Hiện trạng sử dụng đất thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 59)

STT Loại đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 6.108,87 100

1 Đất nông nghiệp NNP 2.999,15 49,10

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.109,03 50,89

3 Đất chưa sử dụng DCS 0,69 0,0001

Nguồn: Phòng TN&MT thị xã Từ Sơn

Cơ cấu sử dụng đất của thị xã Từ Sơn theo mục đích sử dụng được thể hiện qua hình sau:

49.1% 50.89%

0.0001%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

Hình 4.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2015

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015 của Phòng TN&MT thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có thể thấy toàn thị xã có diện tích đất tự nhiên là: 6.108,87 ha trong đó đất nông nghiệp là: 2.999,15 ha chiếm 49,1%, đất phi nông nghiệp là: 3.109,03 ha chiếm 50,89 %, đất chưa sử dụng là: 0,69 ha chiếm 0,0001% diện tích đất tự nhiên trên toàn thị xã.

* Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2013-2015 Bảng 4.4. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2013 – 2015 Thứ

tự LOẠI ĐẤT Diện tích 2015 (ha)

So với năm 2013 DT năm

2013 (ha) Tăng (+) giảm (-)

1 Đất nông nghiệp NNP 2.999,15 3.048,02 -48,87

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2.804,63 2.870,03 -65,40 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2.787,29 2.867,63 -80.34 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.739,39 2.776,44 -37,05 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 47,92 4,63 43,29 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 17,34 32,26 -14,92

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0,86 1,34 -0,48 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1,34 -1,34 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0,86 0,86 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 192,24 209,27 -17,03 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 1,43 0,46 0.97

Biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2015 so với đất nông nghiệp năm 2013 thể hiện ở bảng 4.5 cho thấy:

Diện tích đất nông nghiệp năm 2015 là 2.999,15 ha so với năm 2013 giảm 48,87 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp giảm -65,40 ha, đất trồng cây hàng năm giảm -80,34 ha. Đất trồng lúa giảm -37,05 ha. Đất trồng cây hằng năm khác tăng 43,29 ha. Đất trồng cây lâu năm giảm -14,92 ha. Đất lâm nghiệp giảm -0,48 ha. Đất nông nghiệp khác tăng 0,97 ha. Đất nuôi trồng thủy sản giảm -17,03 ha. Hiện nay diện tích đất nông nghiệp ở Từ Sơn dần thu hẹp nhường chỗ cho phát triển CN - TTCN và đô thị, thị xã đã chỉ đạo các xã, phường chủ động thực hiện quy hoạch vùng sản xuất. Nhờ vậy đã có nhiều dự án, đề án chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần hướng tới giảm nghèo và giúp nhân dân làm giàu, tận dụng được sức lao động dôi dư ở nông thôn.

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

4.3.1. Xác định các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn thị xã Từ Sơn

Qua điều tra hiện trạng sử dụng đất và điều tra nông hộ tại 2 tiểu vùng thị xã Từ Sơn, trên địa bàn thị xã đang có các loại hình sử dụng đất sau:

+ Tiểu vùng 1: gồm 3 loại sử dụng đất với 6 kiểu sử dụng đất. Trong đó, kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa chiếm diện tích lớn nhất với 810,40 ha, loại hình sử dụng đất lúa - rau màu chiếm diện tích lớn thứ hai với 67,40 ha, tiếp đến là kiểu sử dụng đất chuyên cá có diện tích 42,49 ha.

Bảng 4.5. Các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 1

Tiểu vùng Loại hình SDĐ Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha)

Tiểu vùng 1

LUT Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 810,4

LUT 2 Lúa - 1 rau,

màu Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 28,08

Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 12,85 Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh 16,08 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau cải 10,39

+ Tiểu vùng 2: Gồm 6 loại sử dụng đất với 15 kiểu sử dụng đất. Trong đó, kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa có diện tích lớn nhất với 1.801,82 ha, tiếp đến là kiểu sử dụng đất chuyên cá có diện tích lớn thứ hai với 149,75 ha, kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Cà Chua - Su hào trong loại hình sử dụng đất Lúa - rau, màu có tỷ lệ nhỏ nhất với diện tích chỉ có 5,63 ha. Các loại hình sử dụng đất ở tiểu vùng 2 được tổng hợp tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 2

Tiểu vùng Loại hình SDĐ Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha)

Tiểu vùng 2

LUT Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 1.801,82 LUT 2 Lúa -1 rau,

màu Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 8,98

Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 8,34 Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 6,34 Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh 7,86 Lúa xuân - Lúa mùa - Cá rốt 8,26 Lúa xuân - Lúa mùa - Rau cải 9,88 Lúa xuân - Lúa mùa - Hoa 12,14 LUT 1 Lúa - 2 rau,

màu

Cà chua - Lúa mùa - Su hào 5,63 Lạc xuân - Lúa mùa - Su hào 7,1 LUT Chuyên rau,

màu Lạc xuân - Cà chua - Su hào 9,58

Lạc xuân - Cà chua - Khoai tây 12,36

Rau các loại 8,35

LUT Chuyên hoa,

cây cảnh Hoa, cây cảnh 17,63

4.3.2. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất

4.3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp hay một địa phương. Khi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được tính đến dựa trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm tính. Đề tài nghiên cứu này được dựa vào giá cả thị trường tại địa bàn thị xã Từ Sơn và các vùng lân cận năm 2016.

Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, công lao động và chi phí khác tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng, hình thức canh tác mà mức độ đầu tư là khác nhau.

Qua điều tra thực tế nông hộ và tổng hợp mức độ đầu tư trên mỗi ha cây trồng, việc điều tra thu thập thông tin được tiến hành trên cả 02 tiểu vùng với hình thức lựa chọn trong mỗi tiểu vùng 2 xã, phường làm đại diện, các hộ điều tra trong xã, phường được chọn ngẫu nhiên. Căn cứ vào kết quả điều tra từng loại cây trồng, cách thức canh tác của các nông hộ, tổng hợp mức độ đầu tư mỗi ha và hiệu quả kinh tế của các cây trồng thể hiện trong bảng 4.8, bảng 4.9.

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 1 (tính trên 1 ha)

TT Loại cây

GTSX CPTG TNHH HQĐV

(triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (lần)

1 Lúa xuân 43,75 21,02 22,73 1,08 2 Lúa mùa 42,74 20,46 22,28 1,09 3 Khoai tây 137,41 25,46 111,95 4,40 5 Bắp cải 106,54 16,22 90,32 5,57 6 Bí xanh 126,64 17,74 108,90 6,14 7 Rau cải 102,03 20,96 81,07 3,87 8 Cá 300,21 81,30 218,91 2,69

Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 2 (tính trên 1 ha)

TT Loại cây

GTSX CPTG TNHH HQĐV

(triệu đồng) đồng) (triệu (triệu đồng) (lần)

1 Lúa xuân 43,86 21,02 22,84 1,09 2 Lúa mùa 42,97 20,46 22,51 1,10 3 Khoai tây 138,02 25,96 112,06 4,32 4 Su hào 74,13 15,33 58,8 3,84 5 Cà chua 89,63 26,68 62,95 2,36 6 Bí xanh 128,36 16,62 111,74 6,72 7 Bắp cải 107,24 16,64 90,6 5,44 8 Rau cải 102,03 20,96 81,07 3,87 9 Cà rốt 119,46 15,83 103,63 6,55 10 Lạc xuân 78,2 26,59 51,61 1,94 11 Rau các loại 103,01 28,77 74,24 2,58 12 Hoa, cây cảnh 355,06 50,75 304,31 6,00 13 Cá 302,11 82,1 220,01 2,68

Số liệu ở bảng 4.8 và 4.9 cho thấy:

Cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong cả 2 tiểu vùng là: cây khoai tây; bí xanh; cà rốt; hoa, cây cảnh và nuôi trồng thủy sản.

- Cây khoai tây được trồng ở hai tiểu vùng, ở tiểu vùng 1 có TNHH và GTSX lần lượt là 111,95 triệu đồng/ha và GTSX là 137,41 triệu đồng/ha. Ở tiểu vùng 2 có TNHH và GTSX lần lượt là 112,06 triệu đồng/ha và GTSX là 138,02 triệu đồng/ha.

Cây bí xanh được trồng ở hai tiểu vùng, ở tiểu vùng 1 có TNHH và GTSX lần lượt là 108,9 triệu đồng/ha và GTSX là 126,64 triệu đồng/ha. Ở ở tiểu vùng 2 có TNHH và GTSX lần lượt là 111,74 triệu đồng/ha và GTSX là 128,36 triệu đồng/ha.

Cây cà rốt được trồng ở tiểu vùng 2 có TNHH và GTSX lần lượt là 103,63 triệu đồng/ha và GTSX là 119,46 triệu đồng/ha.

Hoa, cây cảnh chỉ được trồng ở tiểu vùng 2 có TNHH và GTSX lần lượt là 260,31 triệu đồng/ha và GTSX là 305,06 triệu đồng/ha.

Chuyên cá được nuôi trên cả 2 tiểu vùng, ở tiểu vùng 1 có TNHH và GTSX lần lượt là 218,91 triệu đồng/ha và GTSX là 300,21 triệu đồng/ha. Ở tiểu vùng 2 có TNHH và GTSX lần lượt là 220,01 triệu đồng/ha và GTSX là 302,11 triệu đồng/ha.

Nhìn chung trong 2 tiểu vùng thì loại hình chuyên cá, nhóm cây rau màu và hoa, cây cảnh cho TNHH cao nhất. Vì vây cần mở rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nữa.

Sau khi tiến hành điều tra, phỏng vấn nông hộ, chúng tôi tính toán các chỉ tiêu kinh tế đối với các LUT ở các tiểu vùng đặc trưng của thị xã.

Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 1 (tính trên 1 ha) Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG TNHH HQĐV Tổng điểm (điểm) Cấp đánh giá 1000đ/ha Điểm ĐG 1000đ/ha 1000đ/ha Điểm ĐG (lần) Điểm ĐG

LUT Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 86,49 1 41,48 45,01 1 1,09 1 3 Thấp

LUT 2 Lúa - 1 rau, màu

Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai

tây 223,90 3 66,94 156,96 3 2,34 2 8 Cao

Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 193,03 2 57,70 135,33 2 2,35 2 6 Trung bình

Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh 213,13 3 59,22 153,91 3 2,60 3 9 Cao

Lúa xuân - Lúa mùa - Rau cải 188,52 2 62,44 126,08 2 2,02 2 6 Trung bình

Bình quân/ha 204,65 2,50 61,58 143,07 2,50 2,33 2,25 7,25 Cao

LUT NTTS Chuyên cá 300,21 3 81,30 218,91 3 2,69 3 9 Cao

Kết quả bảng 4.10 cho thấy:

Ở tiểu vùng 1, hiệu quả kinh tế của các LUT dao động rất lớn.

- LUT Chuyên lúa: Với kiểu sử dụng là Lúa xuân - Lúa mùa có giá trị sản xuất là 86,49 triệu đồng/ha, chi phí trung gian 41,48 triệu đồng/ha, TNHH bình quân đạt 45,01 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,09 lần và đây là LUT có giá trị kinh tế thấp nhất của tiểu vùng. LUT này là hình thức canh tác truyền thống, chủ yếu trên địa bàn thị xã. Tuy có mức thu nhập thấp hơn so với các LUT khác nhưng mức đầu tư thấp hơn, thu nhập ổn định. Việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. Đây là LUT quan trọng nhất đảm bảo vấn đề an toàn lương thực của người dân.

- LUT Lúa - rau, màu: Với 4 kiểu sử dụng đất có giá trị sản xuất bình quân là 204,65 triệu đồng/ha, chi phí trung gian bình quân là 61,58 triệu đồng/ha. TNHH bình quân đạt 143,07 triệu đồng. Hiệu quả đồng vốn mức trung bình 2,33 lần. Đây là LUT có hiệu quả kinh tế đứng thứ 2 trong tiểu vùng. Trong đó có kiểu sử dụng đất: Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

+ TNHH mang lại cao nhất là 153,91 triệu đồng/ha

+ HQĐV cao nhất thể hiện qua chỉ tiêu TNHH/CPTG là 2,60 lần.

- LUT NTTS: Có GTSX bình quân là 300,21 triệu đồng/ha, CPTG là 81,30 triệu đồng/ha. TNHH là 218,91 triệu đồng/ha, đây là LUT đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tiểu vùng với hiệu quả đồng vốn 2,69 lần. Đó là do người dân phải bỏ chi phí mua giống, thức ăn, cải tạo, thuê nhân công lao động và khi xuất bán lại rất được giá do nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên LUT này thường gặp rủi ro lớn trong sản xuất do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh. Sau khi bị dịch bệnh, người dân phải bỏ ra nhiều chi phí trong việc cải tạo đầm, hồ nuôi.

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 2 (tính trên 1 ha) Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG TNHH HQĐV Tổng điểm (điểm) Cấp đánh giá 1000đ/ha Điểm ĐG 1000đ/ha 1000đ/ha Điểm ĐG (lần) Điểm ĐG

LUT Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa 86,83 1 41,48 45,35 1 1,09 1 3 Thấp

LUT 2 Lúa - 1 rau, màu Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 224,85 3 67,44 157,41 3 2,33 2 8 Cao

Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 194,07 2 58,12 135,95 2 2,34 2 6 Trung bình

Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 176,46 2 68,16 108,30 2 1,59 2 6 Trung bình

Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh 215,19 3 58,10 157,09 3 2,70 3 9 Cao

Lúa xuân - Lúa mùa - Cá rốt 206,29 3 57,31 148,98 2 2,60 3 8 Cao

Lúa xuân - Lúa mùa - Rau cải 189,84 2 70,25 119,59 2 1,70 2 6 Thấp

Lúa xuân - Lúa mùa - Hoa 441,89 3 92,23 349,66 3 3,79 3 9 Cao

Bình quân/ha 235,51 2,57 67,37 168,14 2,43 2,44 2,43 7,43 Cao

LUT 1 Lúa - 2 rau, màu Cà chua - Lúa mùa - Su hào 207,62 3 63,03 144,59 3 2,29 2 8 Cao

Lạc xuân - Lúa mùa - Su hào 195,30 3 62,38 132,92 3 2,13 3 9 Cao

Bình quân/ha 201,46 3,00 62,71 138,76 3,00 2,21 2,50 8,50 Cao

LUT Chuyên rau, màu Lạc xuân - Cà chua - Su hào 241,96 3 68,6 173,36 3 2,53 3 9 Cao

Lạc xuân - Cà chua - Khoai tây 305,85 3 79,23 226,62 3 2,86 3 9 Cao

Rau các loại 103,01 1 28,77 74,24 2 2,58 1 4 Trung bình

Bình quân/ha 216,94 2,33 58,87 158,07 2,67 2,66 2,33 7,3 Cao

LUT Chuyên hoa, cây

cảnh Hoa, cây cảnh 355,06 3 50,75 304,31 3 6,00 3 9 Cao

LUT NTTS Chuyên cá 302,11 3 82,1 220,01 3 2,68 3 9 Cao

Hiệu quả kinh tế của các LUT thuộc tiểu vùng 2 (bảng 4.11) cho thấy: - LUT Chuyên lúa: Với kiểu sử dụng là Lúa xuân - Lúa mùa có giá trị sản xuất là 86,83 triệu đồng/ha, chi phí trung gian 41,48 triệu đồng/ha, TNHH bình quân đạt 45,35 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,09 lần và đây là LUT có giá trị kinh tế thấp nhất của tiểu vùng.

- LUT 2 Lúa - 1 Rau, màu: Tổng giá trị sản xuất bình quân là 235,51 triệu đồng/ha, chi phí trung gian bình quân là 67,37 triệu đồng/ha. Với 7 kiểu sử dụng đất mang lại TNHH bình quân là 168,14 triệu đồng/ha. Đây là LUT có hiệu quả kinh tế đứng thứ 4 trong tiểu vùng với hiệu quả đồng vốn mức cao 2.44 lần. Trong đó có các kiểu sử dụng đất: Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh, Lúa xuân - Lúa mùa - Hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

+ TNHH mang lại cao nhất lần lượt là 157,09 triệu đồng/ha, 349,66 triệu đồng/ha.

+ HQĐV cao nhất thể hiện qua chỉ tiêu TNHH/CPTG lần lượt là 2,70 lần, 3,79 lần.

Nguyên nhân chủ yếu là cây trồng ở LUT này là cây vụ đông trên đất 2 lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)