Dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ có tha

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC – TRONG THỜI KỲ MANG THAI CỦA BÀ MẸ VÀ CHIỀU DÀI, CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2010 - 2012 (Trang 44 - 45)

Thiếu niên thấp cò

1.3.2. Dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ có tha

Chế độ ăn của mẹ: Theo TCYTTG, các yếu tố về dinh dưỡng là chỉ số về chất lượng

chăm sóc trước sinh trong số các yếu tố tiên lượng tốt về kết quả chu sinh và sơ sinh [108]. Kém dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai làm thai có thể bị sẩy, chết lưu, dị tật, đẻ non hoặc nhẹ cân đặc biệt là chế độ dinh dưỡng kém trong 3 tháng cuối của thai kỳ [12],[24],[35],[52],[138],[152]. Ngồi ra cịn có các yếu tố khác như kiến thức tốt, thực hành dinh dưỡng đúng sẽ giúp bà mẹ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tốt hơn, bổ sung đầy đủ kẽm, acid béo omega 3, tăng cân đủ hơn [6],[53],[65],[81], [90],[99],[103],[115].

Mức tăng cân: Mức tăng cân là yếu tố liên quan đến cân nặng trẻ sơ sinh [62],[143].

Các tác giả đều thấy rằng tăng cân càng ít thì nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân càng cao [24], [35],[64],[82],[119]. Theo tác giả Tô Thanh Hương, nếu mẹ tăng cân dưới 7kg có tỷ lệ sinh nhẹ cân là 9% trong khi nếu tăng cân từ 7-9kg thì nguy cơ này là 6% [32],[127]. Nhiều quốc gia và tổ chức khi nghiên cứu cũng thấy và đưa ra các khuyến cáo về mức tăng cân cho phù hợp tùy theo cân nặng của bà mẹ: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Viện Huyết học, Phổi và Tim quốc gia cũng đã đưa ra khuyến cáo về mức tăng cân trong thời kỳ mang thai đối với phụ nữ thiếu cân nhằm giảm

nguy cơ sinh trẻ SSNC [147]. Theo trường Đại học Sản Phụ khoa - Mỹ: Nếu PNCT có BMI càng thấp thì càng cần tăng nhiều cân, và nếu tăng cân ít hơn 9kg thì nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân càng cao [97]. Một nghiên cứu tại Trung Quốc cũng có khuyến nghị: Nếu BMI thấp cần tăng 13-16,7kg, nếu BMI bình thường thì tăng cân 11-16,4kg và nếu BMI cao thì tăng cân từ 7,1- 14,4kg [150]. Một nghiên cứu khác tại Nhật bản năm

2007 cũng khuyến cáo nếu bà mẹ có BMI dưới 18 thì cần tăng 12kg trong thời kỳ mang thai.

Lao động nặng là một nguy cơ sinh trẻ non tháng và sinh trẻ SSNC cao. Các nghiên

cứu của các tác giả như Cù Thị Minh Hiền (2002), Lưu Tuyết Minh và Trần Quang Trung cũng cho thấy những bà mẹ làm ruộng có nguy cơ sinh trẻ sơ sinh nhẹ cân cao hơn ở nhóm bà mẹ là cán bộ viên chức [27],[50],[70].

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC – TRONG THỜI KỲ MANG THAI CỦA BÀ MẸ VÀ CHIỀU DÀI, CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2010 - 2012 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w