Người dân tham gia lập đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 99 - 102)

Xã Số hộ nghiên cứu (hộ) Số hộ tham gia lập đồ án quy hoạch (hộ) Tỷ lệ hộ tham gia (%) Đánh giá kết quả thực hiện Xây dựng quy hoạch Thực hiện quy hoạch 1. Thái Hòa 50 44 88,0 Tốt Tốt 2. Tử Du 50 35 70,0 Khá khá Tổng số 100 79 79,0

Qua bảng 4.19 cho ta thấy: Theo số liệu điều tra trên địa bàn 2 xã, với số hộ nghiên cứu (100) hộ, tính đến 31/12/2016 hai xã đã hoàn thành đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM được Sở Xây dựng tỉnh cho ý kiến thông qua và UBND huyện phê duyệt. Ý kiến tham gia lập đồ án quy hoạch đối với xã Thái Hòa 44/50 hộ (đạt 88%), với xã Tử Du 35/50 hộ (đạt 70%). Nhìn chung đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM tại hai xã trên địa bàn huyện đã bước đầu đi vào cuộc sống, tạo ra cảnh quan, môi trường sạch đẹp hơn ở các vùng nông thôn và từng bước nâng chất lượng cuộc sống của người dân vùng nông thôn theo các mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đánh giá kết quả thực hiện xã Thái Hòa thực hiện tốt hơn so với xã Tử Du.

* Chính sách đầu tư của nhà nước

Thực hiện chương trình xây dựng NTM của Chỉnh phủ, UBND huyện Lập Thạch cũng đã tích cực trong việc huy động, bố trí vốn đầu tư xây dựng NTM. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi tích cực, nhất là các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện các dự án trong đề án xây dựng nông thôn mới của các xã liên quan đến nguồn vốn lồng ghép còn khó khăn, lúng túng do các quy định về thủ tục đầu tư còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Ngoài ra, công tác đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn còn nhiều hạn chế do đầu tư dàn trải dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, ảnh hưởng tiến độ thực hiện các công trình.

Nhìn chung đánh giá về công tác lập đầu tư và sử dụng nguồn vốn xây dựng công trình đạt được kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng NTM còn hạn chế, một số hạng mục công trình đầu tư xây dựng không mang lại hiệu quả chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

* Năng lực tổ chức và quản lý của cán bộ lãnh đạo cơ sở trong xây dựng NTM

Đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện chương trình xây dựng NTM có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện. Do đó năng lực quản lý, điều hành việc thực hiện xây dựng nông thôn mới cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới. Việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở phải luôn gắn chặt với vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở vì cán bộ chính quyền cơ sở là bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền nước ta.

- Cơ sở đánh giá:

Cán bộ lãnh đạo cơ sở trong xây dựng nông thôn mới bao gồm: Cấp huyện và cấp xã.

+ Cấp huyện bao gồm cán bộ các phòng, ban có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện.

+ Cấp xã bao gồm: Toàn bộ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp xã, thôn và thành viên các ban phát triển thôn, lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại trên địa bàn xã.

Cán bộ xây dựng NTM ở cấp huyện và xã có đầy đủ kỹ năng và hoàn thành các công việc sau sẽ được đánh giá là tốt, đạt 80% thì đánh giá là khá, 50% thì đánh giá là trung bình và dưới 50% thì đánh giá là yếu, bao gồm:

- Nắm chắc các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM; - Nắm chắc nội dung xây dựng NTM theo Quyết định số 800/QĐ –TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

- Nắm vững các nguyên tắc, phương pháp, cơ chế vận hành trong xây dựng NTM (nguyên tắc chỉ đạo, cơ chế tài chính, nguyên tắc và cơ chế huy động nguồn lực, cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp trong xây dựng chương trình nông thôn mới).

- Nắm vững trình tự, nội dung các bước tiến hành xây dựng NTM cấp xã; - Có kỹ năng, phương pháp chỉ đạo xây dựng nông thôn mới;

- Có kỹ năng về tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới. Tổ chức họp dân, tổng hợp lấy ý kiến, lập kế hoạch, giám sát đầu tư.

Bảng 4.20. Đánh giá của hộ dân về năng lực tổ chức và quản lý thực hiện chương trình xây dựng NTM của cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở

Xã Tổng số

Ý kiến đánh giá Đánh giá kết quả thực hiện Tốt Khá TB Yếu Số tiêu chí đạt Đạt ổn định (tốt) I. Số lượng (hộ) 100 39 29 23 9 1. Thái Hòa 50 20 15 11 4 6 6 2. Tử Du 50 19 17 13 5 4 4

II. Cơ cấu (%) 100

1. Thái Hòa 50 51,28 51,72 47,83 44,44 2. Tử Du 50 48,72 58,62 56,52 55.56

Qua bảng 4.20 ta thấy năng lực chuyên môn và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế. Theo kết quả điều tra trên 50 hộ của xã Thái Hòa cho thấy kết quả đánh giá về tổ chức năng lực lãnh đạo có 20/50 hộ đánh giá tốt, 15/50 hộ đánh giá năng lực khá, 11/50 hộ đánh giá trung bình, có 4/50 đánh giá yếu. Đối với xã Tử Du có 19/50 hộ đánh giá tốt, 17/50 hộ đánh giá năng lực khá, 13/50 hộ đánh giá trung bình, có 5/30 đánh giá yếu.

Như vậy cho ta thấy, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM có lúc còn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ, công tác đôn đốc, kiểm tra chưa thường xuyên, sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các ban ngành của xã với thôn chưa được gắn kết. Bên cạnh đó việc đào tạo, tập huấn về chương trình xây dựng NTM trong thời gian qua còn bất cập do sự thay đổi về lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng NTM ở các thôn. Do vậy cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thôn, xã trực tiếp tham gia xây dựng NTM là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ xây dựng NTM ở cơ sở.

* Vai trò của người dân trong xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)