Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 39)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Từ Sơn là thị xã thuộc vùng đồng bằng, diện tích đất nông nghiệp là 2.999,15 ha chiếm 49,1% diện tích đất tự nhiên. Từ Sơn là vùng đất thích hợp với nhiều loại cây trồng và nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau. Hệ thống cây trồng trên địa bàn thị xã khá phong phú và đa dạng, đất đai tương đối màu mỡ và đồng nhất. Do vậy, để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã, trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất nông nghiệp, tôi chia đất đai của thị xã thành 2 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp:

* Tiểu vùng 1: Bao gồm các xã Hương Mạc, xã Phù Khê, phường Đồng Kỵ, phường Châu Khê. Tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng là 920,29 ha, chiếm 30,69 % tổng diện tích đất nông nghiệp toàn thị xã.

Đây là tiểu vùng có địa hình vàn, vàn thấp; thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt trung bình đến thịt nặng. Vùng này chủ yếu chuyên canh cây lúa, còn lại rải rác trồng thêm khoai tây và một số cây rau màu khác, phát triển thế mạnh NTTS.

* Tiểu vùng 2: Gồm các xã Tam Sơn, Tương Giang, Phù Chẩn và các phường Đông Ngàn, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình Bảng, Trang Hạ. Tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng là 2.078,86 ha, chiếm 69,31% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn thị xã.

Đây là tiểu vùng có địa hình cao, vàn cao; thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ. Thế mạnh của vùng là phát triển cây lương thực, rau màu các loại, trang trại tổng hợp kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, trồng hoa, cây cảnh. Hướng phát triển của vùng là mở rộng diện tích vùng lúa chất lượng cao, trồng hoa giá trị kinh tế cao, sản xuất rau màu trái vụ các loại có giá trị hàng hoá cao như dưa, cải, bầu bí các loại, cà chua, rau gia vị ...

Từ đó, chúng tôi chọn 4 xã, phường đại diện cho 2 tiểu vùng như sau: - Phường Châu Khê và xã Phù Khê đại diện cho tiểu vùng 1

- Phường Tân Hồng và phường Đình Bảng đại diện cho tiểu vùng 2. Ở mỗi xã, phường tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu là ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 80 hộ, mỗi xã điều tra 20 hộ. Nội dung điều tra nông hộ bao gồm: chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, khả năng tiêu thụ sản phẩm và những ảnh hưởng đến môi trường… phiếu điểu tra được trình bày ở phụ lục 1. Từ đó so sánh hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp ở các xã, phường làng nghề và các xã, phường khác trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và có biện pháp khắc phục.

3.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính thị xã.

- Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua bộ câu hỏi có sẵn.

3.5.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu

- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL

- Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ.

3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

3.5.4.1. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế của LUT được tính trên 1 ha đất nông nghiệp trong 1 năm (đ/ha/năm). Tính hiệu quả sử dụng đất thông qua 4 chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GTSX), chi phí trung gian (CPTG), thu nhập hỗn hợp (TNHH), hiệu quả đồng vốn ( HQĐV). Cụ thể là:

+ GTSX được quy ra bằng tiền mặt, tính theo sản lượng thu được của LUT, so với giá sản phẩm tại thời điểm điều tra.

GTSX = NS*GB

Trong đó: GTSX: Giá trị sản xuất. NS: năng suất cây/ha. GB: Giá bán sản phẩm.

+ CPTG là tổng chi phí vật chất đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phí thủy lợi.... và chi phí thuê lao động phục vụ cho hệ thống sản xuất.

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian (không kể chi phí công lao động gia đình).

TNHH = GTSX - CPTG

+ Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH / CPTG.

Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế, xã hội và điều tra trực tiếp nông hộ; căn cứ vào kết quả tính toán hiệu quả kinh tế, tiến hành phân tổ thống kê để phân cấp đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế như bảng sau:

Bảng 3.1. Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Cấp đánh giá Thang điểm GTSX (Triệu đồng) TNHH (Triệu đồng) HQĐV (lần) Cao 3 > 200 >150 >2,5 Trung bình 2 180-200 100-150 2,0-2,5 Thấp 1 < 180 <100 <2,0

Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 6,75 - 9 điểm (>75% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế cao.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 4,5 - 6.75 điểm (50%-70% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế trung bình.

Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 4,5 điểm (<50% số điểm tối đa của LUT): Hiệu quả kinh tế thấp.

3.5.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội được đánh giá dựa vào 2 chỉ tiêu:

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm được thể hiện bằng số công lao động được sử dụng trong sản xuất.

- Giá trị ngày công (GTNC) = TNHH/số công lao động.

hộ; căn cứ vào kết quả tính toán hiệu quả xã hội, tiến hành phân tổ thống kê để phân cấp đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả xã hội như bảng sau:

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha)

Cấp đánh giá Thang điểm CLĐ GTNCLĐ MĐCN của người dân

(Công) (1000đ) (%)

Cao 3 >750 >180 >80

Trung bình 2 500-750 160-180 50-79

Thấp 1 <500 <160 <50

Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 6,75 - 9 điểm (>75% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế cao.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 4,5 - 6,75 điểm (50%-70% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế trung bình.

Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 4,5 điểm (<50% số điểm tối đa của LUT): Hiệu quả kinh tế thấp.

3.5.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường của LUT được đánh giá bằng cách so sánh lượng phân bón và thuốc BVTV của người dân trong thị xã với khuyến cáo sử dụng phân bón và thuốc BVTV của trung tâm khuyến nông tỉnh.

Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Cấp đánh giá Thang điểm Mức sử dụng phân bón Mức sử dụng

thuốc BVTV Mức độ cải tạo đất

Cao 3 Nằm trong định mức Nằm trong mức khuyến cáo Có bố trí cây họ đậu trong kiểu sử dụng đất Trung

bình 2 Vượt quá định mức

Dưới mức khuyến cáo

Không trồng cây họ đậu nhưng có luân canh các cây trồng khác nhau Thấp 1 Dưới định mức Vượt quá mức khuyến cáo Không luân canh hoặc trồng thuần 1 loài cây trong năm

Bảng 3.4. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của LUT chuyên cá. chuyên cá. Cấp đánh giá Thang điểm Mức sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp

Mức sử dụng thuốc kháng sinh

Mức độ cải tạo ao nuôi

Cao 3 Không sử dụng Sử dụng đúng khuyến cáo Có cải tạo hàng năm Trung

bình 2 Sử dụng đúng khuyến cáo

Sử dụng ít hơn khuyến cáo

Có cải tạo cách năm

Thấp 1 Sử dụng vượt khuyến cáo Sử dụng nhiều hơn khuyến cáo Có cải tạo sau 3 năm

Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 6,75 - 9 điểm (>75% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế cao.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 4,5 - 6,75 điểm (50%-70% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế trung bình.

Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 4,5 điểm (<50% số điểm tối đa của LUT): Hiệu quả kinh tế thấp.

3.5.4.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của một LUT/kiểu sử dụng đất:

Trên cơ sở những đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất sẽ đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất của các LUT/kiểu sử dụng đất.

Tổng số có 9 tiêu chí để đánh giá hiệu quả của một LUT. Số điểm tối đa của mỗi chỉ tiêu là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 27 điểm.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ lớn hơn 20,25 - 27 điểm (>75% số điểm tối đa): Hiệu quả cao.

Nếu số điểm của một LUT đạt từ 13,5 - 20,25 điểm (50%-70% số điểm tối đa): Hiệu quả trung bình.

Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 13,5 điểm (<50% số điểm tối đa): Hiệu quả thấp.

3.5.5. Phương pháp so sánh

So sánh các kết quả tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường để tìm ra loại hình (kiểu) sử dụng đất có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của địa phương.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13 km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Đông Bắc;

- Phía Bắc giáp huyện Yên Phong;

- Phía Nam giáp huyện Gia Lâm - TP.Hà Nội; - Phía Đông giáp huyện Tiên Du;

- Phía Tây giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh - TP.Hà Nội.

Thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh có 12 đơn vị hành chính bao gồm: 07 phường (Đông Ngàn, Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đồng Nguyên, Châu Khê, Tân Hồng, Đình Bảng) và 05 xã (Tam Sơn, Hương Mạc, Tương Giang, Phù Khê, Phù Chẩn) với tổng diện tích đất tự nhiên là 6.108,87 ha, dân số là 148.765 người, mật độ dân số là 2.425 người/km2.

- Hệ thống các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cùng với hệ thống các tuyến đường của thị xã hình thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo cho thị xã có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm như Quốc lộ 1B, tỉnh lộ 295B và đường sắt nối liền với TP.Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội, tỉnh lộ 287 nối liền tỉnh lộ với QL38 và thông thương với sân bay quốc tế Nội Bài.

Với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Từ Sơn trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đô thị, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hoá.

Hình 4.1. Bản đồ hành chính thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Từ Sơn tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong Thị xã đều có độ dốc<30. Địa hình có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0 m so với mặt nước biển.

Đặc điểm địa chất thị xã Từ Sơn tương đối đồng nhất. Nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Từ Sơn mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng, trong khối kết tinh ackêi - palêzôi. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc. Cấu trúc địa chất Từ Sơn tuyệt đại đa số nằm trong cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng, bề dầy trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc.

Nhìn chung địa hình của Thị xã thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Từ Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.

Mùa khô - lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,8 - 23,40C.

Mùa mưa - nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,5 - 29,90C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 282,3mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm.

Số giờ nắng trung bình các tháng/năm 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất 46,9 giờ (tháng 2), tháng có số giờ nắng cao nhất 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm 1671,9 giờ.

Độ ẩm không khí trung bình năm 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất 70% (tháng 12).

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không thể tái tạo được và bị giới hạn về mặt không gian. Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 toàn tỉnh, có bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của thị xã cho thấy đất đai thị xã Từ Sơn bao gồm 8 loại đất chính và được mô tả như sau:

* Đất phù sa được bồi của hệ thống sông khác (Pb)

Diện tích đất phù sa được bồi phân bố ngoài đê dọc theo sông Ngũ Huyện Khê, tập trung tại các xã Hương Mạc, Tam Sơn. Đất được hình thành bởi vật liệu phù sa của sông Ngũ Huyện Khê. Tính chất của đất phù sa là được bồi thường xuyên vào những mùa mưa lũ (tháng 7, tháng 8), thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất khá dày, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng thấp. Tuy nhiên, do được bồi đắp phù sa hàng năm nên đất vẫn có độ phì khá. Loại đất này khá thích hợp với việc trồng các loại hoa màu lương thực như: lúa, ngô, khoai, mía, rau đậu các loại.

* Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph)

Đất này được phân bố ở các phường: Đồng Nguyên, Đình Bảng, Tân Hồng và các xã: Phù Chẩn, Tương Giang, Tam Sơn. Đất được hình thành ở địa hình cao hơn so với đất phù sa được bồi hàng năm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, ít chua, nghèo lân tổng số và lân dễ tiêu, kali tổng số và kali dễ tiêu khá cao, các chất dinh dưỡng khác trung bình. Đây là loại đất có khả năng thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích vụ đông.

* Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg)

Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết các xã, phường trong thị xã, tập trung thành những cánh đồng lớn. Đất được hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp, trong điều kiện ngập nước, gley yếu đến trung bình. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, hàm lượng mùn và đạm khá, lân dễ tiêu nghèo. Đây là loại đất đang trồng 2 vụ lúa có năng suất cao, ổn định, cần có biện pháp cải tạo mở rộng diện tích cây vụ đông.

* Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thông sông Thái Bình (Pf)

Loại đất này phân bố ở xã Hương Mạc, Phù Khê, Tương Giang, Tam Sơn. Đất thường hình thành ở địa hình cao hơn các loại phù sa khác. Do các chất kiềm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)