Về tình trạng thiếu máu của bà mẹ khi có thai và trước khi sinh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC – TRONG THỜI KỲ MANG THAI CỦA BÀ MẸ VÀ CHIỀU DÀI, CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2010 - 2012 (Trang 107 - 109)

- Có kinh nguyệt đều Có Trễ kinh

Chương 3 KẾT QUẢ

4.1.3. Về tình trạng thiếu máu của bà mẹ khi có thai và trước khi sinh.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng thiếu khi có thai của bà mẹ giữa 2 nhóm TTDD của PNCT và chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng thiếu máu trước khi sinh của bà mẹ giữa 2 nhóm TTDD của PNCT: Tình trạng thiếu máu được đánh giá qua chỉ số Hb trong máu và dựa vào tiêu chuẩn của TCYTTG để phân loại mức độ. Trong nghiên cứu, phụ nữ tuổi sinh đẻ ngay khi có thai được xét

nghiệm máu và có nồng độ Hb TB là 12,0 ± 1,1g/dl; Nhóm PNCT bị TNLTD có Hb là 11,9 ± 1,1g/dl và nhóm PNCT khơng TNLTD có Hb TB là 12,0 ± 1,1g/dl (bảng 3.17) và tỷ lệ thiếu máu chung là 16,7%. Kết quả này thấp hơn kết quả của Đinh Thị Phương Hoa (12,7g/dl) [26] và Nguyễn Xuân Ninh (12,7g/dl) nghiên cứu 6 tỉnh đại diện cho toàn quốc là 12,6 ± 1,2g/dl) [54]. Kết quả về tỷ lệ thiếu máu này thấp hơn tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai trên tồn quốc hiện nay là >30,0% [41],[143],[85]. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại huyện Thanh Miện, Hải Dương của tác giả Lê Bạch Mai [47]. Vào cuối thai kỳ, trước khi sinh nồng độ Hb TB là 12,6 ± 1,1 g/dl và tỷ lệ thiếu máu là 5,9%. Tỷ lệ này thấp hơn kết quả của điều tra chung của cả nước; về tỷ lệ thiếu máu ở 3 tháng cuối thai kỳ (59,0%) [78],[85]. Kết quả năm 2000 và năm 2010 của Viện Dinh dưỡng cho thấy tình trạng thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ có thai vẫn cịn cao và là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng quan trọng ở Việt Nam [82],[85].

Khi phân tích thiếu máu theo nhóm tình trạng dinh dưỡng cho thấy, khi mới có thai các nhóm bà mẹ bị TNLTD có tỷ lệ thiếu máu là 20,3% cao hơn nhóm bà mẹ khơng bị TNLTD có tỷ lệ thiếu máu là 13,1% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, nồng độ Hb trung bình của 2 nhóm bà mẹ là 11,9g/dl và 12,0g/dl khơng thấy có sự khác biệt (p>0,05) (bảng 3.6). Những bà mẹ có tình trạng TNLTD thì sẽ bị thiếu máu và khi dinh dưỡng được cải thiện qua cung cấp dinh dưỡng để tăng cân, qua uống viên sắt thì sẽ cải thiện được tình trạng thiếu máu. Vào cuối thai kỳ, trước khi sinh, các bà mẹ bị TNLTD tỷ lệ thiếu máu là 6,1%; các bà mẹ khơng TNLTD có tỷ lệ thiếu máu là 5,7%, khơng thấy có sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu và nồng độ Hb TB trước khi sinh giữa 2 nhóm bà mẹ có tình trạng dinh dưỡng khác nhau (p>0,05) (bảng 3.7).

Kết quả trên cho thấy có sự thay đổi về tình trạng dinh dưỡng của các bà mẹ khi mang thai, nhất là sự tăng cân trong thời kỳ mang thai, uống viên sắt đầy đủ từ chăm sóc khám thai định kỳ (100% bà mẹ có uống viên sắt và uống sớm từ quý đầu tiên

>96%, thực hành khám thai theo dõi định kỳ 100%) mang đến hiệu quả là giảm tỷ lệ thiếu máu từ 16,7% khi bắt đầu có thai xuống cịn 5,9% thiếu máu trước khi sinh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC – TRONG THỜI KỲ MANG THAI CỦA BÀ MẸ VÀ CHIỀU DÀI, CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2010 - 2012 (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w