Nhà nước cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho các trường dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu giai cấp công nhân việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 88)

các trường dạy nghề

Hiện nay, cơ sở vật chất của các trường chuyên nghiệp còn yếu: thiết bị dạy học vừa thiếu, vừa lạc hậu, máy móc thực hành cũ kỹ, kinh phí hạn hẹp. Vì thế, khả năng đào tạo rất hạn chế, công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo lại gặp nhiều khó khăn. Để có kinh phí cho việc đầu tư này, ngồi việc tăng kinh phí do Nhà nước cấp, cần có chính sách bắt buộc các doanh nghiệp có trách nhiệm vật chất đối với cơng tác đào tạo lại. Vì khi doanh nghiệp sắp xếp hoặc đổi mới cơng nghệ sản xuất thì cơng nhân có điều kiện thuận lợi để được tào tạo lại một cách có bài bản, sẵn sàng tiếp nhận cơng nghệ mới hoặc tự tìm nghề và việc làm mới. Cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề. Có chính sách ưu đãi cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Vận dụng mọi hình thức quan hệ và hợp tác nhằm tranh thủ tri thức và vốn, thông qua con đường viện trợ, liên doanh, đầu tư nước ngồi. Khơng ngừng củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy, có chính sách động viên về vật chất, tinh thần để họ yên tâm, gắn bó với nghề. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ giảng dạy ở các trường nghề có điều kiện học tập, nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các trường dạy nghề ở nước ngoài.

Nhà nước cũng cần đầu tư kinh phí để cây dựng một số cơ sở giáo dục chuyên nghiệp có điều kiện giảng dạy, học tập tiên tiến, chất lượng đào tạo cao, có uy tín trong nước và khu vực, là cơ sở cho việc đào tạo, hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Nhà nước cần có chủ trương củng cố hệ thống cơ sở dạy bổ túc văn hóa trong và ngồi giờ hành chính với học phí ưu đãi để 100% cơng nhân được phổ cập hết phổ thông trung học. Đối với những cơng nhân thực sự có sự đầu tư học tập và vận dụng kiến thức nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì các tổ chức kinh tế, Cơng đồn cần có chính sách khuyến khích thỏa đáng.

Tóm lại, GCCN chỉ có thể vượt qua thách thức, chớp lấy thời cơ, chủ

động hội nhập và chỉ thực sự là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và phát triển nền kinh tế hiện đại gắn với phát triển kinh tế tri thức khi được chuẩn bị đầy đủ về trình độ học vấn, tay nghề, trình độ nắm bắt và sáng tạo cơng nghệ mới… Vì thế, vấn đề nâng cao trình độ mọi mặt cho GCCN, từng bước trí thức hóa GCCN là yêu cầu đặt ra cấp thiết để giai cấp này thực hiện thành cơng sứ mệnh lịch sử của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu giai cấp công nhân việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)