Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên

2.4.2. Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam

Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất,

thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 1995).

Vùng ĐBSH, với diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 44% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Trong đó có gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt. Vì vậy, đây là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến các công trình như: Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen để sử dụng tốt hơn nguồn lực đất đai, khí hậu (Nguyễn Điền, 2001); Hiệu quả sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn - Tỉnh Hải Hưng của tác giả (Vũ Thị Bình,1993); Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả (Quyền Đình Hà,1993).

Đề tài đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh (Đỗ Nguyên Hải, 2001).

Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng (Vũ Năng Dũng, 1997) cho thấy, ở vùng này đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 – 4 vụ/năm đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở vùng ven đô, vùng tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong công thức luân canh: cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp, đạt giá trị sản lượng bình quân từ 30 – 35 triệu đồng/năm.

Việc quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt.

Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn Ích Tân đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công- huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên đất vùng úng trũng Phụng Công - huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên có thể áp

dụng mô hình lúa xuân - cá hè đông cho lãi từ 9258 - 12527,2 ngàn đồng/ha. Mô hình lúa xuân - cá hè đông và cây ăn quả, cho lãi từ 14315,7 - 18949,25 nghìn đồng/ha (Nguyễn Ích Tân, 2000).

Năm 2001, Đỗ Thị Tám tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số LUT điển hình không những cho hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng mà còn có thể tạo được nhiều việc làm có giá trị ngày công lao động cao như: LUT cây ăn quả, LUT lúa – cá, LUT chuyên màu. Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu về đất và sử dụng đất là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ môi trường (Đỗ Thị Tám, 2001).

Năm 2009, Phạm Văn Dư đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu này đề nghị giải pháp xây dựng tổ Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện của các hộ dân, bỏ bờ thửa, cùng canh tác đưa máy móc thiết bị vào sản xuất để giảm được đến 50% chi phí.

Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Vân và Nguyễn Thanh Trà (2010) với đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ (Hà Nội)”. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ được chia ra thành 3 vùng chính (vùng bãi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng) với thế mạnh riêng của từng vùng. Trên cả 3 vùng, loại hình sử dụng đất rau – màu, mía – màu đều mang lại hiệu quả kinh tế cao. Về hiệu quả xã hội: Loại hình sử dụng đất rau – màu thu hút nhiều công lao động nhất, các loại hình sử dụng đất mía – màu, rau – màu, chuyên cá đều có ảnh hưởng tốt đến môi trường.

Đề tài đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (Phạm Anh Tuấn, 2014).

Tác giả Nguyễn Thị Kim Yến và Đỗ Nguyên Hải (2015) với đề tài “Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch ở Điện Biên”. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được 4 loại hình sử dụng đất vùng lòng chảo (Chuyên lúa đặc sản, 2 lúa màu, chuyên rau sản xuất theo quy trình an toàn, nuôi cá), 10 loại hình sử dụng đất vùng đất dốc có tiềm năng phát triển du lịch (ruộng bậc thang, trồng hoa, cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả, cây hoa, cây dược liệu, cây đặc sản, nông lâm kết hợp, rừng, chăn nuôi gia súc.

Nhìn chung nền nông nghiệp Việt Nam đang có hướng đi lên, phần nào đáp ứng được vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu về đất và sử dụng đất mới được thực hiện trên phạm vi vùng không gian rộng, cho nên tính thực tiễn của nó chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có những nghiên cứu về đất và sử dụng đất mang tính cụ thể hơn, thực tiễn hơn cho từng địa phương (cấp xã, cụm xã, cấp huyện), có như vậy thì mới mang lại hiệu quả cao trong sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)