Các yếu tố dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ có liên quan đến trẻ 1 Dinh dưỡng của mẹ trước khi có tha

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC – TRONG THỜI KỲ MANG THAI CỦA BÀ MẸ VÀ CHIỀU DÀI, CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2010 - 2012 (Trang 42 - 44)

Thiếu niên thấp cò

1.3. Các yếu tố dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ có liên quan đến trẻ 1 Dinh dưỡng của mẹ trước khi có tha

1.3.1. Dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai

Cân nặng, chiều cao và BMI: Là những chỉ số phản ánh tình trạng dinh dưỡng của cơ

thể; các nghiên cứu trong nước và quốc tế cho thấy có mối liên quan giữa cân nặng, chiều cao, BMI của bà mẹ trước lúc có thai với cân nặng của trẻ lúc sinh. Các bà mẹ có cân nặng thấp, chiều cao thấp, thiếu năng lượng trường diễn thì con có nguy cơ nhẹ cân, nhỏ bé hơn con của các bà mẹ bình thường.

Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng trên 476 trường hợp phụ nữ có thai ở 4 quận nội thành Hà Nội và các tỉnh phía Bắc năm 1988 -1989 thấy rằng: Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh con của các bà mẹ có cân nặng trước có thai dưới 45kg là 2890gr thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh con của các bà mẹ có cân nặng trước có thai trên hoặc bằng 45kg là 3040g (p<0,05)[ 21]. Theo Tô Thanh Hương, Lê Thị Hợp, Hồng Văn Tiến thì tỷ lệ trẻ SSNC ở nhóm bà mẹ có cân nặng trước có thai dưới 40kg cao hơn ở nhóm bà mẹ có cân nặng từ 40-50kg [23],[32],[64]. Theo Lưu Tuyết Minh và một nghiên cứu ở Hải Phịng thấy rằng bà mẹ có cân nặng trước khi mang thai dưới 40kg có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao gấp nhiều lần hơn so với bà mẹ có cân nặng từ 40kg trở lên [34],[55].

Với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Chumnijanaki J.T ở Thái Lan, Robert L Goldenberg, George Funch và Valero De Bernabe J cũng có kết luận: Bà mẹ trước có thai có cân nặng dưới 45kg, thấp bé thì có nguy cơ sinh con nhẹ cân, đẻ non cao hơn những bà mẹ có kích thước trung bình; bà mẹ càng gầy thì nguy cơ đẻ non và thai kém phát triển càng cao và ngược lại, bà mẹ càng nặng cân thì nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân càng thấp [110],[124],[156],[178].

Theo báo Sức khỏe Thế giới năm 1998, phụ nữ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) nhẹ cân dưới 38kg là yếu tố nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân [181]. Bên cạnh nguy cơ sinh con nhẹ cân, thiếu tháng, Hajip I.f. Wildschut còn thấy rằng con của các bà mẹ thiếu cân cịn

có nhiều biến chứng như ngạt, giảm thân nhiệt, hạ đường huyết và bà mẹ rất dễ thiếu máu [130].

Về chiều cao, nhiều nghiên cứu cho thấy các bà mẹ có chiều cao thấp sẽ có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân [91],[139],[181]. Trong kết quả nghiên cứu của các tác giả Tô Thanh Hương, Lưu Tuyết Minh, Dương Lam Dung, Hoàng Văn Tiến, Nguyễn Đỗ Huy đều cho thấy tỷ lệ trẻ SSNC con của nhóm bà mẹ có chiều cao dưới 145cm cao hơn từ 2-7 lần so tỷ lệ trẻ SSNC con của nhóm bà mẹ có chiều cao trên 145cm (p<0,05) [13],[32],[34],[50],[64].

Một nghiên cứu tại Indonesia năm 1995 [127] và một nghiên cứu tại Thái Lan [110] cho thấy nếu bà mẹ có chiều cao dưới 145cm thì có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao hơn. Với Rossi E và cộng sự tại Mỹ nghiên cứu trên 774 trẻ sinh ba ghép cặp về chiều cao của bà mẹ cũng có kết luận là những bà mẹ cao hơn thì sinh ra những đứa trẻ có chiều dài dài hơn, khơng kể số lần sinh và tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chiều cao của bà mẹ và chiều dài của trẻ dưới một tuổi với cả hai nhóm sinh lần đầu (R2=0,70, p≤0,054) và đã sinh nhiều lần (R2=0,99; p≤0,001) [155]. Về chiều cao của các bà mẹ, một nghiên cứu năm 2009-2014 của INTERGROWTH-21st tại 8 quốc gia thấy rằng phụ nữ Ấn độ có chiều cao thấp và nhẹ cân nhất, chiều cao cao nhất và cân nặng nặng nhất là phụ nữ Anh, phụ nữ Mỹ cũng có chiều cao cao [181].

Kết quả một số nghiên cứu cho thấy những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ bị TNLTD cao thì tỷ lệ trẻ SSNC cao và tỷ lệ SDD trẻ em cũng cao hơn. Nhóm phụ nữ có BMI trước khi có thai thấp cũng có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn [64],[97],[102].

Các tác giả như Hoàng Văn Tiến (1998) [64], Lưu Tuyết Minh (2001) [50], Đinh Phương Hòa (2000) [24], Dương Lan Dung (2002) [13] cùng có nhận xét là những phụ nữ có BMI dưới 18,5 có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao hơn so với những phụ nữ có BMI từ 18,5 trở lên (p<0,05). Trong một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia và Trung tâm BVSKBMTE-KHHGĐ Đà Nẵng (2002) thì những phụ nữ có BMI dưới 18,5 có tỷ lệ sinh trẻ nhẹ cân là 28% trong khi nhóm bà mẹ có BMI từ 18,5 trở lên có tỷ lệ này là 13,8% (p<0,05) [82]

Kết quả nghiên cứu của Bhattacharya S, Robert L và cộng sự, ACC/SCN, Grandi, Begum F và nhiều tác giả khác cũng cho thấy BMI bà mẹ trước có thai càng thấp thì nguy cơ sinh trẻ SSNC càng cao [93],[101],[103],[128].

Với thiếu vi chất dinh dưỡng, thiếu máu dinh dưỡng: Bà mẹ thiếu máu có nguy cơ cao sinh non tháng và thai chậm phát triển trong tử cung [36],[55],[91]. Theo các tác giả Hoàng Văn Tiến [64], Lưu Tuyết Minh [50] thấy rắng các bà mẹ thiếu máu có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao hơn các bà mẹ không thiếu máu.

Ngoài ra, các yếu tố khác của mẹ như bà mẹ sinh con so - con ra, sinh trai hay gái cũng có liên quan đến cân nặng của trẻ sơ sinh [64],[138].

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC – TRONG THỜI KỲ MANG THAI CỦA BÀ MẸ VÀ CHIỀU DÀI, CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2010 - 2012 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w