Căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả ở phần trên chúng tôi định hướng sử dụng đất của thị xã Từ Sơn theo các tiểu vùng như sau:
* Tiểu vùng số 1:
- LUT NTTS: LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị ngày công cao, sản phẩm rất được thị trường chấp nhận, khả năng tiêu thụ tương đối dễ. LUT này còn có khả năng điều tiết nguồn nước mặt, ít gây ảnh hưởng đến môi trường.
- LUT 2 lúa - 1 rau màu: Lựa chọn các kiểu sử dụng đất: Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai Tây, Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh. Do hiệu quả của các kiểu sử dụng đất này tương đối cao so với các kiểu sử dụng đất khác trong tiểu vùng 1 đồng thời tạo nhiều việc làm cho người lao động. Nguyên nhân chủ yếu là cây trồng ở LUT này đều là cây trồng vụ đông trên đất hai lúa có điều kiện đất đai thuận lợi.
- LUT chuyên lúa: Hai vụ lúa là hình thức canh tác truyền thống và chủ yếu ở tiểu vùng 1. Tuy có mức thu nhập thấp hơn so với các LUT khác nhưng mức đầu tư cho sản xuất thấp hơn, thu nhập ổn định.
* Tiểu vùng 2
- LUT Hoa, cây cảnh: Đây là LUT có hiệu quả kinh tế cao nhất, cần được mở rộng trong thời gian tới. Cần đưa các giống hoa, cây cảnh mới vào thử nghiệm. Áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế. Hình thành vùng chuyên hoa, cây cảnh để ngoài việc phục vụ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh có thể bán ra được các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, đưa sản xuất hoa cây cảnh thành điểm mạnh của thị xã Từ Sơn.
- LUT 1 Lúa - 2 rau màu: Đề xuất 2 kiểu sử dụng đất là Cà chua - Lúa mùa - Su hào và Lạc xuân - Lúa mùa - Su hào. Đây là LUT có hiệu quả kinh tế, xã hội cao, giải quyết tốt các vấn đề lao động và việc làm cho nông dân, đảm bảo ổn định nguồn lương thực tại chỗ.
- LUT NTTS: LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị ngày công lớn. - LUT 2 Lúa - 1 rau màu: Đề xuất 4 kiểu sử dụng đất là Lúa xuân - Lúa mùa -Khoai Tây; Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh; Lúa xuân - Lúa mùa - Cá rốt; Lúa xuân - Lúa mùa - Hoa;
chua - Su hào; Lạc xuân - Cà chua - Khoai tây. Cần đưa vào sử dụng các loại giống cây trồng, giống rau màu mới có năng suất cao, khả năng chống chịu với sâu bệnh cao hơn. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến, hướng dẫn cho nông dân nên bón phân theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV mà nên sử dụng các chế phẩm sinh học góp phần tích cực bảo vệ môi trường.
- LUT chuyên lúa: Đây là LUT quan trọng nhất đảm bảo vấn đề lương thực của người dân, chiếm diện tích lớn. Việc bảo quản, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. Cần tích cực hướng dẫn người nông dân đưa ra các giống lúa lai cho năng suất và hiệu quả cao vào sản xuất trên diện rộng.
4.4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn
4.4.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Có kế hoạch ưu tiên phát triển từng loại cây trồng cụ thể trong từng giai đoạn để có biện pháp điều phối, hỗ trợ kịp thời theo định hướng chuyển đổi, Dành một tỷ lệ ngân sách thích hợp phục vụ cho công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực: Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất nông sản hàng hoá giá trị kinh tế cao; công nghiệp chế biến; thương mại, dịch vụ tiêu thụ nông sản; phát triển các ngành nghề truyền thống; sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều lao động,... Thông qua các chính sách ưu đãi về: bố trí mặt bằng đất đai, giá và thời gian thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tín dụng.
4.4.3.2. Giải pháp về thị trường
Đối với bất cứ một ngành sản xuất nào thì thị trường tiêu thụ cũng là vấn đề được quan tâm đặc biệt và ngành sản xuất nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Ngành sản xuất nông nghiệp của thị xã Từ Sơn có lợi thế giáp Thủ đô Hà Nội và cách không xa thành phố Bắc Ninh có rất nhiều đường quốc lộ chạy qua. Việc khai thác thị trường Hà Nội luôn là mối quan tâm hàng đầu, theo thống kê các địa phương ngoại thành Hà Nội mới đáp ứng được 50 % nhu cầu. Chính vì vậy Hà Nội luôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn nhất. Từ Sơn có vị trí thuận lợi liền kề vì thế cần tập trung vào các loại nông sản có chất lượng cao cung cấp cho thị trường Hà Nội. Ngoài Hà Nội thì Hải Phòng,
Quảng Ninh cũng là những thị trường có tiềm năng rất lớn. Đối với thị trường trong tỉnh cũng cần nắm bắt nghiên cứu nhu cầu, tìm kiếm khách hàng tại các khu đô thị, khu công nghiệp.
4.4.3.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học, kĩ thuật vào sản xuất
Khoa học kỹ thuật là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, từ khâu làm đất đến khâu nhân giống, phân bón, chăm sóc và thu hoạch. Trong đó giống mới có vai trò vị trí hàng đầu. Nhờ áp dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất mà năng suất và sản lượng cây trồng của thị xã Từ Sơn đã không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời cũng nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống mà hệ thống luân canh cây trồng của thị xã Từ Sơn ngày càng được sử dụng hợp lý hơn.
Tăng cường đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới trên địa bàn như mô hình vùng thâm canh lúa năng suất cao và chất lượng, trên cơ sở đó lựa chọn các mô hình có hiệu quả cao làm điểm trình diễn về kỹ thuật để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân bằng biện pháp trực quan. Mở rộng công tác khuyến nông, phổ biến rộng rãi các phương pháp bảo vệ thực vật tổng hợp (IPM) áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
4.4.3.4. Giải pháp về công tác khuyến nông
Hiện nay, khuyến nông đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, có thể nói là “đầu tàu” trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đòi hỏi các cán bộ khuyến nông cần phải có trình độ chuyên môn, am hiểu về tạp quán canh tác của nhân dân, phải luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ: Luôn tiếp thu, tổ chức việc tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ, chuyển giao các thông tin và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới giúp người nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
4.4.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực
Trong sản xuất nông nghiệp thị trường hàng hoá như hiện nay việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kỹ thuật là điều quan trọng không thể thiếu. Đây là khâu quyết định đến sự ứng dụng những thành tựu công nghệ khoa học vào sản xuất, thúc đẩy sự nâng cao năng suất và chất lượng của nông sản phẩm. Chính vì thế, cần phải thực hiện các giải pháp:
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông ở cơ sở, hình thành các tổ khuyến nông tự nguyện tại các thôn, buôn từ đó hộ nông dân có thể học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm trong sản xuất cho nhau.
- Cung cấp thông tin về quy trình sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản nông sản thông qua tờ rơi.
- Tham quan thực tế các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện địa phương, tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để hộ nông dân có thêm kinh nghiệm, hiểu biết trong sản xuất.
4.4.3.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường
Mục tiêu phát triển kinh tế phải gắn với môi trường bền vững do đó cần phải thực hiện triệt để các giải pháp sau:
- Đối với các khu vực bố trí phát triển chăn nuôi tập trung cần có hệ thống xử lý chất thải đồng bộ; đồng thời khuyến khích các dự án đầu tư (kể cả trang trại chăn nuôi) sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch có thể kiểm soát và hạn chế được lượng chất thải.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nguồn nước thải và chất thải vào môi trường sử dụng đất nông nghiệp và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1. Thị xã Từ Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.108,87 ha, diện tích đất nông nghiệp có 2.999,15 ha (chiếm 49,1 % diện tích đất tự nhiên của thị xã). Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sử dụng đất nông nghiệp chia thị xã thành 2 tiều vùng (vùng có làng nghề truyền thống và vùng không có làng nghề). Thị xã Từ Sơn có điều kiện khí hậu, đất đai, hệ thống thủy lợi và mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng và lưu thông hàng hóa.
2. Thị xã Từ Sơn có 6 loại hình sử dụng đất chính với 15 kiểu sử dụng đất được phân bố ở hai tiểu vùng. Tiểu vùng 1 gồm các LUT Chuyên lúa; 2 Lúa - 1 rau màu; 1 Lúa - 2 rau màu và Nuôi trồng thủy sản. Ở tiểu vùng 2 có Chuyên lúa; 1 Lúa - 2 rau màu; 2 Lúa - 1 rau màu; chuyên rau - màu; Nuôi trồng thủy sản và hoa, cây cảnh. Tuy nhiên, diện tích LUT chuyên trồng lúa vẫn là chủ yếu.
3. Kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như sau: - Tiểu vùng 1:
+ Về hiệu quả kinh tế: LUT có hiệu quả kinh tế thấp là LUT chuyên lúa. Các LUT có hiệu quả kinh tế cao là LUT 2 Lúa - 1 rau màu; LUT NTTS; LUT NTTS có hiệu quả kinh tế cao nhất (GTSX bình quân đạt 300,21 triệu đồng/ha, có TNHH là 218,91 triệu đồng/ha, HQĐV là 2,69 lần).
+ Về hiệu quả xã hội: Các LUT cho hiệu quả xã hội cao là LUT 2 Lúa - 1 rau, màu; LUT NTTS cho hiệu quả xã hội cao nhất (công lao động là 630 công; GTNC là 315,73 nghìn đồng/công; MĐCN là 100%). LUT chuyên lúa cho hiệu quả xã hội thấp nhất.
+ Về môi trường: LUT chuyên lúa ảnh hưởng nhiều đến môi trường nhất. LUT NTTS đem lại hiệu quả môi trường cao nhất. Các LUT đều chưa thân thiện với môi trường.
- Tiểu vùng 2:
+ Về hiệu quả kinh tế:
LUT có hiệu quả kinh tế thấp là LUT chuyên lúa. Các LUT có hiệu quả kinh tế cao là LUT 2 Lúa - 1 rau màu ; LUT 1 Lúa - 2 rau màu ; LUT chuyên rau – màu ; LUT NTTS ; LUT hoa cây cảnh. LUT Hoa, cây cảnh có hiệu quả kinh tế
cao nhất (GTSX bình quân đạt 355,06 triệu đồng/ha, có TNHH là 304,31 triệu đồng/ha, HQĐV là 6,0 lần) gấp 4,1 lần LUT chuyên lúa.
+ Về hiệu quả xã hội: Các LUT cho hiệu quả xã hội cao là LUT 2 Lúa - 1 rau, màu; LUT 1 Lúa - 2 rau, màu; LUT chuyên rau - màu; LUT hoa cây cảnh; LUT NTTS. LUT Hoa, cây cảnh cho hiệu quả xã hội cao nhất (công lao động là 1000 công; GTNC bình quân là 304,31 nghìn đồng/công; MĐCN là 100%). LUT chuyên lúa cho hiệu quả xã hội thấp nhất.
- Về môi trường: LUT chuyên lúa ảnh hưởng nhiều đến môi trường nhất. LUT Hoa, cây cảnh đem lại hiệu quả môi trường cao nhất. Các LUT đều chưa thân thiện với môi trường do người dân vẫn giữ thói quen sử dụng chưa đúng liều lượng các loại phân bón hóa học, thuốc BVTV trong mùa vụ.
- Định hướng sử dụng đất:
+ Tiểu vùng 1: Hướng ưu tiên các LUT như sau: Nuôi trồng thủy sản, 2 Lúa – 1 rau màu, chuyên lúa.
+ Tiểu vùng 2: Hướng ưu tiên các LUT như sau: Hoa, cây cảnh, 1 Lúa – 2 rau màu, nuôi trồng thủy sản, 2 Lúa – 1 rau màu, chuyên rau màu, chuyên lúa.
4. Để phát triển sản xuất nông nghiệp thị xã Từ Sơn, trong thời gian tới cần có các giải pháp cụ thể: cơ chế chính sách, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thị trường, vốn đầu tư, nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, và tăng cường cơ sở hạ tầng...
5.2. KIẾN NGHỊ
- Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn có thể dùng tham khảo cho hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị xã và các huyện lân cận nằm trong vùng chuyển tiếp có điều kiện sinh thái tương tự.
- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường và xã hội để hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Doãn Khánh (2000). Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 10 năm qua. Tạp chí cộng sản. (17). tr. 41.
2. Đào Châu Thu (1999). Đánh giá đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Tạp chí Khoa học đất. (11). tr. 120.
4. Đỗ Nguyên Hải (2001). Đánh giá đất và hướng sử dụng bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Đỗ Thị Tám (2001). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang, tỉnh Hưng yên. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Lê Hải Đường (2007). Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nhằm phát triển bền vững. Tạp chí Dân tộc.
7. Lê Hội (1996). Một số phương pháp luận trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Tạp chí nghiên cứu kinh tế đất. (193).
8. Nguyễn Duy Tính (1995). Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Đình Hợi (1993). Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Ích Tân (2000). Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Như Nguyệt (2010). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. Trường Đại học nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Kim Yến và Đỗ Nguyên Hải (2015). Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Tạp chí Khoa học và phát triển 2015. 13 (1). tr. 90-98.
13. Nguyễn Văn Bộ và Bùi Huy Hiền (2001). Quy trình công nghệ và bảo vệ đất dốc nông lâm nghiệp, tuyển tập hội nghị đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông