- Có kinh nguyệt đều Có Trễ kinh
2.2.5. Định nghĩa và liệt kê các biến số nghiên cứu: *Biến số dân số xã hội [14]:
*Biến số dân số xã hội [14]:
Tuổi: Là biến số định lượng được tính bằng năm hiện tại trừ năm sinh, gồm có
3 giá trị: dưới 20 tuổi, từ 20 - 35 tuổi và > 35 tuổi.
Giới: Là biến số định danh, với 2 giá trị là trai và gái.
Dân tộc: Là biến số định danh, 2 giá trị là kinh và dân tộc khác.
Khu vực sinh sống: Là biến số định danh với 2 giá trị là thành thị và nông
thôn.
+ Thành thị gồm: Thành phố Thủ Dầu Một và các thị trấn của 2 huyện. + Nông thôn gồm: Các xã của 2 Huyện Tân Uyên và Thuận An.
Nghề nghiệp của mẹ: Công việc hiện tại được sử dụng thời gian nhiều nhất
gồm có 4 giá trị: cơng nhân, buôn bán/nghề tự do khác, cán bộ viên chức nhà nước, nội trợ /làm rẫy.
Trình độ học vấn của mẹ: Là cấp người đó đã học hoặc tốt nghiệp gồm 4 giá
trị:
học.
+ Cấp 1: Tốt nghiệp cấp 1 hoặc chưa học xong cấp 1. + Cấp 2: Tốt nghiệp cấp 2 hoặc chưa học xong cấp 2 + Cấp 3: Tốt nghiệp cấp 3 hoặc chưa học xong cấp 3.
+ Đại học và sau Đại học: Đã học xong hoặc đang học đại học hoặc sau đại
Thu nhập cá nhân: Với 2 giá trị: Nghèo và không nghèo, theo tiêu chí của Ủy
+ Nghèo là người có thu nhập < 1.000.000 đồng/tháng/người (theo quyết định 49/2010/QĐ - UBND ngày 22/12/2010 của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành qui định chuẩn người nghèo giai đoạn 2011-2015)
+ Không nghèo là người có thu nhập ≥ 1.000.000 đồng/tháng/người.
* Biến số về thể chất [162],[188].
Chiều cao mẹ: Là biến liên tục được tính bằng centimet, lấy 1 số lẻ. Chọn mức
145cm làm chuẩn để phân tích.
Chiều dài trẻ sơ sinh: Là biến liên tục được tính bằng centimet, lấy 1 số lẻ.
Chọn mức 50cm làm chuẩn để phân tích.
Cân nặng mẹ: Là biến liên tục được tính bằng kilogam, lấy 1 số lẻ. Chọn mức
45kg làm chuẩn để phân tích.
Cân nặng trẻ sơ sinh: Là biến liên tục được tính bằng gram (g). Chọn mức
2500g làm chuẩn để phân tích
Chỉ số khối cơ thể (BMI): Là biến danh định (được tính theo cơng thức:
Cân nặng (kg)/ (chiều cao)2 (m)).
* Biến số sinh hóa:
Hemoglobin (Hb): Là nồng độ hemoglobin trong máu (đơn vị tính bằng g/dl),
Phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới (1989) và phân thành các nhóm: Bình thường, thiếu máu; thiếu máu nhẹ, thiếu máu trung bình và thiếu máu nặng [186].