Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương giải pháp đầu tư, phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, số lao động có việc làm ổn định ngày càng tăng. Năm 2005, cả nước có 112.950 doanh nghiệp với trên 6,2 triệu công nhân, đến năm 2009 số lượng các doanh
nghiệp tăng lên thành 248.842 và số công nhân là trên 8,9 triệu người [50, tr.181,190]. Như vậy, năm 2009 so với 2005 số lượng doanh nghiệp đã tăng 120%, số công nhân tăng 43,5%.
Song, mặc dù số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh hàng năm nhưng, cùng với đó lực lượng dân số bước vào tuổi lao động cũng ngày càng cao nên vấn đề giải quyết việc làm thường xuyên cho người lao động vẫn cịn nhiều áp lực. Hơn thế, trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta còn thấp, số doanh nghiệp có cơng nghệ lạc hậu chiếm tỷ lệ lớn, sức cạnh tranh còn hạn chế, dẫn đến tình trạng làm ăn kém hiệu quả, phải xắp xếp lại, giải thể hoặc phá sản nên việc làm của công nhân rất bấp bênh. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu làm hàng gia cơng cho nước ngồi, lợi nhuận thấp, phụ thuộc vào nước ngồi, số cơng nhân thiếu việc làm, thất nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao. Một số doanh nghiệp thuộc ngành dệt may, giày da, chế biến thủy, hải sản… do tác động của việc kiện bán phá giá của các đối tác nước ngồi nên việc làm của cơng nhân ở các ngành này cũng ln ở trong tình trạng thiếu và thường xuyên không ổn định. Theo điều tra của Viện Cơng nhân và Cơng đồn năm 2007, cả nước chỉ có 83% cơng nhân được hỏi trả lời có việc làm thường xuyên ổn định, 12% công nhân trả lời việc làm thường xuyên không ổn định và 2,7% công nhân được hỏi trả lời thường xuyên thiếu việc làm (số cịn lại khơng trả lời) [57, tr.66].
Mặc dù doanh nghiệp đang thiếu lao động, kể cả lao động phổ thơng và có nhu cầu tuyển thêm lao động, nhưng sự biến động lao động lại diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt là ở một số cơ sở gia cơng hàng hóa cho nước ngồi, biên độ biến động lao động (vào - ra) tăng cao. Theo số liệu điều tra của Viện Cơng nhân - Cơng đồn năm 2009 số lao động tuyển vào hàng năm là 30 - 35%, ra khỏi doanh nghiệp là 20 - 25%, trong đó70% tự bỏ việc [57, tr.111]. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thiếu lao động, khơng có lao
động để đảm bảo sản xuất ổn định, nhất là trong và sau dịp nghỉ lễ, tết. Mặt khác, tình trạng cơng nhân ln thay đổi chỗ làm việc, dẫn đến có nguy cơ rơi vào thất nghiệp khá nhiều.
Tuy thiếu việc làm, nhưng cường độ, thời gian và thời gian lao động của công nhân nước ta hiện nay vẫn rất cao. Tình trạng này, một mặt do nhiều doanh nghiệp làm hàng gia cơng cho nước ngồi, mang nặng tính chất thời vụ, cơng nhân phải làm tăng ca, tăng giờ rất nhiều để hoàn thành đúng tiến độ. Mặt khác, do các doanh nghiệp áp dụng cơ chế trả lương theo sản phẩm, với định mức lao động quá cao, công nhân phải tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian làm việc từ 1 đến trên 2 giờ mỗi ngày mới hoàn thành được định mức lao động. Theo số liệu điều tra của Viện Cơng nhân, Cơng đồn năm 2007, có 24,7% công nhân được hỏi phải làm thường xuyên 7 ngày/tuần, 62,4% công nhân trả lời làm việc thường xuyên 6 ngày/tuần, thời gian phải làm việc thường xuyên của công nhân trên 8 giờ/ngày chiếm tỷ lệ rất cao. Nếu tính cả năm, nhiều công nhân phải làm thêm tới 500 - 600 giờ/năm [57, tr.66-67], trong khi đó Bộ luật Lao động của nước ta quy định không được làm thêm quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ. Tình trạng cường độ và thời gian làm việc rất cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cơng việc gia đình và vấn đề tham gia các hoạt động xã hội của công nhân.