cấp cơng nhân
Đối với GCCN, Nhà nước có vai trị hết sức quan trọng, sự lớn mạnh của Nhà nước là một đảm bảo để xây dựng GCCN lớn mạnh. Ngược lại, khi GCCN lớn mạnh sẽ là cơ sở xã hội vững chắc để Nhà nước thực thi có hiệu quả quyền lực của dân, do dân và vì dân. Do vậy, trước yêu cầu xây dựng GCCN trong giai đoạn mới, địi hỏi Nhà nước phải tích cực chủ động đổi mới, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, quan tâm hơn nữa đến cải cách hành chính, phịng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực… Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ, hướng hoạt động của Nhà nước vào phục vụ lợi ích của GCCN và nhân dân lao động.
Trước mắt, Nhà nước phải đẩy mạnh hơn nữa thể chế hóa chính sách, pháp luật, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức quản lý, chống tùy tiện, phân tán, chống tập trung quan liêu, cục bộ… Cần sớm xây dựng và hồn thiện một số chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của cơng nhân lao động,
như sửa đổi, bổ sung Luật Cơng đồn, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các chính sách pháp luật khác.
Cần nghiên cứu điều chỉnh chiến lược tăng trưởng kinh tế, cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa.
CNH, HĐH và đơ thị hóa ở nước ta trong thời gian tới sẽ diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh, đồng thời đi vào chiều sâu và nâng cao chất lượng, cùng với q trình đó là sự phát triển nhanh đội ngũ công nhân, nhất là cơng nhân có nguồn gốc từ nơng nghiệp và nơng thơn, hình thành dịng di chuyển lao động lớn, với cường độ mạnh từ nông thôn ra thành thị, đến các khu công nghiệp tập trung, nhất là theo hướng Bắc Nam. Sự phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất quá tập trung và nóng ở một số địa bàn (Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An…) sẽ làm cho tỷ lệ công nhân nhập cư khá cao, và những vấn đề xã hội của công nhân nhập cư cũng rất bức xúc. Vì vậy, để hạn chế dòng dịch chuyển lao động này và giảm tải về mặt xã hội đối với các vùng, khu công nghiệp tập trung, cần thiết phải điều chỉnh chất lượng tăng trưởng, cơng nghiệp hóa và hướng đơ thị hóa như sau:
Thực hiện chiến lược tăng trưởng trên diện rộng như tập trung khắc phục tăng trưởng quá nóng như hiện nay, nhất là ở một số địa bàn trọng điểm, ở thành phố lớn; tăng trưởng dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của cả nước, từng nghành, từng vùng và địa phương, sử dụng và phát huy lao động tại chỗ cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Trong dài hạn và trên tổng thể nền kinh tế phải có sự gắn kết giữa chiến lược phát triển các ngành kinh tế, kỹ thuật, các vùng kinh tế trọng điểm với chiến lược phát triển, phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực tại chỗ, từ nông thôn, nông nghiệp chuyển sang để chuẩn bị trước đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Trước mắt, cần điều chỉnh lại
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước, các vùng và địa phương; quy hoạch phát triển các vùng kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, quy hoạch sử dụng đất đai, nhất là sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch đào tạo, dạy nghề đáp ứng yêu cầu của xã hội, của thị trường lao động.
Điều chỉnh chiến lược phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chuyển dần cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện đại, sử dụng nhiều lao động nông thôn (dệt may, giầy da, lắp ráp điện tử, chế biến nông sản…) để thu hút lao động nông thôn tại chỗ vào làm việc. Từ đó sẽ làm gia tăng số lượng cơng nhân.
Điều chỉnh chiến lược đơ thị hóa, phát triển các khu đơ thị mới phi tập trung và chuyển mạnh vào khu vực nơng thơn để đơ thị hóa phân bố tương đối đồng đều và rộng khắp trong cả nước, tạo sự phân bố đồng đều của GCCN giữa các vùng, miền.
Hỗ trợ phát triển thị trường lao động nông thôn, trên cơ sở hỗ trợ đào tạo, dạy nghề, nâng cao chất lượng cung lao động nông thôn, cung cấp cho công nghiệp và dịch vụ tại chỗ, cũng như cho các ngành kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, các khu cơng nghiệp; khuyến khích các nhà đầu tư cơng nghiệp và dịch vụ về nông thôn, nhất là những ngành sử dụng nhiều lao động để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn theo hướng hiện đại. Phát triển hệ thống giao dịch chính thức của thị trường lao động, phân bố rộng khắp khu vực nông thôn, làm cầu nối cung - cầu lao động, khắc phục tình trạng tự phát, tiêu cực, lừa đảo người lao động như hiện nay.
Nhà nước cũng cần chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, xử lý nghiêm những vi phạm chính sách, pháp luật để giữ vững kỷ cương, phép nước, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của công nhân ngày càng được cải thiện và nâng cao.