Các yếu tố khác:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC – TRONG THỜI KỲ MANG THAI CỦA BÀ MẸ VÀ CHIỀU DÀI, CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2010 - 2012 (Trang 45 - 47)

Thiếu niên thấp cò

1.3.3. Các yếu tố khác:

Tuổi sinh đẻ của mẹ: Tuổi của bà mẹ có liên quan đến cân nặng của trẻ khi sinh, các

nghiên cứu cho thấy các bà mẹ có nhóm tuổi dưới 20 (hay nhóm tuổi 15-19) và các bà mẹ có tuổi trên 35 có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao hơn nhóm tuổi khác [13],[24],[64], [115],[118],[145] [181].

Số lần đẻ, khoảng cách đẻ: Khoảng cách giữa 2 lần đẻ dưới 2 năm là nguy cơ sinh trẻ

nhẹ cân; Theo các nghiên cứu của các tác giả như Đinh Phương Hoà năm 2000, Lưu Tuyết Minh năm 2001, Nguyễn Đỗ Huy cho thấy khoảng cách sinh dưới 2 năm sẽ có nguy cơ cao sinh trẻ nhẹ cân [24],[34],[50]. Các bà mẹ đẻ lần thứ 5 trở lên có nguy cơ cao sinh trẻ nhẹ cân [32].

Số lần khám thai, trình độ văn hóa: Khám thai, số lần khám thai có liên quan đến cân

nặng của trẻ sơ sinh [11],[17],[20],[34],[107]. Theo Begum và Dickute [103],[118] bà mẹ kém hiểu biết có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao.

Các thói quen và bệnh lý từ mẹ:

Theo tác giả Chumnijanaki J.T và cộng sự thì bà mẹ uống rượu nhiều trong khi có thai thì trẻ sẽ có kích thước nhỏ hơn và tinh thần chậm phát triển hơn [110]. Judith Brown E hay của Abel cũng chỉ ra nguy cơ tương tự [137],[90]. Theo nghiên cứu của trường Y tế cộng đồng Bloomberg Johns Hopkins thấy rằng những bà mẹ hút thuốc khi sinh con thì trẻ có cân nặng trung bình thấp hơn so với những trẻ sinh ra bởi các bà mẹ không hút thuốc. Theo Ludmilan, hen suyễn làm tăng nguy cơ trẻ SDD bào thai, giảm

cân nặng trung bình lúc sinh và giảm cân nặng của thai so với tuổi thai [146]. Theo Valero, các bà mẹ bị nhiễm độc thai nghén nguy cơ sinh trẻ SSNC cao hơn 4,5 lần ở những bà mẹ bình thường [178].

Trong thời gian có thai, bà mẹ bị bệnh nhiễm trùng thai có nguy cơ thai chết lưu, sẩy thai hay sinh non [43]. Nhiễm virut Rubeon, Sởi có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non hoặc sinh nhẹ cân. Các virut như thủy đậu, viêm gan C cũng có thể gây sinh non, sinh trẻ nhẹ cân [112]. Xoắn khuẩn giang mai gây dị tật hoặc trẻ sinh nhẹ cân [179]. Ngoài ra, viêm nhiễm âm đạo do E- Coli là nguy cơ cao gây vỡ màng ối sớm, gây sinh non [140]. Nghiên cứu của Guyatt và Snow cho thấy nhiễm sốt rét cũng là yếu tố nguy cơ cao sinh con nhẹ cân [129]. Vì vậy, cân nặng trẻ sơ sinh thấp, chiều dài trẻ khi sinh ngắn là hậu quả của nhiều yếu tố từ sức khỏe, dinh dưỡng của bà mẹ trước, trong q trình có thai và tác động của các yếu tố môi trường xã hội; điều này có thể được tóm tắt qua sơ đồ khung lý thuyết:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC – TRONG THỜI KỲ MANG THAI CỦA BÀ MẸ VÀ CHIỀU DÀI, CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2010 - 2012 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w