Bắc Ninh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là vùng có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có hệ thống giao thông, điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá.
Năm 2004, Trần Văn Tuý đã nghiên cứu đồ án "Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất nông sản hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh", luận án tiến sĩ nông nghiệp Trường ĐHNNI - Hà Nội. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp hàng hoá nói riêng, đưa ra những định hướng, mục tiêu, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện của tỉnh đề đẩy mạnh phát triển nông sản hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh.
Hiện nay tỉnh Bắc Ninh cũng đã hình thành một số vùng sản xuất nông sản hàng hoá như:
- Vùng sản xuất lúa gạo: Vùng lúa tám xoan ở xã Chi Lăng huyện Quế Võ, Vùng lúa thơm có năng suất cao (giống DT 122) ở xã Phú Hoà và Trung Chính huyện Lương Tài; vùng lúa nếp hoa vàng và giống nếp 9603 tập trung ở các xã Đình Bảng và Tương Giang huyện Từ Sơn, huyện Yên Phong, Tiên Du.... Các vùng lúa hàng hoá này đều cho thu nhập cao hơn từ 1,2-1,4 lần thóc tẻ thường trên cùng một diện tích.
- Vùng sản xuất rau và hoa: Hiện nay ở một số huyện trong tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung như: rau sạch ở Đại Phúc thành phố Bắc Ninh và xã Phù Chẩn huyện Từ Sơn; rau xuất khẩu ở các xã Trung Nghĩa và Khúc Xuyên Yên Phong, Phật Tích Tiên Du và Khắc Niệm thành phố Bắc Ninh.... Đối với trồng hoa cây cảnh đây là nghề mới phát triển, mang lại hiệu quả
kinh tế cao, nhưng hiện toàn tỉnh chưa có những vùng tập trung lớn, hiện tại đã có những vùng nhỏ trồng cây cảnh như ở Đình Bảng huyện Từ Sơn, xã Phú Lâm huyện Tiên Du cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập bình quân từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm. Đối với trồng hoa Bắc Ninh chưa có vùng sản xuất hàng hoá, nhưng các mô hình, các dự án đều có ở hầu hết các huyện đều cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng/ha/năm.
- Vùng chăn nuôi lợn có quy mô lớn ở Văn Môn (Yên Phong), Nhân Hoà huyện Quế Võ, Đình Bảng huyện Từ Sơn, Tân Lãng huyện Lương Tài.... Chăn nuôi bò sữa ở xã Cảnh Hưng huyện Tiên Du.
- Vùng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh có các vùng: xã Mão Điền huyện Thuận Thành sản xuất cá giống; các xã Nhân Thắng, Xuân Lai huyện Tiên Du, xã Trung Chính, Phú Hoà huyện Lương Tài, các xã Đức Long và Đào Viên huyện Quế Võ là vùng sản xuất cá thương phẩm.
Năm 2009 Nguyễn Đặng Thúy đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi hệ thống cây trồng đến hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất năm 2005 và 2009 thông qua thay đổi hệ thống cây trồng để đề xuất các kiểu sử dụng đất có triển vọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Loại hình sử dụng đất chuyên màu cho hiệu quả kinh tế và xã hội cao hơn so với loại hình sử dụng đất lúa màu. Tuy nhiên ở loại hình sử dụng đất lúa màu độ phì đất được bảo vệ, đồng thời hạn chế được sự tích luỹ mầm mống gây hại trong đất do có sự luân canh giữa cây trồng cạn và cây trồng nước. Ở loại hình sử dụng đất chuyên màu, việc chuyển đổi hệ thống cây trồng được thực hiện chủ yếu thông qua tăng vụ cây trồng từ 3 lên 4 vụ đã làm tăng hiệu quả sử dụng đất, làm cho giá trị sản xuất tăng từ 175,56 (năm 2005) lên 213,45 triệu đồng/ha (năm 2009), giá trị gia tăng tăng từ 106s,26 lên 136,60 triệu đồng/ha. Đồng thời thu hút lao động sống tăng từ 1229 lên 1362 ngày công/ha và thu nhập/1 ngày công lao động tăng từ 86,48 lên 98,39 nghìn đồng.
Năm 2009, Nguyễn Như Nguyệt đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được 5 loại hình sử dụng đất: Chuyên lúa, Lúa – rau, màu, Chuyên rau màu, NTTS, Hoa, cây cảnh. Trong đó, LUT Chuyên Hoa, cây cảnh cho hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất, nhưng hiệu quả xã hội chưa cao do người dân lạm dụng phân bón, thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường.
Năm 2014, Nguyễn Xuân Chinh đã tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”. Kết quả đề xuất các loại hình sử dụng đất; Chuyên lúa, Lúa rau, màu, Chuyên rau, màu, Riềng. Trong đó, LUT chuyên rau, màu cho hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất.
Thị xã Từ Sơn cũng đã bước đầu hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có quy hoạch vùng sản xuất nên đã có phương hướng xây dựng quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp với từng địa bàn, sản xuất hàng hoá, khuyến khích đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa vào sản xuất; hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh có giá trị kinh tế cao, đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm gắn với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh liên kết 4 nhà: nhà nông - nhà khoa học - nhà nước và nhà doanh nghiệp. Như vậy thị xã đã có chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá về thực trạng, hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp của thị xã chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn thị xã trong những năm tới là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong phát triển kinh tế, xã hội của thị xã Từ Sơn.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính thị xã Từ Sơn.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện luận văn: Từ tháng 4/2015 đến tháng 9/2016.
Các số liệu KT – XH, biến động sử dụng đất nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2015.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất và các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Điều tra đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Từ Sơn tới sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Từ Sơn
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên : Vị trí địa lý, đất đai. Khí hậu, thời tiết, thủy văn…
- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội : Dân số và lao động, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, thực trạng sản xuất nông nghiệp của thị xã, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm,… Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá chung.
3.4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của thị xã
- Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai
- Hiện trạng các loại sử dụng đất nông nghiệp thị xã Từ Sơn
3.4.3. Đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất nông nghiệp
- Hiệu quả về mặt kinh tế: Giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn.
- Hiệu quả về mặt xã hội: Nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết công ăn việc làm.
- Hiệu quả về mặt môi trường: Duy trì và cải thiện độ phì nhiêu đất, hạn chế ô nhiễm đất.
3.4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Từ Sơn thị xã Từ Sơn
- Căn cứ đề xuất các loại hình sử dụng đất
+ Định hướng sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn. + Lựa chọn các LUT/kiểu sử dụng đất có hiệu quả.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Từ Sơn là thị xã thuộc vùng đồng bằng, diện tích đất nông nghiệp là 2.999,15 ha chiếm 49,1% diện tích đất tự nhiên. Từ Sơn là vùng đất thích hợp với nhiều loại cây trồng và nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau. Hệ thống cây trồng trên địa bàn thị xã khá phong phú và đa dạng, đất đai tương đối màu mỡ và đồng nhất. Do vậy, để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã, trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất nông nghiệp, tôi chia đất đai của thị xã thành 2 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp:
* Tiểu vùng 1: Bao gồm các xã Hương Mạc, xã Phù Khê, phường Đồng Kỵ, phường Châu Khê. Tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng là 920,29 ha, chiếm 30,69 % tổng diện tích đất nông nghiệp toàn thị xã.
Đây là tiểu vùng có địa hình vàn, vàn thấp; thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt trung bình đến thịt nặng. Vùng này chủ yếu chuyên canh cây lúa, còn lại rải rác trồng thêm khoai tây và một số cây rau màu khác, phát triển thế mạnh NTTS.
* Tiểu vùng 2: Gồm các xã Tam Sơn, Tương Giang, Phù Chẩn và các phường Đông Ngàn, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình Bảng, Trang Hạ. Tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng là 2.078,86 ha, chiếm 69,31% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn thị xã.
Đây là tiểu vùng có địa hình cao, vàn cao; thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ. Thế mạnh của vùng là phát triển cây lương thực, rau màu các loại, trang trại tổng hợp kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, trồng hoa, cây cảnh. Hướng phát triển của vùng là mở rộng diện tích vùng lúa chất lượng cao, trồng hoa giá trị kinh tế cao, sản xuất rau màu trái vụ các loại có giá trị hàng hoá cao như dưa, cải, bầu bí các loại, cà chua, rau gia vị ...
Từ đó, chúng tôi chọn 4 xã, phường đại diện cho 2 tiểu vùng như sau: - Phường Châu Khê và xã Phù Khê đại diện cho tiểu vùng 1
- Phường Tân Hồng và phường Đình Bảng đại diện cho tiểu vùng 2. Ở mỗi xã, phường tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu là ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 80 hộ, mỗi xã điều tra 20 hộ. Nội dung điều tra nông hộ bao gồm: chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, khả năng tiêu thụ sản phẩm và những ảnh hưởng đến môi trường… phiếu điểu tra được trình bày ở phụ lục 1. Từ đó so sánh hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp ở các xã, phường làng nghề và các xã, phường khác trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và có biện pháp khắc phục.
3.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính thị xã.
- Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua bộ câu hỏi có sẵn.
3.5.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu
- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL
- Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ.
3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.5.4.1. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của LUT được tính trên 1 ha đất nông nghiệp trong 1 năm (đ/ha/năm). Tính hiệu quả sử dụng đất thông qua 4 chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GTSX), chi phí trung gian (CPTG), thu nhập hỗn hợp (TNHH), hiệu quả đồng vốn ( HQĐV). Cụ thể là:
+ GTSX được quy ra bằng tiền mặt, tính theo sản lượng thu được của LUT, so với giá sản phẩm tại thời điểm điều tra.
GTSX = NS*GB
Trong đó: GTSX: Giá trị sản xuất. NS: năng suất cây/ha. GB: Giá bán sản phẩm.
+ CPTG là tổng chi phí vật chất đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phí thủy lợi.... và chi phí thuê lao động phục vụ cho hệ thống sản xuất.
+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian (không kể chi phí công lao động gia đình).
TNHH = GTSX - CPTG
+ Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH / CPTG.
Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế, xã hội và điều tra trực tiếp nông hộ; căn cứ vào kết quả tính toán hiệu quả kinh tế, tiến hành phân tổ thống kê để phân cấp đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế như bảng sau:
Bảng 3.1. Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất
Cấp đánh giá Thang điểm GTSX (Triệu đồng) TNHH (Triệu đồng) HQĐV (lần) Cao 3 > 200 >150 >2,5 Trung bình 2 180-200 100-150 2,0-2,5 Thấp 1 < 180 <100 <2,0
Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.
Nếu số điểm của một LUT đạt từ 6,75 - 9 điểm (>75% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế cao.
Nếu số điểm của một LUT đạt từ 4,5 - 6.75 điểm (50%-70% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế trung bình.
Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 4,5 điểm (<50% số điểm tối đa của LUT): Hiệu quả kinh tế thấp.
3.5.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được đánh giá dựa vào 2 chỉ tiêu:
- Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm được thể hiện bằng số công lao động được sử dụng trong sản xuất.
- Giá trị ngày công (GTNC) = TNHH/số công lao động.
hộ; căn cứ vào kết quả tính toán hiệu quả xã hội, tiến hành phân tổ thống kê để phân cấp đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả xã hội như bảng sau:
Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha)
Cấp đánh giá Thang điểm CLĐ GTNCLĐ MĐCN của người dân
(Công) (1000đ) (%)
Cao 3 >750 >180 >80
Trung bình 2 500-750 160-180 50-79
Thấp 1 <500 <160 <50
Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm. LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.
Nếu số điểm của một LUT đạt từ 6,75 - 9 điểm (>75% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế cao.
Nếu số điểm của một LUT đạt từ 4,5 - 6,75 điểm (50%-70% số điểm tối đa): Hiệu quả kinh tế trung bình.
Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 4,5 điểm (<50% số điểm tối đa của LUT): Hiệu quả kinh tế thấp.
3.5.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường của LUT được đánh giá bằng cách so sánh lượng phân bón và thuốc BVTV của người dân trong thị xã với khuyến cáo sử dụng phân bón và thuốc BVTV của trung tâm khuyến nông tỉnh.
Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
Cấp đánh giá Thang điểm Mức sử dụng phân