THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ KHI SINH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC – TRONG THỜI KỲ MANG THAI CỦA BÀ MẸ VÀ CHIỀU DÀI, CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2010 - 2012 (Trang 109 - 112)

- Có kinh nguyệt đều Có Trễ kinh

Chương 3 KẾT QUẢ

4.2. THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ KHI SINH

Kết quả theo dõi các bà mẹ có thai đến khi sinh với 945 trẻ sinh sống với các các đặc điểm: 53,6% là trẻ trai và 46,4% trẻ gái, tương đương tỷ số giới tính trẻ trai / trẻ gái khi sinh là 115, tỷ số này hơi cao hơn mức bình thường và cao hơn mức chung của tỉnh là 106 trẻ trai trên 100 trẻ gái và mức báo động tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Trong cơng bố mới nhất của Jose Villar thì tỷ lệ chung trẻ sinh tại 8 quốc gia là 51,2%

trẻ trai, tại Ý là 49,7% trẻ trai và tại Mỹ 53,2% trẻ trai [136]. Trong nhóm TNLTD có 52,3% là trẻ trai và 47,7% là trẻ gái, tỷ số giới tính là 110 trẻ trai trên 100 trẻ gái và nhóm khơng TNLTD có 55,0% là trẻ trai và 45,0% là trẻ gái, tỷ số giới tính là 120 trẻ trai trên 100 trẻ gái khơng thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ số giới tính giữa 2 nhóm (p>0,05) (Biểu đồ 3.2) .

Về tuổi thai khi sinh: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sinh đủ tháng – thiếu tháng giữa 2 nhóm bà mẹ TNLTD và khơng TNLTD: Tỷ lệ trẻ sinh thiếu tháng trong nghiên cứu là 6,9%, trong đó những bà mẹ thuộc nhóm TNLTD có tỷ lệ sinh thiếu tháng là 9,1% cao hơn so với tỷ lệ sinh thiếu tháng ở những bà mẹ nhóm khơng TNLTD là 4,7%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên tuần tuổi thai TB khi sinh thì chưa thấy sự khác biệt. Nghiên cứu cho thấy tuần tuổi thai khi sinh TB chung là 39,0 ± 1,3 tuần, những bà mẹ nhóm TNLTD có tuần tuổi thai TB khi sinh là 38,9 ± 1,4 tuần và những bà mẹ nhóm khơng TNLTD là 39,1 ± 1,1 tuần (bảng 3.11). Có 6,9 % trẻ sinh thiếu tháng (sinh trước tuần thứ 37), khi so sánh với kết quả chung theo báo cáo của tỉnh thì tỷ lệ này cao hơn (5,0%). Theo tác giả Robert, tỷ lệ trẻ sinh thiếu tháng tại Mỹ là 10% [156]. Một nghiên cứu mới nhất năm 2014, thực hiện tại 8 quốc gia của José Villar [136], tỷ lệ sinh thiếu tháng là 5,5%. Qua phân tích cho thấy các bà mẹ nhóm bị TNLTD có tỷ lệ sinh thiếu là 9,1% trong khi nhóm bà mẹ khơng TNLTD có tỷ lệ sinh thiếu tháng là 4,7%, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (p<0,05 bảng 3.11). Nguy cơ sinh thiếu tháng ở bà mẹ TNLTD cao hơn bà mẹ không TNLTD.

Về cân nặng trẻ khi sinh:

Cân nặng TB của các trẻ khi sinh trong thời điểm nghiên cứu là 3082,5 ± 365,4g (bảng 3.10). Trẻ trai có cân nặng sơ sinh TB (3.177,9 ± 374,8g ) nặng hơn trẻ gái (2.972 ± 321g) với p<0,05. Kết quả cân nặng TB khi sinh này thấp hơn của tác giả Phan Bích Nga khi nghiên cứu trẻ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương là 3.119g [46] và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Jose Villar thực hiên tại 8 quốc gia trên thế giới thì cân nặng sơ sinh TB của trẻ sinh đủ tháng là 3.300 g và chiều dài TB là 49,3cm

[136]. Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng TB khi sinh, con của nhóm bà mẹ bị TNLTD là 3.046 ± 388,9g thấp hơn TB con của nhóm bà mẹ khơng bị TNLTD 3.118,9 ± 338g sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05 t-test) (bảng 3.11). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyên Đỗ Huy thực hiện năm 2004 tại Hải Phịng có cân nặng sơ sinh TB là 29,11,4g và nhóm bà mẹ bị TNLTD là 2905g, nhóm bà mẹ khơng bị TNLTD 2913,8g; và cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Ngọc Khanh năm 1995 là 3021g.

Tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân (CN thấp <2500g) trong nghiên cứu là 9,7%. Nhóm bà mẹ TNLTD có tỷ lệ sinh trẻ sinh nhẹ cân là 15,0% và nhóm bà mẹ khơng TNLTD có tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân chỉ 4,4%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001, (χ2 test) (Bảng 3.11). Kết quả này thấp so với tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân chung của Việt Nam và các nước đang phát triển trên thế giới. Theo thống kê của TCYTTG năm 2004, tỷ lệ trẻ đẻ có CNSS thấp tồn cầu là 15,5%. Tỷ lệ trẻ có CNSS thấp cao nhất ở Trung Nam Á (27,1%) và thấp nhất ở Châu Âu (6,4%) [176]. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Văn Tiến năm 1997 là 18% và thấp hơn nghiên cứu của tác Giả Nguyễn Đỗ Huy năm 2004 là 11,6%.

Về chiều dài của trẻ khi sinh: Chiều dài của trẻ khi sinh có cải thiện với kết quả

nghiên cứu cho thấy chiều dài trung bình của trẻ khi sinh là 49,26 ± 1,4cm, chiều dài TB khi sinh của trẻ trai là 49,3 ± 1,5cm cm, trẻ gái là 49,2 ± 1,5cm, khơng thấy có sự khác biệt về chiều dài TB khi sinh theo giới tính của trẻ (p>0,05). 52,6% trẻ sinh có chiều dài ≥ 50cm, 47,3% có chiều dài khi sinh <50 cm trong đó có 15,5% có chiều dài <47cm. Chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều dài trẻ so sinh giữa 2 nhóm bà mẹ có TNLTD và khơng TNLTD; Chiều dài khi sinh TB của nhóm bà mẹ TNLTD là 49,2 ± 1,4 và chiều dài khi sinh TB của nhóm bà mẹ khơng TNLTD là 49,3 ± 1,4 sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05 t - test) (bảng 3.13). Với kết quả này ta thấy: Chiều dài TB khi sinh của trẻ tại tỉnh Bình Dương đã được cải thiện. Chiều dài khi sinh của trẻ ở nhóm bà mẹ TNLTD là 49,2 cm và khơng TNLTD là 49,3cm dài hơn cả 2 nhóm so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyên Đỗ Huy năm

2004 nghiên cứu tại Thành phố Hải Phòng lần lượt là 48,2cm và 48,4cm. Kết quả này của chúng tôi thì chiều dài trẻ khi sinh cũng cải thiện hơn so với kết quả của Nguyễn Ngọc Khanh năm 1995 (48,6 Cm) và theo phân loại của thế giới, trẻ trai 48,6cm, trẻ gái 48cm và tương tự với kết quả nghiên cứu năm 2014 của Jose Villar thực hiên tại 8 quốc gia trên thế giới thì cân nặng sơ sinh TB của trẻ sinh đủ tháng là 3.300g và chiều dài TB là 49,3cm.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC – TRONG THỜI KỲ MANG THAI CỦA BÀ MẸ VÀ CHIỀU DÀI, CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2010 - 2012 (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w