Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 50 - 57)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Thị xã vẫn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao: Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá cố định năm 1994) tăng bình quân 16%; Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng CNH - HĐH, năm 2015 tỷ trọng Công nghiệp

- xây dựng chiếm 77,9%; Dịch vụ - Thương mại 20,1%; Nông nghiệp giảm còn 2%. Giá trị tăng thêm đầu người đạt 6.000 USD/người/năm, tăng 2,1 lần so với năm 2010.

Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng cùng các chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, Từ Sơn thực sự là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong tỉnh, trong nước và nước ngoài. Là địa phương năng động trong phát triển kinh tế, đặc biệt là CN – TTCN, dịch vụ và làng nghề, Từ Sơn có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng (Sắt thép Đa Hội – Châu Khê; đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Kỵ; dệt Tương Giang…).

+ Kinh tế nông nghiệp

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Cở sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường. Đặc biệt việc ứng dụng khoa học kỹ thuật luôn được coi trọng. Sản xuất nông nghiệp theo hướng đưa cây con giống mới, năng suất cao thay thế cây con giống cũ kém hiệu quả kinh tế. Các công trình phục vụ sản xuất cơ bản được kiên cố hoá, đời sống vật chất tinh thần tầng lớp dân cư nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Song song với những mặt tích cực thì ngành này cũng còn không ít những hạn chế như: Quỹ đất có hạn, ruộng đất bình quân đầu người thấp, đầu tư ít, quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất vẫn còn gặp nhiều rủi ro, sản phẩm nông nghiệp khó tiêu thụ, mặt khác dân số tiếp tục tăng. Tuy nhiên, để hạn chế bớt những phần nào khó khăn Thị xã cũng đã chỉ đạo thí điểm chuyển diện tích vùng trũng từ trồng 2 vụ lúa không ăn chắc sang mô hình kinh tế trang trại. Đến nay trên địa bàn Thị xã đã hình thành được mô hình nuôi cá đồng trũng, tận dụng hầu hết diện tích mặt nước ao hồ và ruộng trũng để nuôi trồng thủy sản. Sản xuất nông nghiệp cũng được Thị xã quan tâm đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ KHKT, từng bước hình thành nền nông nghiệp đô thị công nghệ cao với giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2015 đạt 97,2 triệu đồng/ha canh tác/năm, đưa tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 163,44 tỷ đồng.

+ Kinh tế công nghiệp

Trong năm năm qua, thực hiện dự án khu công nghiệp tập trung của Tỉnh và hình thành các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề của Thị xã, với vị trí

địa lý là thị xã nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, môi trường sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, sản xuất CN - TTCN trên địa bàn Thị xã có sự chuyển biến tích cực. Theo đó giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 2,7 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 21,7%, một số ngành thế mạnh vẫn được giữ mạnh và có bước phát triển. Đến nay, trên địa bàn Thị xã có 11 khu, cụm công nghiệp tăng 5 khu, cụm công nghiệp so với năm 2005, có 531 doanh nghiệp thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp để sản xuất. Mặc dù có khó khăn về sản xuất và thị trường song các doanh nghiệp, HTX CN- TTCN đã tích cực tìm hiểu thị trường, đẩy mạnh sản xuất và giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 40.000 lao động.

Sự tăng trưởng của ngành CN - TTCN của Thị xã đã chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Sự hình thành và phát triển của một số khu, cụm công nghiệp đã có tác động mạnh mẽ đến khả năng phát triển của các ngành và một số loại hình dịch vụ khác, làm cho cơ cấu kinh tế của Thị xã có sự chuyển dịch đúng hướng, phát huy được hiệu quả và tạo tiền đề thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Lĩnh vực kinh tế công nghiệp của thị xã giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Quy mô công nghiệp tăng nhanh là hạt nhân tăng trưởng kinh tế với giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 31 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 4,6 lần so với năm 2010, gấp 2,9 lần so với mục tiêu Đại hội.

+ Kinh tế thương mại – dịch vụ

Với vai trò là cầu nối, giữa sản xuất và tiêu dùng, đồng thời cũng là một ngành có đóng góp lớn vào tổng sản phẩm của Thị xã. Cùng với CN-TTCN, ngành dịch vụ những năm gần đây càng có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống của nhân dân trong Thị xã. Việc phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đã đáp ứng tương đối đầy đủ và kịp thời nhu cầu của nhân dân. Ngoài ra hệ thống chợ, các điểm bán hàng cũng ngày càng được mở rộng và hoạt động sôi động. Có thể nói sự hình thành và phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của Thị xã Từ Sơn, thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời nó cũng góp phần giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Thị xã thời gian qua và trong tương lai không xa khi các khu dân cư, thương mại được mở rộng thì Thị xã sẽ trở thành một địa phương giàu đẹp, văn minh.

Kinh tế dịch vụ tiếp tục phát triển theo cơ cấu thương mại - dịch vụ với tốc độ phát triển cao. Hoạt động thương mại dịch vụ của thị xã diễn ra sôi động với tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ đạt 3.415 tỉ đồng, đạt 43,5% KH, tăng 19% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 344,4 tỷ, đạt 49,8% KH, bằng 290,8% cùng kỳ...

- Cơ cấu kinh tế

Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân những năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học, thị xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo. Cuối năm 2015, cơ cấu kinh tế của thị xã Từ Sơn có tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng chiếm 77,9%; Dịch vụ - Thương mại 20,1%; Nông nghiệp giảm còn 2%. Giá trị sản xuất Công nghiệp – TTCN: 10.530 tỷ đồng; giá trị sản xuất Nông nghiệp: 141,3 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ: 7.022 tỷ đồng; Thu ngân sách trên địa bàn: 550 tỷ đồng (không kể thu tiền sử dụng đất tạo vốn xây dựng hạ tầng); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 6.000 USD.

77.9% 20.1%

2%

Công nghiệp - Xây dựng

Dịch vụ - Thương mại

Nông nghiệp

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn thị xã trong những năm qua đã được quan tâm và đầu tư tích cực. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường giao thông được đầu tư rất mạnh đáp ứng cho nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương. Bên cạnh đó nhiều tuyến đường mới đã được quy hoạch và nâng cấp với nguồn kinh phí lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các khu, các cụm công nghiệp trên địa bàn và giao lưu trao đổi hàng hoá giữa thị xã với tỉnh thành phố trong khu vực. Như Quốc lộ 1A, QL3, TL277, đường tỉnh lộ 295B...

Cùng với sự đầu tư của tỉnh thì Thị xã cũng có điều kiện tập trung đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là các tuyến giao thông trọng yếu, các khu đô thị mới, các công trình phúc lợi xã hội... đã tạo sự chuyển biến rõ nét bộ mặt đô thị và nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Riêng Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Thị xã có xã đạt chuẩn và 4/5 xã đạt từ 13 - 15/19 tiêu chí.

b.Thủy lợi

Từ Sơn là một thị xã đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Đê sông Ngũ Huyện Khê được nâng cấp và rải cấp phối được 36 km mặt đê đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ và thuận lợi về giao thông cho các xã có đê. Toàn thị xã đã kiên cố hoá được 25 km kênh mương cấp III và 5 km kênh mương cấp II. Với hệ thống kênh mương như vậy đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển khá toàn diện, cơ cấu mùa vụ từng bước được bố trí hợp lý.

c. Hệ thống điện năng, bưu chính viễn thông

Điện được cấp tới 100% các đối tượng có nhu cầu dùng điện với 35 km đường dây cao thế 35 kw, 153 km đường dây cao thế 10 kw, 214 trạm biến áp, hạ áp.

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, thu nhập dân cư tăng, giao dịch làm ăn kinh tế ngày càng nhiều nên nhu cầu thông tin liên lạc trong sản xuất kinh doanh và đời sống tăng mạnh. Hiện nay, tỷ lệ bình quân hộ sử dụng điện thoại và điện thoại di động của thị xã đạt khá cao. Mạng lưới thông tin liên lạc phát triển

mạnh, đứng thứ 2 toàn tỉnh. Hệ thống điểm bưu điện được xây dựng tại 100% các xã, phường.

d. Văn hóa

Từ Sơn là vùng đất của những truyền thuyết và chiến tích anh hùng gắn liền với truyền thống bảo vệ quê hương đất nước của nhân dân Bắc Ninh, với những địa danh nổi tiếng như: Đền Đô, núi Tiêu, núi Tam Sơn, sông Tiêu Tương.

Từ Sơn còn là quê hương gắn với những lễ hội nổi tiếng như: hội Đồng Kỵ, hội Đền Đô ... cùng các loại hình nghệ thuật dân gian thường được biểu diễn như hát Tuồng, diễn chèo, hát ả đào ... Không những thế, Từ Sơn còn có các làng nghề truyền thống như nghề sơn mài Đình Bảng, mộc mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, dệt Tương Giang…

Cùng với các địa phương khác trong tỉnh, phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được thường xuyên quan tâm. Phong trào xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa được đẩy mạnh.

e. Giáo dục - đào tạo

Lĩnh vực giáo dục luôn nằm trong top đầu của tỉnh với tỷ lệ phòng học kiên cố các cấp học đạt 96%; tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia đạt 98% (trong đó khối Mầm non và THCS đạt 100%, cao nhất tỉnh), tăng 25,7% so với năm 2014.

f. Y tế

Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất ngành y được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, trong đó cả 12/12 xã, phường đều đạt chuẩn Quốc gia về y tế, đã góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Theo kết quả thống kê, đến năm 2015 tổng dân số của toàn thị xã là 148.765 người. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND thị xã công tác dân số đã thu được một số kết quả nhất định, tuy nhiên với tỷ lệ phát triển dân số là 1,54%. Đây là tỷ lệ khá cao so với các thị xã khác trong tỉnh.

Bảng 4.1. Tình hình biến động dân số thị xã Từ Sơn giai đoạn 2010-2015

Chỉ tiêu Đvt Năm

2010 2011 2012 2013 2014 31/12/2015 1. Tổng số dân Người 127.386 129.652 132.058 141.215 143.105 148.765

- Dân số nông thôn Người 123.352 125.556 127.905 54.146 54.833 55.884 - Dân số thành thị Người 4.034 4.096 4.153 87.069 88.272 89.964

2. Tổng số hộ Hộ 31.535 32.274 32.804 33.438 34.073 34.726 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 910 928 957 980 1.004 1.023 - Hộ nông nghiệp Hộ 30.625 31.346 31.847 32.458 33.069 33.703

3. Tổng lao động Người 74.515 76.646 77.875 79.555 81.235 82.792 - Lao động phi NN Người 32.04 33.726 35.044 36.546 38.048 38.777 - Lao động nông nghiệp Người 42.475 42.92 42.831 43.009 43.187 44.015

4. Tỷ lệ sinh % 1,81 1,98 2,05 1,84 2,09 2,15

5. Tỷ lệ tử % 0,34 0,38 0,42 0,37 0,59 0,61

6. Tỷ lệ tăng dân số TN % 1,47 1,60 1,63 1,47 1,50 1,54 Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Từ Sơn

b. Lao động và việc làm

Lao động và việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn nhất của nhân loại, là yếu tố quyết định đến các vấn đề phát triển KT - XH trong mỗi gia đình cũng như toàn xã hội.

Bảng 4.2. Hiện trạng phân bố dân cư thị xã Từ Sơn năm 2015

Đơn vị: Người

STT Xã, phường Tổng số Thành thị Chia theo khu vực Nông thôn

1 Đông Ngàn 11.345 11.345 0 2 Đồng Kỵ 16.89 16.89 0 3 Trang Hạ 8.346 8.346 0 4 Đồng Nguyên 16.163 16.163 0 5 Châu Khê 15.264 15.264 0 6 Tân Hồng 11.781 11.781 0 7 Đình Bảng 18.758 18.758 0 8 Tam Sơn 12.307 0 12.307 9 Hương Mạc 12.897 0 12.897 10 Tương Giang 9.585 0 9.585 11 Phù Khê 8.596 0 8.596 12 Phù Chẩn 6.833 0 6.833 Toàn thị xã 148.765 98.547 50.218

Những năm gần đây cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của từng tỉnh, từng địa phương nói riêng đã và đang chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH. Tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ ngày càng tăng đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

Thị xã Từ Sơn trong 6 năm gần đây kinh tế phát triển với nhịp độ cao, việc xuất hiện các công ty, nhà máy chế biến ở KCN, các vùng quê đã thu hút và chuyển dịch lực lượng lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ một cách mạnh mẽ và hiệu quả.

Công tác giải quyết việc làm cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Thị ủy đã có Nghị quyết chuyên đề về giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích mở rộng ngành nghề, mở rộng hình thức vay vốn để giải quyết việc làm.

c. Đời sống dân cư và thu nhập

Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước dần được ổn định và cải thiện nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực tạo việc làm của từng hộ gia đình, từng người lao động. Đời sống nông thôn ngày càng được nâng cao, diện đói nghèo ngày càng được thu hẹp, số hộ giàu tăng lên, những nhu cầu cơ bản về sinh hoạt của nhân dân như ăn, ở, mặc, đi lại ngày càng được cải thiện khá hơn. Giá trị tăng thêm đầu người đạt 6.000 USD/người/năm, tăng 2,1 lần so với năm 2010.

Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong thị xã đã được nâng lên rất nhiều, đứng đầu trong toàn tỉnh về thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)