Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện LậpThạch
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế * Tăng trưởng kinh tế:
– Tốc độ tăng trưởng Gía trị sản xuất giai đoạn 2011-2016 đạt 16%/năm, trong đó: Nông lâm, thủy sản tăng 7,4%/năm; Công nghiệp xây dựng tăng 26,1%/năm; Thương mại dịch vụ tăng 14%/năm. Giai đoạn 2017-2020 đạt 15,68%/năm, trong đó: Nông lâm, thủy sản tăng 6,3%/năm; Công nghiệp xây dựng tăng 22,1%/năm; Thương mại dịch vụ tăng 12,2%/năm.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Giá trị tăng thêm – VA) đạt 15,8%/năm giai đoạn 2011-2015, trong đó ngành nông lâm, thủy sản tăng 8,78%/năm; Công nghiệp xây dựng tăng 20,7%/năm; Thương mại dịch vụ tăng 15%/năm và đạt 15,5%/năm giai đoạn 2017-2020, trong đó ngành nông lâm, thủy sản tăng 6,34%/năm: Công nghiệp xây dựng tăng 20.2%/năm; Thương mại dịch vụ tăng 15,8%/năm.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
– Cơ cấu kinh tế (VA theo giá hiện hành): Đến năm 2016: Tỷ trọng ngành Nông lâm nghiệp chiếm 30,32%; Công nghiệp - XD chiếm 33,09%; Dịch vụ chiếm 36,6%. Đến năm 2020: Ngành nông lâm nghiệp chiếm 20,63%; Công nghiệp – XD chiếm 41,4%; Dịch vụ chiếm 37,36%.
Thu nhập bình quân đầu người (theo giá thực tế) đến năm 2016 đạt 33 triệu đồng /người /năm. Đến năm 2020 đạt trên 54 triệu đồng /người /năm.
– Tổng thu Ngân sách nhà nước hàng năm tăng bình quân 16,3%.
– Tập trung mọi nguồn lực tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp và thương mại dịch vụ góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp, xây dựng – Thương mại dịch vụ – Nông lâm thuỷ sản.
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số của huyện tính đến 31/12/2016 có 123,664 người, mật độ dân số trung bình 714,4 người/km². Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2010 - 2016 là 3,9%; tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm từ 1,25% năm 2010 xuống 1,12% năm 2013. Tốc độ tăng dân số cơ học cao (3,2%/năm) là do kết quả của quá trình đô thị hóa nhanh trong những năm gần đây.
Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 75,589 người (chiếm 61,1% dân số). Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt trên 40% năm 2016, đây là nhân tố rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Lập Thạch.
Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2010 là 10,5 triệu đồng, đến năm 2016 tăng lên 23,4 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ giàu tăng lên 29,9%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,3% theo chuẩn hiện hành.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
a. Thực trạng phát triển đô thị
Mạng lưới các điểm dân cư đô thị huyện Lập Thạch đang trong quá trình phát triển. Huyện Lập Thạch có hai thị trấn là: Lập Thạch (huyện lỵ), Hoa Sơn.
Trong đó:
Thị trấn Lập Thạch có diện tích 415,00 ha, dân số là 5568 người, mật độ dân số đạt 1342 người/km²., là thị trấn huyện lỵ của huyện Lập Thạch.
Thị trấn Hoa Sơn, hiện có diện tích khoảng 485,04 ha với quy mô dân số khoảng 6930 người, là thị trấn mới được thành lập của huyện.
Nhìn chung, hệ thống đường nội thị tại đô thị trên địa bàn huyện tương đối tốt, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng (đặc biệt là thị trấn Lập Thạch) đây là những đầu tàu thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tương lai.
b. Thực trạng khu dân cư nông thôn
Huyện Lập Thạch có 18 xã, trung bình mỗi xã có quy mô đất đai khoảng 550 ha, dân số khoảng 6,5 ngàn người. Các điểm dân cư nông thôn trong các xã phân bố phù hợp với việc canh tác nông nghiệp. Có xã, dân cư chủ yếu tập trung tại một điểm (ví dụ như Đình Chu, Triệu Đề...), có xã, các dân cư phân tán thành nhiều điểm cách xa nhau (ví dụ như Bắc Bình, Ngọc Mỹ ...).
Quá trình đô thị hoá tại các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Lập Thạch diễn ra tương đối chậm. Tại đây chưa hình thành các trung tâm cụm xã, trung tâm dịch vụ nông thôn thúc đẩy các hoạt động dịch vụ và phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá.
Hiện tại đây đang có nhiều dự án xây dựng các cụm công nghiệp (Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn...) và các dự án phát triển đô thị khác là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hoá trong khu vực.
Môi trường sống của người dân nông thôn đang bị đe dọa bởi mức độ ô nhiễm nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải, khói bụi…. Tại các khu dân cư nông thôn nước thải hầu như được thải trực tiếp ra cống rãnh gần nhà rồi đổ ra ao, sông…, và rác thải cũng trong tình trạng tương tự, đã và đang ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân địa phương.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Về giao thông:
+ Về giao thông đường bộ: đường tỉnh đạt cấp IV miền núi trở lên và nhựa hoá 100% vào năm 2010. Giao Lập Thạch 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm, bê tông hoá hoặc nhựa hoá đạt 35% năm 2010 và trên 60% năm 2016.
Giai đoạn 2011-2016, quy hoạch nâng cấp lại bến xe trung tâm huyện, quy hoạch thêm các điểm đỗ dừng xe có mái che tại các khu dân cư tập trung hoặc dọc theo các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn huyện.
Xây dựng cầu Phú Hậu, thúc đẩy phát triển cụm kinh tế phía nam của huyện. + Về đường sông: đầu tư nạo vét luồng lạch và nâng cấp cơ sở hạ tầng bến bãi, cảng sông… đảm bảo vận tải thuỷ an toàn, hiệu quả cao.
* Về hệ thống điện:
Theo tính toán, nhu cầu điện của huyện Lập Thạch tăng bình quân 10- 13%/năm. Như vậy đến năm 2020 tăng trên 3,5 lần so với hiện nay. Từ năm 2015, hệ thống truyền tải trung thế trên địa bàn huyện chỉ gồm 2 cấp điện áp là 22 KV và 35 KV phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành, do vậy phải quy hoạch đầu tư bổ sung năng lực cung cấp điện.
* Về hệ thống thủy lợi và cấp thoát nước:
Tập trung củng cố, xây dựng, nâng cấp hệ thống đê kè sông, quản lý và khai thác tốt các công trình tưới tiêu, đảm bảo chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác quy hoạch thuỷ lợi, kết hợp thuỷ lợi với giao thông nội đồng.
* Về bưu chính:
Mạng lưới bưu chính cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và cung ứng sách báo kịp thời. Đến nay, đã có 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa, 100% số xã có báo trong ngày. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng toàn huyện. Mạng Internet cũng ngày càng phát triển thông qua các hình thức như mạng không dây wifi, 3G, mạng cáp quang,...
* Về y tế:
Hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từ huyện đến xã từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Tính đến năm 2016, trên địa bàn huyện có 21 cơ sở y tế (gồm 1 cơ sở y tế nhà nước và 20 trạm y tế xã, thị trấn). 100% các trạm y tế được biên chế 3 thành phần cơ bản, 100% số thôn có cán bộ y tế.
*Về giáo dục:
Tính đến năm học 2016, toàn huyện có 58 trường, có 15 trường đạt chuẩn quốc gia. 100% số xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS thường xuyên duy trì và đảm bảo tỉ lệ đạt chuẩn 20 xã, thị trấn. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, việc đầu tư trang thiết bị dạy học ngày càng được quan tâm. 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.3.1. Thuận lợi
Chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM giai đoạn 2011 - 2015 là chương trình kinh tế - xã hội lớn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo trong quá trình thực hiện; có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Trong quá trình triển khai thực hiện luôn có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, sát sao của Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của toàn thể nhân dân trong huyện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình, BCĐ huyện đã ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo để các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
4.1.3.2. Khó khăn
Chương trình XD NTM triển khai trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng, trong khi chưa có mô hình mẫu, chưa có kinh nghiệm để các địa phương học tập, nên vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, thời gian đầu thực hiện một số địa phương còn lúng túng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Xây dựng nông thôn mới dựa trên nền tảng phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trong khi sản xuất nông nghiệp của Lập Thạch có điểm xuất phát thấp, việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản còn chậm; chưa phát huy tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; dịch vụ, ngành nghề nông thôn phát triển chưa đa dạng, quy mô nhỏ, ngành hàng phân tán, sử dụng nhiều công lao động, hiệu quả đầu tư thấp;
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy phát triển nhưng quy mô các ngành nghề kinh tế còn hạn chế, sức cạnh tranh thấp, chưa khai thác được hết những tiềm năng và lợi thế để phát triển. Chưa hình thành vùng rau sạch, chất lượng cao; chậm triển khai xây dựng các làng nghề; hoạt động của các Hợp tác xã hiệu quả còn chưa cao.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tuy được cải thiện, song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông nội bộ trong khu vực các xã, khu dân cư nông thôn chưa được đầu tư nâng cấp mặc dù quỹ đất còn nhiều. Cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, nhất là trường mầm non, nhà văn hóa thôn, trụ sở chính quyền xã đã xuống cấp cần được đầu tư.
- Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn. Quy hoạch chung triển khai chưa đồng bộ, quy hoạch chi tiết phát triển các khu đô thị chưa được xây dựng.
- Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng kết quả chưa cao, còn nhiều vướng mắc trong xử lý.
- Lập Thạch là huyện miền núi, cơ sở vật chất, hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, thủy lợi còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phần lớn người nông dân còn hạn chế về trình độ và kiến thức khoa học, tập quán sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán. Đời sống nhân dân nông thôn ở một số địa phương của huyện còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, để đạt các tiêu chí nông thôn mới, nhu cầu về nguồn lực là rất lớn, nhất là về vốn.
Công tác tuyên truyền vận động để nhân dân hiểu biết về chương trình xây dựng NTM ở một số địa phương còn hạn chế, làm hình thức. Một bộ phận cán bộ, đảng viên trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết liệt trong nhiệm vụ xây dựng NTM. Người dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.
4.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN LẬP THẠCH THÔN MỚI HUYỆN LẬP THẠCH
Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 là căn cứ nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nói chung và quy hoạch xây dựng nông thôn mới nói riêng. Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể:
- Nhóm tiêu chí về quy hoạch;
- Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội; - Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất; - Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường; - Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị.
4.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí về quy hoạch
Bảng 4.1. Tình hình thực hiện tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch của huyện Lập Thạch năm 2016
TT Tên xã
Nội dung tiêu chí
Chuẩn Quốc
gia Quy hoạch sử dụng
đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hóa, CN, TTCN, DV Công khai bản đồ quy hoạch ở UBND xã và nơi công cộng. Có quy chế quản lý quy hoạch, đã cắm mốc
chỉ giới quy hoạch ngoài thực địa; thường
xuyên kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo
quy hoạch. Đạt Chưa đạt Đã công khai quy hoạch đạt Đạt Chưa đạt 1 TháiHòa x x x Đạt 2 Tử Du x x x Đạt 3 Đình Chu x x x Đạt 4 Triệu Đề x x x Đạt 5 Xuân Hòa x x x Đạt 6 Ngọc Mỹ x x x Đạt 7 Vân Trục x x x Đạt 8 Bắc Bình x x x Đạt 9 Quang Sơn x x x Đạt 10 Hợp Lý x x x Đạt 11 Liên Hoà x x x Đạt 12 Liễn Sơn x x x Đạt 13 Bàn Giản x x x Đạt 14 Đồng Ích x x x Đạt 15 Tiên Lữ x x x Đạt 16 Xuân Lôi x x x Đạt 17 Văn Quán x x x Đạt 18 Sơn Đông x x x Đạt Toàn huyện 18 18 11 7
Quy hoạch chung xây dựng NTM xã gồm 3 nội dung: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Công khai bản đồ quy hoạch ở UBND xã và nơi công cộng; Có quy chế quản lý quy hoạch, đã cắm mốc chỉ giới quy hoạch ngoài thực địa; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo quy hoạch. Các nội dung quy hoạch trên phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của huyện, tỉnh. Do vậy trước khi tiến hành quy hoạch yêu cầu các xã cần điều tra, khảo sát kỹ thực địa, xây dựng nhiệm vụ quy hoạch phù hợp, hiệu quả nhằm góp phần hạn chế và giảm thiểu các quy hoạch chắp vá, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, tập quán và không gian kiến trúc truyền thống vốn có của nông thôn Việt Nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước về nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Qua bảng thấy toàn huyện có 18/18 xã đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch; có 18/18 xã có công khai bản đồ quy hoạch ở UBND xã và nơi công cộng. Có 11/18 xã có quy chế quản lý quy hoạch, đã cắm mốc chỉ giới quy hoạch ngoài thực địa; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo quy hoạch: Thái Hòa, Đình Chu, Triệu Đề, Xuân Hòa, Vân Trục, Bắc Bình, Liên Hoà, Liễn Sơn, Bàn Giản, Văn Quán, Sơn Đông. 4/10 xã bao gồm Tử Du, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Hợp Lý, Đồng Ích, Tiên Lữ, Xuân Lôi chưa xây dựng được quy chế quản lý xây dựng theo quy hoạch để đảm bảo nông thôn phát triển có trật tự, khang trang, sạch đẹp và tiết kiệm đất đai, nguồn lực cho xây dựng do đó chưa đạt chuẩn tiêu chí về quy hoạch.
- Ưu điểm:
Đến ngày 31/12/2016 toàn huyện có 18/18 xã hoàn thành đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM được Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc cho ý kiến thông qua và UBND huyện phê duyệt. Việc hoàn thành quy hoạch nông thôn mới đối với 18 xã chính là yếu tố cơ bản để tiến tới hoàn thành các tiêu chí khác về xây dựng nông thôn mới, là cơ sở đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện các nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
- Tồn tại:
+ 100% số xã trong huyện phải thuê đơn vị tư vấn khảo sát lập đồ án quy