Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta có hai thành phần kinh tế chủ yếu là: quốc doanh và tập thể. Do đó, cơ cấu GCCN cũng đơn giản và thuần nhất. Ngồi bộ phận nhỏ cơng nhân làm trong các cơ sở sản xuất tư nhân, thì đa phần cơng nhân làm trong các khu vực kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, công tư hợp doanh. Từ khi chúng ta thực hiện đường lối đổi mới theo cơ chế thị trường, chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật và có điều kiện phát triển, thì cơ cấu GCCN có biến động mạnh. Đó là sự giảm đáng kể về số lượng của bộ phận công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước và sự tăng lên mạnh mẽ của bộ phận cơng nhân trong các doanh nghiệp ngồi nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh, theo đó đội ngũ cơng nhân cũng giảm đáng kể. Nếu như năm 1986 nước ta có trên 12 nghìn doanh nghiệp Nhà nước với trên 3,3 triệu công nhân (chiếm trên 97% tổng số công nhân cả nước, công nhân cả nước khoảng 3,38 triệu), thì đến năm 2006 cịn lại 3.706 doanh nghiệp, với khoảng 1,9 triệu công nhân (chiếm 28,4% tổng số công nhân trong cả nước); đến năm 2009 chỉ còn 3.364 doanh nghiệp với khoảng 1,74 triệu công nhân (chiếm 19,5% trong tổng số công nhân cả nước) [50, tr.181,190]. Như vậy, năm 2009 so với năm 1986 số doanh nghiệp nhà nước giảm khoảng 72%; đội ngũ công nhân trong khu vực này giảm 47,6%.
Đến ngày 1/7/2010 về cơ bản, chúng ta đã hoàn thành việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần với mục tiêu là giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tồn cầu hóa. Thực tế này sẽ tiếp tục làm giảm đáng kể số lượng công nhân trong doanh nghiệp nhà nước vào thời gian tới. Tuy nhiên, khi quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã hoàn tất, sản xuất bước vào ổn định, đội ngũ công nhân trong doanh nghiệp nhà nước sẽ có xu hướng tăng trở lại. Bởi, khi được giao quyền tự chủ và hạch toán kinh doanh độc lập, các doanh nghiệp này sẽ phải chủ động trong việc xây dựng đường lối, chiến lược phát triển để đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp này sẽ khiến họ phải xây dựng chính sách hấp dẫn để thu hút một lượng lớn công nhân có trình độ tay nghề cao, đảm bảo được u cầu phát triển. Đây chính là điều kiện để tăng số lượng cũng như chất lượng của GCCN trong các doanh nghiệp Nhà nước.