Xây dựng, hoàn thiện chính sách tiền lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu giai cấp công nhân việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 95)

Tiền lương là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp tới tái sản xuất sức lao động của người lao động, yếu tố quyết định tới khuyến khích nâng cao chất lượng lao động và đó cũng chính là góp phần nâng cao cơ cấu chất lượng GCCN. Do đó, cần phải xác định rõ quan điểm phân phối tiền lương và thu nhập cho cơng nhân ở các loại hình doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là:

Tiền lương và thu nhập trả cho công nhân phải đảm bảo đủ sống. Tức

là đảm bảo tái sản xuất sức lao động của bản thân người cơng nhân và gia đình họ.

Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân phối tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp. Coi lao động là yếu tố quyết định của sản xuất kinh

doanh, và do đó tiền lương và thu nhập của người công nhân phải tương xứng với sự đóng góp của họ, tức là trả đúng giá trị của lao động.

Để tiếp tục cải cách chính sách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh cần tập trung vào các vấn đề sau:

Điều chỉnh mức lương tối thiểu chung tiếp cận nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, khắc phục chính sách tiền lương tối thiểu cịn thấp hiện nay để bảo đảm tiến trình hội nhập. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung phải trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp, biến động của chỉ số giá sinh hoạt (CPI), tương quan mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị, các tầng lớp dân cư…

Thực hiện lộ trình thống nhất mức lương tối thiểu và cơ chế tiền lương cụ thể cho các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, cần nghiên cứu làm rõ luận cứ về tiền lương tối thiểu vùng và tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc xếp lương, trả lương cho người lao động phụ thuộc vào năng suất lao động cá nhân và hiệu quả sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song, doanh nghiệp phải xây dựng chính sách tiền lương phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp; xây dựng định mức và đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, quy chế trả lương… theo sự hướng dẫn của Nhà nước và thực hiện công khai dân chủ, minh bạch trong doanh nghiệp.

Áp dụng cơ chế thỏa thuận thực sự, định kỳ hàng năm giữa các bên về tiền lương trong doanh nghiệp, bao gồm thỏa thuận về tiền lương tối thiểu, định mức lao động, đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, tiền ăn… được ghi vào trong hợp đồng lao động cá nhân, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương của doanh nghiệp. Trong trường hợp bất thường, nhất là do biến động giá cả tiêu dùng hoặc tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn… cần vai trò và năng lực đối thoại, đàm phán, thỏa thuận, kiểm tra, giám sát, thương lượng của tổ chức cơng đồn cơ sở trong doanh nghiệp.

Cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng lao động, cải thiện quan hệ cung - cầu lao động, từng bước thực hiện chính sách tiền lương cao đối với cơng nhân để đảm bảo có tích lũy từ tiền lương và mở rộng cơ hội cho công nhân mua cổ phần trong doanh nghiệp. Hữu sản hóa đối với cơng nhân để họ vừa là người lao động, vừa là người đầu tư, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh khơng chỉ với vai trị là người lao động, mà còn là người chủ doanh nghiệp. Đặc biệt tiếp tục thực hiện chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện để công nhân mua và giữ cổ phần lâu dài ở doanh nghiệp. Phát triển loại hình doanh nghiệp cổ phần trở thành loại hình doanh nghiệp phổ biến ở nước ta nhằm tăng cơ hội cho công nhân mua cổ phần để gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, có điều kiện và cơ hội phát huy quyền làm chủ thực sự ở doanh nghiệp.

luật tiền lương tối tiểu, luật việc làm, xác định mức tiền lương tối thiểu đủ sống cho khu vực sản xuất kinh doanh và công bố định kỳ để các doanh nghiệp làm căn cứ thỏa thuận về tiền lương; hướng dẫn doanh nghiệp về xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, định mức lao động và đơn giá tiền lương, xây dựng thang, bảng lương, quy chế trả lương, cơ chế đối thoại, thương lượng và thỏa thuận về tiền lương trong doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động cá nhân và thỏa ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp, cấp ngành theo nguyên tắc bắt buộc; thực hiện chương trình quốc gia định kỳ giám sát, đánh giá và điều chỉnh mức lương tối thiểu; tăng cường thanh tra Nhà nước về tiền lương trong các doanh nghiệp.

Tóm lại, hệ thống giải pháp trên sẽ tác động tích cực vào việc hồn

thiện cơ cấu việc làm và thu nhập của GCCN. Tỷ lệ thất nghiệp thường xuyên và bán thất nghiệp sẽ giảm đi, thu nhập và đời sống của GCCN sẽ được cải thiện. Từ đó sẽ tăng cường được sức mạnh và sự đoàn kết thống nhất trong GCCN, tạo động lực quan trọng cho giai cấp này hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu giai cấp công nhân việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)