Những nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên

2.4.3. Những nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn

Bắc Ninh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là vùng có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có hệ thống giao thông, điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá.

Năm 2004, Trần Văn Tuý đã nghiên cứu đồ án "Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất nông sản hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh", luận án tiến sĩ nông nghiệp Trường ĐHNNI - Hà Nội. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp hàng hoá nói riêng, đưa ra những định hướng, mục tiêu, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện của tỉnh đề đẩy mạnh phát triển nông sản hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh.

Hiện nay tỉnh Bắc Ninh cũng đã hình thành một số vùng sản xuất nông sản hàng hoá như:

- Vùng sản xuất lúa gạo: Vùng lúa tám xoan ở xã Chi Lăng huyện Quế Võ, Vùng lúa thơm có năng suất cao (giống DT 122) ở xã Phú Hoà và Trung Chính huyện Lương Tài; vùng lúa nếp hoa vàng và giống nếp 9603 tập trung ở các xã Đình Bảng và Tương Giang huyện Từ Sơn, huyện Yên Phong, Tiên Du.... Các vùng lúa hàng hoá này đều cho thu nhập cao hơn từ 1,2-1,4 lần thóc tẻ thường trên cùng một diện tích.

- Vùng sản xuất rau và hoa: Hiện nay ở một số huyện trong tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung như: rau sạch ở Đại Phúc thành phố Bắc Ninh và xã Phù Chẩn huyện Từ Sơn; rau xuất khẩu ở các xã Trung Nghĩa và Khúc Xuyên Yên Phong, Phật Tích Tiên Du và Khắc Niệm thành phố Bắc Ninh.... Đối với trồng hoa cây cảnh đây là nghề mới phát triển, mang lại hiệu quả

kinh tế cao, nhưng hiện toàn tỉnh chưa có những vùng tập trung lớn, hiện tại đã có những vùng nhỏ trồng cây cảnh như ở Đình Bảng huyện Từ Sơn, xã Phú Lâm huyện Tiên Du cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập bình quân từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm. Đối với trồng hoa Bắc Ninh chưa có vùng sản xuất hàng hoá, nhưng các mô hình, các dự án đều có ở hầu hết các huyện đều cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng/ha/năm.

- Vùng chăn nuôi lợn có quy mô lớn ở Văn Môn (Yên Phong), Nhân Hoà huyện Quế Võ, Đình Bảng huyện Từ Sơn, Tân Lãng huyện Lương Tài.... Chăn nuôi bò sữa ở xã Cảnh Hưng huyện Tiên Du.

- Vùng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh có các vùng: xã Mão Điền huyện Thuận Thành sản xuất cá giống; các xã Nhân Thắng, Xuân Lai huyện Tiên Du, xã Trung Chính, Phú Hoà huyện Lương Tài, các xã Đức Long và Đào Viên huyện Quế Võ là vùng sản xuất cá thương phẩm.

Năm 2009 Nguyễn Đặng Thúy đã tiến hành nghiên cứu Đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi hệ thống cây trồng đến hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất năm 2005 và 2009 thông qua thay đổi hệ thống cây trồng để đề xuất các kiểu sử dụng đất có triển vọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Loại hình sử dụng đất chuyên màu cho hiệu quả kinh tế và xã hội cao hơn so với loại hình sử dụng đất lúa màu. Tuy nhiên ở loại hình sử dụng đất lúa màu độ phì đất được bảo vệ, đồng thời hạn chế được sự tích luỹ mầm mống gây hại trong đất do có sự luân canh giữa cây trồng cạn và cây trồng nước. Ở loại hình sử dụng đất chuyên màu, việc chuyển đổi hệ thống cây trồng được thực hiện chủ yếu thông qua tăng vụ cây trồng từ 3 lên 4 vụ đã làm tăng hiệu quả sử dụng đất, làm cho giá trị sản xuất tăng từ 175,56 (năm 2005) lên 213,45 triệu đồng/ha (năm 2009), giá trị gia tăng tăng từ 106s,26 lên 136,60 triệu đồng/ha. Đồng thời thu hút lao động sống tăng từ 1229 lên 1362 ngày công/ha và thu nhập/1 ngày công lao động tăng từ 86,48 lên 98,39 nghìn đồng.

Năm 2009, Nguyễn Như Nguyệt đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được 5 loại hình sử dụng đất: Chuyên lúa, Lúa – rau, màu, Chuyên rau màu, NTTS, Hoa, cây cảnh. Trong đó, LUT Chuyên Hoa, cây cảnh cho hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất, nhưng hiệu quả xã hội chưa cao do người dân lạm dụng phân bón, thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường.

Năm 2014, Nguyễn Xuân Chinh đã tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”. Kết quả đề xuất các loại hình sử dụng đất; Chuyên lúa, Lúa rau, màu, Chuyên rau, màu, Riềng. Trong đó, LUT chuyên rau, màu cho hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất.

Thị xã Từ Sơn cũng đã bước đầu hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có quy hoạch vùng sản xuất nên đã có phương hướng xây dựng quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp với từng địa bàn, sản xuất hàng hoá, khuyến khích đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa vào sản xuất; hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh có giá trị kinh tế cao, đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm gắn với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh liên kết 4 nhà: nhà nông - nhà khoa học - nhà nước và nhà doanh nghiệp. Như vậy thị xã đã có chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá về thực trạng, hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp của thị xã chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn thị xã trong những năm tới là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong phát triển kinh tế, xã hội của thị xã Từ Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)