đến vấn đề phân cấp trong quản lý là cần thiết; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, đo lường xác định kết quả, chất lượng trong thực hiện từng chính sách sẽ khiến các bên gắn trách nhiệm trong quá trình thực hiện chính sách.
Nâng cao năng lực các cơ quan thực hiện chính sách: Nâng cao năng lực cơ quan thường trực thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong quản lý, truyền thông, điều phối, báo cáo và phân tích chính sách. Tổng kết kinh nghiệm quá trình thực hiện, đề ra những nguyên tắc có tính khoa học trong các lĩnh vực xác định đối tượng, quản lý và báo cáo. Theo dõi, giám sát tác động của chính sách. Phân tích chính sách kinh tế - xã hội có liên quan đến tổng thể chương trình xóa đói giảm nghèo và sử dụng các kết quả để phục vụ cho công tác hoạch định, hoàn thiện chính sách và quản lý chương trình, đảm bảo có mối liên kết tốt hơn giữa các chính sách xóa đói giảm nghèo với các chính sách vĩ mô. Phối kết hợp các hoạt động của chương trình xóa đói giảm nghèo thông qua chia sẻ thông tin, cùng lập kế hoạch và thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ chính quyền và các nhóm đối tượng.
Cơ quan thường trực cùng các ngành chức năng chủ trì và đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo bộ phận đồng thời phải xây dựng năng lực ở các cấp, đặc biệt cho cấp xã, chi bộ đảng và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội. Tăng ngân sách cho công tác tập huấn các kỹ năng để có thể cải thiện đáng kế công tác tham vấn người dân và sự tham gia của người dân trong hoạt động ra quyết định, mở rộng khả năng nâng cao vị thế và tăng cường giảm nghèo hiệu quả, bao gồm: Các kỹ năng dẫn dắt để đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong các cuộc họp cộng đồng, tham vấn
và ra quyết định; các công cụ, các quá trình và phương pháp để cùng nhau phân tích trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các dự án, các dịch vụ; các kỹ năng truyền thông để nâng cao tính minh bạch và tăng cường nhận thức; phân tích xã hội bao gồm cả phân tích giới, giúp phát triển tiềm năng của phụ nữ và người dân tộc thiểu số cùng các biện pháp mở rộng sự tham gia trong đời sống cộng đồng và vị thế của họ; các kỹ năng của cán bộ địa phương, trưởng thôn bản hoặc một số người dân để có thể tham gia giám sát kỹ thuật các dự án hạ tầng cơ sở; ngân sách và các kỹ năng quản lý dự án. Tập huấn cán bộ cần được cải tiến cơ bản theo hướng tập trung vào các kỹ năng như đã nêu tại các trung tâm tập huấn và các trường đào tạo cán bộ của tỉnh, vùng và Trung ương.
Các cơ quan tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang cần tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện chính sách; cân đối, bố trí nguồn lực phục vụ Chương trình giảm nghèo của tỉnh theo kế hoạch hàng năm; đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từng năm và giai đoạn; cân đối ngân sách địa phương để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; giám sát, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí giảm nghèo đúng mục đích, có hiệu quả; hướng dẫn hộ nghèo áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất; thực hiện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho cho học sinh, sinh viên theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; các chính sách hỗ trợ khác đối với học sinh nghèo, học sinh ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo; chương trình trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế khác.
Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo các cấp, cùng với việc phân công, phân nhiệm cụ
thể cho các thành viên; tăng cường phân cấp, gắn với giao trách nhiệm cho các cấp trong thực hiện chương trình, trong đó, phân cấp và giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trong việc xác định đối tượng được thụ hưởng chính sách và triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn xã, cùng với sự kiểm tra, giám sát của ủy ban nhân dân cấp huyện.
Sử dụng và lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp xã và thôn bản; tổ chức đối thoại chính sách với người dân, xác định nhu cầu và nâng cao năng lực tham gia của người dân vào Chương trình.