Phát triển hài hòa các thành phần kinh tế trên cơ sở đảm bảo kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu giai cấp công nhân việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 82)

kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân

Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước để giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự lớn mạnh của các doanh

nghiệp nhà nước chính là cơ sở để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào làm việc, là cơ sở để tăng số lượng cơng nhân trong khu vực này, giúp nó đảm đương được vai trị là thành phần kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, và cũng là để GCCN đảm bảo được vai trò lãnh đạo đối với xã hội.

Bên cạnh đó, cần phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp ngồi nhà nước ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch của Nhà nước và quy định của pháp luật. Cụ thể:

Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, mà nịng cốt là hợp tác xã. Khẩn trương hồn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc ra đời, phát triển các hợp tác xã, các tổ hợp tác kiểu mới và các mơ hình kinh tế tập thể khác theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Đổi mới các hợp tác xã theo hướng thực sự là các đơn vị kinh doanh, có chức năng kinh tế và xã hội. Tạo điều kiện phát triển các trang trại ở nơng thơn và hình thành hợp tác xã của các chủ trang trại. Hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đồn kinh tế nhà nước. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp và khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.

Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp với hình thức sở hữu hỗn hợp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty hợp danh, hợp tác xã cổ phần. Rà sốt, bổ sung, hồn thiện các quy định luật pháp về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của người sở hữu (hội đồng quản trị), quyền và trách nhiệm của người được chủ sở hữu giao quản lý sử dụng các tài sản để kinh doanh (ban giám đốc); phân phối lợi nhuận tạo ra cho người chủ sở hữu, người được giao quản lý sử dụng và người lao động.

nhà nước là làm sao giữ được tính ổn định và hiệu quả kinh doanh, từ đó đảm bảo được việc làm thường xuyên và thu nhập thỏa đáng cho người công nhân. Đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, cần xác định đây là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Chủ trương đối với khu vực kinh tế này là: “Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài” [22, tr.99]. Trong những năm qua, khu vực kinh tế này đã có đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, song tính ổn định của nó cịn chưa cao. Cịn chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp bởi biến động của nền kinh tế thế giới. Do đó, việc làm và thu nhập của công nhân trong khu vực kinh tế này chưa thực sự ổn định. Ngồi ra, tình trạng đình cơng trong khu vực kinh tế này diễn ra khá nhiều (năm 2007, số vụ định công ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 75% tổng số vụ đình cơng trong các loại hình doanh nghiệp). Vì thế, vấn đề đặt ra đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay là cần có những chính sách hỗ trợ tích cực để các doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh ổn định, có hiệu quả; tăng cường sự quản lý của nhà nước và hoạt động của các tổ chức đoàn thể để đảm bảo quyền lợi cho người lao động; tuyên truyền, giác ngộ ý thức giai cấp và bản lĩnh chính trị cho cơng nhân.

Tóm lại, cơ chế kinh tế nhiều thành phần là cần thiết và hồn tồn phù

hợp với thực trạng cịn thấp kém và chưa đồng đều của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, rất cần đến sự phát triển hài hòa và hợp lý giữa các thành phần kinh tế. Mà cụ thể ở đây là cần xây dựng chính sách và chiến lược phát triển phù hợp

đối với mỗi thành phần kinh tế từ đó làm gia tăng số lượng và chất lượng GCCN trong các thành phần kinh tế này.

Hệ thống giải pháp trên sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong cơ cấu kinh tế quốc dân, kéo theo đó là những chuyển biến trong cơ cấu GCCN Việt Nam. Đây là điều kiện thiết để chúng ta xây dựng được một cơ cấu GCCN hài hòa, tăng nhanh về số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu mới của công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu giai cấp công nhân việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)